2.1.2.1. Cơ cấu việc làm theo ngành nghề
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng huyện Chợ Mới vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế khá ca0 tương đương với mức bình quân chung của cả tỉnh. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là: nông, lâm nghiệp; thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản. Trong đó tỷ trọng cơ cấu các ngành đóng góp vào kinh tế của huyện là: Nông - lâm nghiệp chiếm 42%; Thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 27%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 31%. Ngành nông, lâm nghiệp ở nhiều địa phương trong huyện đã bắt đầu chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại, trồng rừng với quy mô rộng,…Ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng: doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, ngành công nghiệp và xây dựng sử dụng một lượng lớn lao động trong huyện. Không chỉ vậy, hoạt động dịch vụ ở nông thôn trong những năm gần đây có thêm nhiều loại hình kinh doanh như: cung ứng hàng tiêu dùng, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ,…Như vậy, cơ cấu kinh tế huyện Chợ Mới đang từng bước thay đổi, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triền hơn, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, thì giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn thông qua cơ cấu việc làm thường xuyên cũng có sự chuyển dịch nhanh hơn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên của cả huyện đã tăng từ 21.641 người (năm 2007) lên 26.535 người (năm 2012). Năm 2012, huyện Chợ Mới có 20.060 người làm việc trong nhóm ngành nông và lâm nghiệp chiếm 75,6% so với tổng số lao động; số người làm việc trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng là 2.995 người chiếm 11,29% và số người làm việc trong nhóm ngành dịch vụ là 3.480 người chiếm 12,91%.
(ĐVT:%)
Năm
Nhóm ngành 2010 2011 2012
Nông, lâm, ngư nghiệp 77,9 76,5 75,6
Công nghiệp và xây dựng
10,7 11 11,29
Dịch vụ
11,4 12,5 12,91
Tổng
100 100 100
Báo cáo tình hình lao động huyện Chợ Mới giai đoạn 2008-2012
Từ bảng số liệu 1.6 ta thấy, tỷ lệ lao động trong hai nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng, năm 2010 là 10,7% đến năm 2012 là 11,29%, do trong những năm gần đây thì một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đi vào hoạt động và thu hút được nhiều lao động, trong đó có lao động ở nông thôn. Với sự phát triển của ngành công nghiệp thì kéo theo xây dựng cũng phát triển và thu hút được nhiều lao động hơn trước kia năm 2010 thu hút 530 lao động và năm 2012 tăng lên là 780 người. Cùng với tiến trình công nghiệp hóa thì ngành dịch vụ của huyện cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và thu hút được một lượng lớn lao động, năm 2010 thu hút 2.800 người đến năm 2012 tăng lên là 3.480 lao động. Trong khi đó, tỷ lệ lao động hoạt động trong ngành nông, lâm ,ngư nghiệp ngày càng giảm năm 2010 là 22.576 lao động đến năm 2012 là 20.060 người, do trong ngành này diện tích gieo trồng bị giảm để nhường chỗ cho ngành công nghiệp, các mô hình trang trại về trồng trọt và chăn nuôi được ưu tiên phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, công việc nặng nhọc và mang lại nguồn thu nhập không cao nên người lao động có xu hướng tìm việc làm ở các ngành kinh tế khác nên có sự di chuyển lao động từ ngành nghề này sang ngành nghề khác.
Thực tế cho thấy, cơ cấu lao ở động nông thôn phân bố không đồng đều và chưa hợp lý, năm 2012 có 75,6% lao động làm nông, lâm, ngư nghiệp, 11,29% lao động tham gia vào nhóm ngành công nghiệp và xây dựng và 12,91% lao động hoạt động trong ngành dịch vụ. Ba năm gần đây mức tăng của tỷ lệ lao động của huyện trong hai nhóm ngành: công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có dấu hiệu tích cực hơn.
Tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh song vẫn còn cao so với mức bình quân chung của cả huyện. Vì chất lượng lao động ở khu vực nông thôn còn thấp, sự chuyển dịch chậm, nhận thức về lao động, việc làm chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương nhất là trong bố trí chiến lược, kế hoạch và đầu tư. Đây là một trong những bất cập về việc làm cần được Tỉnh và huyện quan tâm và có những giải pháp tạo việc làm để tăng việc làm thường xuyên cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn nói riêng.
2.1.2.2. Cơ cấu việc làm theo thời gian.
Ở Việt Nam, người lao động nông thôn có khoảng 30-40% thời gian nhàn rỗi chưa được sử dụng vào sản xuất tương đương với 1,2 tỷ ngày công hay tương đương với khoảng 5 triệu người chưa có việc làm.
Huyện Chợ Mới, tỷ lệ lao động làm việc dưới 35h/1 tuần của năm 2012 là 10,7%. Tỷ trọng này chênh lệch khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, tỷ trọng tương ứng của khu vực thành thị là 3,5% và khu vực nông thôn là 7,2%.
