Đẩy mạnh sản xuất và phát triển các ngành, nghề tại địa phương.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Chợ Mới Tỉnh Bắc Kạn (Trang 38)

Đảng bộ huyện Chợ Mới, xác định lĩnh vực nông nghiệp huyện, có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Từ khi thành lập tới nay, huyện đã chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trượng, các giải pháp phát triển nông lâm nghiệp như: Tập trung đầu tư vàocác công trình thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng- vật nuôi, chuyển đổi đát một vụ năng suất thấp sang trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế ca0, hỗ trợ lãi suất ch0 các hộ chăn nuôi trâu bò, xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi,…

Sau 15 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa như: Vùng chuyên canh cây chè tại xã Quảng Chu, vùng chuyên canh cây mía tại xã Cao Kỳ,vùng chuyên canh cây gừng tại Tân Sơn,…vì vậy, thu nhập của người dân tăng, số hộ nghèo giảm. chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, làm phong phú sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Những năm gần đây, một số địa phương ở huyện Chợ Mới đã mạnh dạn đưa cây chuối tây vào trồng, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong vùng. Xã Thanh Vận huyện Chợ Mới là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển loại cây trồng này. Cây chuối tây đã được trồng ở xã Thanh Vận từ năm 2007, nhưng bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2010 do được hỗ trợ về giống, kỹ thuật từ chương trình 135 giai đoạn 2. Từ đó đến nay diện tích trồng ngày một tăng lên khoảng 150 ha, các thôn trồng nhiều tập trung ở: Pá Lải, Nà Chúa, Nà Đon và Nà Rây. Một số hộ gia đình do nắm bắt được lợi thế nên đã mạnh dạn trồng với số lượng lớn (trên 2 ha). Cũng nhờ vào trồng loại cây này mà người dân có việc làm, có thu nhập và nhiều gia đình đã thoát nghèo.

Không chỉ hình thành vùng chuyên canh cây trồng tại một số địa phương, tại huyện Chợ Mới còn mở rộng mô hình kinh tế trang trại của các hộ gia đình ở một

số địa phương như: Mô hình kinh tế trang trại của ông Nguyễn Văn Yên ở Thôn Khuổi Rẹt Xã Thanh Mai Huyện Chợ Mới. Gia đình ông mạnh dạn nhận khoanh nuôi và trồng rừng, sau đó ông khai phá thêm diện tích ở những chân đồi thấp để trồng cây ăn quả như: cây mơ, cây quýt,…Cho đến nay, thành công từ mô hình kinh tế đồi rừng của ông Yên không chỉ góp phần làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho lao động địa phương. Hay như trang trại gà của anh Lưu Văn Linh tại Thôn Nà Mố Xã Yên Đĩnh Huyện Chợ Mới, trang trại của anh được xem là có quy mô lớn trên địa bàn huyện, với số lượng đàn gà lên đến 1000 con, từ trang trại này đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình anh và giải quyết được một số việc làm cho lao động địa phương,…

Ngoài ra, huyện cũng thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng được khuyến khích phát triển. Hiện nay, tại huyện Chợ Mới có 41 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ, với tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp là khoảng trên 2.200 người, thu nhập bình quân 1.350.000 đồng/người/tháng.

Sau hơn 15 năm thành lập huyện, Chợ Mới là địa phương đầu tiên của tỉnh được đầu tư xây dựng Khu Công nghiệp quy mô cấp tỉnh tại xã Thanh Bình. Có 4 nhà đầu tư triển khai dự án tại Khu công nghiệp Thanh Bình với tổng diện tích đất được giao là 41,3ha, bằng 100% diện tích đất quy hoạch để xây dựng nhà máy. Ngày 09/09/2009 công ty Cổ phần SAHABAK được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương tại Nhà máy và hàng ngàn lao động trong ngành lâm nghiệp và dịch vụ. Không chỉ vậy, nhà máy còn là nơi tiêu thụ gỗ cho người dân trồng rừng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân, tạo động lực, môi trường thu hút các dự án đầu tư, phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện trong những năm tới.

Có thể thấy, sau ba năm kinh tế tại huyện có nhiều thay đỏi, nhiều vùng chuyên canh cây trồng tại một số địa phươg được hình thành như: Xã Yên Đĩnh, Xã Thanh Mai,…và nhiều mô hình trang trại của các hộ gia đình được mở rộng góp phần và0 giải quyết được việc làm ch0 người lao động địa phương. Sự hình thành

và đi và0 hoạt động của Khu công nghiệp chế biến gỗ tại xã Thanh Bình và các doanh nghiệp chế biến lâm sản, khai thác khoáng sản,…đóng trên địa bàn huyện đã thu hút và giải quyết được việc làm cho một lượng lao động tại huyện.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên về khoáng sản tại huyện ngày càng cạn kiệt do sự khai thác trái phép của người dân làm cho một số doanh nghiệp đầu tư khai thác sang nơi khác. Các thủ tục hành chíh còn khá rườm rà, hành lang pháp lý chưa thông thoáng làm cho các nhà đầu tư trong, và ngoài nước khá e dè khi quyết định đầu tư. Hiện nay, hầu hết mạng lưới gia0 thông về các xã được cải thiện, nhưng có một số địa phương khó khăn, xa thị trấn, còn gặp nhiều khó khăn về giao thông và thông tin liên lạc. Diều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế các ngành và nhất là tạo việc làm cho người dân lao động tại đây.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Chợ Mới Tỉnh Bắc Kạn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w