LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, ppt (Trang 26 - 30)

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Như đã trình bầy ở phần thực trạng đào tạo cán bộ chuyên môn, một bất cập rất đáng quan tâm hiện nay của đào tạo đại học là sự mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng đào tạo.

Để giải bài toán này, đã có nhiều mô hình đào tạo được đua ra, như

phải hạn chế đầu vào, tức quy mô, của các trường đại học truyền thống và đòi hỏi cao về chất lượng. Còn với các trường đại học mở thì không hạn chế đầu vào và không đòi hỏi cao về chất lượng. đồng thời phải đánh giá kiểm soát chắt chẽđầu ra để đảm bảo chất lượng.

Đây là một lời giải hay, có thể áp dụng ngay, nhưng theo em cách này sẽ tạo ra sự phân biệt lớn về bằng cấp giữa các trường đại học truyền thống và các trường đại học mở.

Để giải bài toán này, em xin đưa ra mô hình đào tạo như sau.

Chúng ta sẽ áp dụng hình thức đào tạo liên thông. Học sinh tốt nghiệp THPT sẽ dự tuyển các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Học sinh đỗ ở cấp nào sẽ học ở cấp đó. Điều khác biệt ở đây là phải xây dựng lại hệ thống chương trình đào tạo liên thông, để học viên học xong trung cấp chuyên nghiệp muốn học tiếp sẽ dự tuyển vào cao đẳng hoặc đại học, nếu

được học viên đó sẽ không phải học lại những chương trình đã học ở trung cấp chuyên nghiệp mà chỉ học tiếp các chương trình còn lại của hệ cao đẳng hay hệ đại học, tức là chỉ phải học thêm một năm cho hệ cao đẳng và học thêm hai năm với hệđại học (nếu đại học học 4 năm). Tương tự, nếu học viên từ hệ cao đẳng sẽ chỉ phải học thêm một năm cho hệđại học.

Như vậy sẽ có lời giải cho quy mô đào tạo, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cá nhân và cho cả xã hội. Vì học sinh trượt đại học sẽ

trung cấp chuyên nghiệp hay cao đẳng rồi tiếp tục học lên đại học mà không phải mất thời gian chờ đợt thi. Tất yếu số lượng cán bộ chuyên môn đào tạo sẽ tăng lên.

Mặt khác, để giải bài toán về mặt chất lượng, đầu tiên chúng ta phải xoá bỏ quan niệm coi trọng bằng cấp, phải thực sự chú trọng đến năng lực trình độ của người lao động. Như thế, học viên sẽ không còn tâm lý lơ là học tập vì chỉ cần có cái bằng là được.

Thứ hai, phải quản lý, đánh giá chắt chẽ chất lượng học tập và đầu ra của sinh viên trong các cấp học, đểđảm bảo chất lượng.

Tăng học phí để tạo nguồn chi phí cho đầu tư nâng cao chất lượng cơ

sở vật chất, trình độ giáo viên, chương trình giảng dậy…

Vắn đề tăng học phí tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả của mất công bằng

đào tạo là con em những gia đình khó khăn sẽ không có điều kiện tham gia học tập. Giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ tăng học bổng, sử dụng các hình thức trợ cấp, như giảm học phí theo khu vực và cho con em các gia đình có

điều kiện khó khăn, lập các quỹ hỗ trợ, cho vay…

Mô hình đào tạo mà em đưa ra trên đây, tuy khó có thể thực hiện được ngay, vì phải xây dựng lại cả một hệ thống chương trình đào tạo, nhưng tính trong dài hạn thì mô hình này có nhiều ưu điểm, có khả năng sẽ giải quyết

KT LUN

Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia.Với nước ta đảm bảo được một nguồn nhân lực là yếu tố rất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa nước ta trở

thành một nước công nghiệp khá phát triển vào năm 2020.

Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phải được quan tâm hàng đầu.

Đảng và nhà nước ta đã coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đó là trọng tố quyết định sự phát triển của đất nước, đầu tư cho giáo dục đào tạo là

đầu tư cho phát triển…

Từ sự quan tâm chú trọng đó, quy mô và chất lượng đào tạo nước ta đã không ngừng tăng lên, thể hiện rất rõ trong sự tăng lên về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp nên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của ta vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sự

mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng của đào tạo

Có rất nhiều nguyên nhân đã dẫn đến những hạn chế của đào tạo như

vấn đề về quản lý, tổ chức, vấn đề về trường lớp, giáo viên, cơ sở trang thiết bị…

Trong đề án này, em đã trình bầy nhưng nét chung về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nước ta trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã phân tích những mặt được và mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục cho hiện trạng đó.

Tuy nhiên, trong đề án này chỉ là những đánh giá rất chung và chủ quan của em, nên còn rất nhiều thiếu sót, xin thầy cho ý kiến để em có được những

TÀI LIU THAM KHO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIÁO TRÌNH KINH TẾ LAO ĐỘNG GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC VIỆT NAM 1945 – 2005 (NXB GIÁO DỤC)

NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC KINH TẾ 2001 – 2010 (NXB GIÁO DỤC)

TẠP CHÍ LAO ĐỘNG XÃ HỘI TẠP CHÍ KINH TẾĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, ppt (Trang 26 - 30)