Bảng 1.7.Tỷ trọng lao động làm việc theo nhóm giờ trong tuần, năm 2012
(ĐVT: %) Số giờ Nơi cư trú 30-34h 35-39h 40-48h 49-59h 60h + Cả huyện 10,7 9,5 36,3 32,3 11,2 Thành thị 3,5 4,1 23,3 25,0 9,1 Nông thôn 7,2 5,4 13,0 7,3 2,1
Nguồn: Phòng thống kê huyện Chợ Mới
Số liệu bảng trên cho thấy, hơn 1/3 lao động làm từ 40-48h/tuần của số người tham gia lao động của cả huyện là (36,3%). Số lao động làm từ 30-34h/tuần chiếm tỷ trọng thấp (10,7%) và số lao động làm việc từ 60h/tuần trở lên chiếm 11,2%. Tỷ trọng giờ làm chênh lệch khá lớn giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, có thể nói số việc làm ở KV nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của họ.
Thời gian chưa sử dụng lao động ở nông thôn chiếm hơn 5% nên có thể thấy sự hạn chế lớn đến khả năng tận dụng và khai thác nguồn nhân lực dồi dào ở nông thôn gây nên sự lãng phí lao động rất lớn. Năm 2010 trong số 20.571( nghìn người)
lao động nông thôn, có tới 30% thiếu việc làm, thời gian sử dụng của lao động của khu vực này đạt 55%. Số lao động thất nghiệp hoàn toàn đang tăng nhanh, năm 2010 mới có 1,2% sang đến năm 2012 tỷ lệ lao động thất nghiệp đã lên tới 1,28%.
Kinh tế trong huyện đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành nghề theo hướng tích cực, song phần lớn lao động ở KV nông thôn chủ yếu tham gia sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động mang tính thời vụ, có thời gian "nông nhàn" nên tỉ lệ thất nghiệp ở KV nông thôn của huyện cao hơn KV thành thị.
Mặc dù kinh tế tại huyện có sự dịch chuyển cơ cấu để thực hiện mục tiêu đề ra đến năm 2020 trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội khu vực phía nam và là 1 trong 3 thị xã của tỉnh Bắc Kạn. Nhưng sự chuyển đổi còn chậm, cùng với sự cố gắng của Đảng bộ, HĐND huyện trong việc hỗ trợ và tạo việc làm thì bản thân người lao động cũng phải tự tạo việc làm cho mình.
2.1.2.3. Cơ cấu việc làm theo trình độ.
Theo báo cáo về xu hướng việc làm của huyện năm 2012 cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 600 người, số lao động nong thôn không có việc làm đã giảm, tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm trong huyện vẫn còn phổ biến. Nguyên nhân, vì chất lượng lao động nong thôn còn thấp, lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề còn ít, ý thức kỷ luật lao động chưa cao, trong khi cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chuyển dịch rất chậm.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, huyện Chợ Mới không có lao động chưa biết chữ. Số lượng lao động có trình độ tiểu học có xu hướng giảm. Các đối tượng lao động có trình độ tiểu học chủ yếu là những lao động trên độ tuổi lao động, do điều kiện kinh tế trước đây còn nhiều khó khăn, nên học tập không được chú trọng. Số lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số lao động trong tuổi lao động trên 50% và tăng đều theo các năm. Lao động tốt nghiệp trung học phổ thông tăng khá nhanh, năm 2010 là 394 người và đến năm 2012 là 500 người. Điều này chứng tỏ trình độ văn hóa của người lao động ở huyện Chợ
Mới ngày càng được nâng cao, nhưng số lao động này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay một số công việc giản đơn.
Tổng số lao động có trình độ chuyên môn của huyện không ngừng tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật của huyện còn nhiều bất cập, lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc, cũng như yêu cầu tuyển dụng của các doang nghiệp, công ty đóng trên địa bàn huyện. Họ chưa được đào tạo đủ trình độ quy đinh, năng lực thích ứng với công việc. Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao ít, cơ cấu bậc đào tạo mất cân đối với nhu cầu sử dụng.
Dù số lượng việc làm được tạo hàng năm tại huyện khá lớn song chủ yếu ở khu vực công việc đơn giản, phổ thông, khu vực thu nhập thấp và khu vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chậm, chưa được cải thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Theo số liệu điều tra dân số năm 2012 là 37.668 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 24.237 người chiếm 64,34%, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông ở nông thôn chưa được đào tạo nghề.
Bảng 1.8.Hiện trạng tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2012
( ĐVT: %)
Trình độ
Nơi cư trú Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên
Cả huyện 15,5 4,0 3,7 1,7 6,1
Nam 12,2 4,2 1,6 1,2 5,2
Nữ 9,5 1,3 2,0 2,1 4,1
Thành thị 20,9 5,7 4,8 2,8 7,6
Nông thôn 8,0 2,1 2,5 1,2 2,2
Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Chợ Mới
Có thể thấy, chất lượng việc làm của huyện Chợ Mới còn thấp, do tỷ lệ lao động qua đào tạo tham gia vào quá trình sản xuất chưa cao, nhất là KV nông thôn. Hiện nay, theo xu hướng phát triển kinh tế chung của cả nước, huyện Chợ Mới đang tích cực chuyển dần nên kinh tế the0 hướng công nghiệp hóa, vàhiện đại hóa. Các ngành công nghiệp và dịch vụ được đầu tư và ưu tiên phát triển nhiều hơn. Với thực trạg trên, nếu không có những giải pháp tich cực và có hiệu quả để tăng nhanh số
lượng và tỷ lệ la0 động có trinh độ thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn la0 động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của huyện cũng như giải quyết việc làm ch0 người la0 động nhất là la0 động ở các vùng nông thôn trong những năm tới.
