(INFLAMTION OF BODY PARTS)

Một phần của tài liệu 72 Giờ Chia Tay Bệnh Tiểu Đường (Bệnh Tiểu Đường Và Những Bí Mật Ít Ai Biết) (Trang 56)

- phlebitis (veins in the legs)

(INFLAMTION OF BODY PARTS)

3.Nhiều loại bệnh lý hoóc môn:

Tăng hoặc giảm sản xuất hoóc môn insulin ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất các hoóc môn khác của cơ thể dẫn tới sản xuất thiếu hoặc quá mức các hoóc môn này. Ví dụ điển hình là suy tuyến giáp và cường tuyến giáp làm cho cơ thể rơi vào tình trạng hỗn loạn, không khỏe mạnh, làm mất khả năng hồi phục chuyển hóa bình thường của nó. Bạn có thể đơn giản tưởng tượng từ ví dụ cảng hàng không rằng nếu số lượng xe buýt insulin đi vào cảng hàng không quá nhiều, khi đó nó sẽ ảnh hưởng một cách tự động với việc thực hiện chức năng quan trọng khác như hạ cánh, cất cánh của máy

Hình dạng quả Táo Hình dạng quả Lê

bay và vận chuyển hàng hóa. Bạn cũng có thể theo dõi trực tiếp mối liên hệ giữa việc sản xuất insulin bất thường và sự thay đổi của hoóc môn như:

1. Hội chứng đa nang buồng trứng 2. Rối loạn cương cứng

3. Tăng cân 4. Tăng huyết áp 5. Mất ngủ

4.Insulin tuần hoàn cao dẫn tới béo phì và rối loạn tâm thần:

Quá nhiều insulin sẽ làm tăng cường dự trữ chất béo và ngăn cơ thể đốt cháy chất béo, do đó bạn sẽ ngày càng tăng cân. Bộ phận nào của cơ thể dễ bị tăng cân nhiều hơn sẽ một lần nữa ảnh hưởng đến yếu tố di truyền và đây là một tin xấu cho người Ấn Độ. Người Ấn Độ có khuynh hướng dễ tích lũy mỡ gần bụng, bộ phận trung tâm của cơ thể con người. Loại chất béo ở bụng này có hình dạng như hình quả táo, trong khi người châu Âu có khuynh hướng dễ tích lũy mỡ ở đùi và mông, giống như một quả lê được gọi là cơ thể hình trái lê.

Cơ thể hình trái táo như trong trường hợp người Ấn Độ thì dễ bị bệnh tim. Theo ngôn ngữ y khoa loại mỡ này gọi là “mỡ nội tạng hoặc mỡ dưới da” và là tác nhân tạo ra nhiều viêm nhiễm khác nhau. Đặc biệt mỡ dưới da xung quanh vùng bụng có khuynh hướng đóng cục lại ở thành động mạch dẫn tới bệnh tim và nhiều loại bệnh thần kinh khác nhau, bao gồm sa sút trí tuệ và Alzheimer(mất trí nhớ) theo báo cáo trong tạp chí Tạp chí Y khoa Anh quốc (2008) và Tạp chí Nghiên cứu tiểu đường (2013).

Bởi vì có một mối liên kết giữa não bị tổn thương khi ở trạng thái không sản xuất đủ insulin và các bệnh rối loạn thần kinh như sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, hiện tại các rối loạn não như thế được xem là tiểu đường đường tuýp III. Đó cũng là lý do tại sao một khi bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường thì tự động các triệu chứng của các rối loạn liên quan đến não như sa sút trí tuệ, Alzheimer, thậm chí Parkinson cũng được cải thiện (có rất nhiều bệnh nhân của chúng tôi cũng được chữa khỏi). Một trong những bệnh nhân của tôi ông Om Prakash Mittal là một nhân chứng sống cho điều này. Ông bị tiểu đường 20 năm hiện đang dùng Glizid (80mg), Nebistar (5mg) và Losar. Do biến chứng của tiểu đường và tác dụng phụ của thuốc ông bị bệnh Parkinson, phải dùng Pacetane trong 10 năm qua. Tình trạng bệnh tiểu đường và Parkison ngày càng nặng và các bệnh lý khác có liên quan như huyết áp, mỡ máu cao với số lượng thuốc uống và các lần khám bệnh ngày càng nhiều, chi phí y tế ngày càng lớn. Tháng 3-2014, ông theo chế độ ăn kiêng dành cho Tiểu đường (sẽ được đề cập trong Chương 8). Kết quả là ông không chỉ hồi phục hoàn toàn khỏi Tiểu đường trong vòng một tháng (chỉ theo 70% chế độ ăn), mà các triệu chứng Parkinson cũng

sớm biến mất. Một ngày nọ ngân hàng ICICI (Chi nhánh của NIT) từ chối chi phiếu của ông do chữ ký không khớp như trước. Trước đây do bệnh Parkinson, tay của ông bị run khi ký chi phiếu, do đó chữ ký hiện nay đòi hỏi giống với chữ ký mẫu đã ký trước đây (chữ ký giống thời điểm ông bị parkinson). Tuy nhiên do ông đã khỏi bệnh Parkinson, tay không còn run nên chữ ký hiện tại không giống với chữ ký như khi ông bị bệnh Parkinson.

Một phần của tài liệu 72 Giờ Chia Tay Bệnh Tiểu Đường (Bệnh Tiểu Đường Và Những Bí Mật Ít Ai Biết) (Trang 56)