Ngoài ra, phần lớn dân cư tập trung sinh sống và làm việc trên địa bàn nông thôn, nơi mà công việc la0 động sản xuất chưa đặt ra yêu cầu về đào tạ0 nghề, chỉ có một phần nhỏ la0 động nôg thôn (khoảng 8%) đã trải qua đào tạo nghề, trong khi đó tỷ lẹ này ở thành thị là 20,9%. Cùng với việc phát triển việc làm, mới phi nông nghiệp, tại các vùng nông thôn ở các địa phương thì việc đà0 tạo nghề ch0 người lao động trên địa bàn nông thôn là, rất cần thiết, khi la0 động n0ng thôn được học nghề có thể tụ tạo việc làm, tìm thêm việc lèm tại nhà để có thêm thu nhập, và nếu biết áp dụng các kỹ thuật sản xuất cah tác mới, tiên tiến và0 trồng trọt hoặc, chăn nuôi thì càng nâng ca0 hiệu quả sản xuât. Không chỉ vậy, đà0 tạo nghề cho người la0 động nông thôn, là rất cần thiết cho sự phát triển của khu vực rộng lớn này ở huyện Chợ Mới.
Như vậy, đà0 tạ0 lao động có trình độ chuyên môn, và tay nghề, đang là, vấn đề bức xúc không chỉ đối với lực lượng lao động ở nông thôn mà cả la0 động khu vực thanh thị.
2.2.2.4. Cơ cấu việc làm theo giới.
Cơ cấu dân số năm 2010 của huyện cho thấy tỷ trọng của nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-59) lớn hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác như trẻ em, người cao tuổi và phụ thuộc, và có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm trở lại đây. Như vậy, tỷ lệ người trong tuổi lao động tham gia vào lao động rất cao, nhất khu vực nông thôn.
Theo số liệu năm 2010, tỷ lệ nữ tham gia lao động 48%, và nam giới 52%. Năm 2007, nhóm lao động giản đơn là 17.071 người, chiếm 78,7% tổng số người có việc làm. Trong đó, nam giới chiếm 75,8% tổng số nam giới có việc làm, và nữ giới lao động giản đơn chiếm tới 82% tổng số nữ giới có việc làm. Có thể thấy, với dân số ngày càng tăng chủ yếu ở nông thôn, tỷ lệ nam tăng nhanh hơn nữ nên số lao động nam tham gia lao động nhiều hơn nữ.
(ĐVT: %)
Nhóm ngành Tổng Nam Nữ
Nông, Lâm, Ngư nghiệp 100 57,7 42,5
Công nghiệp và xây dựng 100 70,1 29,9
Dịch vụ 100 46,7 53,3
Nguồn: Phòng LĐTB và XH huyện Chợ Mới
Qua bảng số liệu 1.9 ta thấy, tình hình lao động phân theo giới tính hay số lao động làm việc trong các nhóm ngành của nam và nữ là khác nhau trên địa bàn huyện, cụ thể: số lao động nam làm việc nhiều hơn lao động nữ ở các nhóm ngành nông, lâm ngư nghiệp và công nghiệp, xây dựng. Năm 2012, tổng số lao động nam làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 57,7%, trong ngành công nghiệp và xây dựng là 70,1% và trong ngành dịch vụ là 47,5%. Trong khi đó, lao động nữ làm việc tại ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 42,5%, trong ngành công nghiệp và xây dựng là 29,9% và ngành dịch vụ là 52,5%. Sở dĩ số lao động nam làm việc và có việc làm nhiều hơn lao động nữ do một số lao động nữ làm công việc tại nhà và không đi tìm công việc, mặt khác lao động nữ có sức khỏe kém hơn so với lao động nam nên chỉ làm những công việc nhẹ và họ chủ yếu tham gia vào làm việc tại các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Có thể thấy, nam giới làm việc dải đều hơn ở các nhóm ngành, cơ cấu việc làm cho lao động nông thôn phân theo giới tính ở huyện Chợ Mới là không cân đối, lao động nam làm việc mang tính cơ động cao hơn nữ giới.
Vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn tại huyện Chợ Mới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi thực hiện chương trình tạ0 việc làm ch0 la0 động nông thôn, cấp ủy đảng,và chính quyền, cùng các tổ chức chính trị-xã hội huyện, và địa phươg cần phải chú trọng đến các yếu tố này để từ đó có hướg giải quyết tốt trong công tác tạ0 việc làm cho người la0 động nông thôn trên địa bàn huyện.
Có thể thấy, số người có nhu càu làm việc ngày càng tăng, trong đó lực lượng lao động thiếu việc làm, và đang không có việc làm chủ yếu ở nông thôn. Quy mô la0 động ngày càng tăng ca0, làm ch0 quy mô việc làm ngày càng phải