Nâng cao hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 66)

Vấn đề bị giới hạn lại hạn mức tín dụng so với nhu cầu vốn thực tế của hộ sản xuất, kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng của sự quan tâm chưa đúng mực từ chính quyền, địa phương. Do đó, những hộ vay thuộc nhóm khách hàng này sẽ có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn so với nhóm hộ vay có điều kiện nhận được sự quan tâm của chính quyền, địa phương nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như giao thông chưa thật sự thuận tiện, địa bàn rộng lớn chưa thể quản lý tốt được,… Vì vậy, những hộ vay vốn này thiếu nguồn thông tin hơn, nắm bắt tin tức thị trường kém hơn, giá cả bán hàng cũng sẽ thấp hơn,… Từ đó mang lại rủi ro nhiều hơn cho Ngân hàng. Một khi rủi ro

56

tăng thì cơ hội nhóm hộ vay này bị giới hạn lại hạn mức cấp tín dụng cũng sẽ là cao hơn.

Nhằm cải thiện tình hình này, đòi hỏi chính quyền, địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa đến những hộ vay vốn thuộc diện trên. Cần có nhiều hơn nữa những lớp tập huấn, những hội thảo hướng dẫn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, những hội thảo trao đổi kinh nghiệm cũng như cung cấp thông tin thị trường một cách thường xuyên hơn nữa. Nhưng để thực hiện được những điều đó trước hết chính quyền cần phải quan tâm hơn nữa đến sự thuận tiện của đường giao thông nông thôn tại đây, có như vậy thì các điều kiện khác mới có thể phát triển theo được. Một khi được quan tâm đúng mực thì điều kiện sản xuất, kinh doanh sẽ đươc cải thiện. Từ đó, giúp tăng được sự cạnh tranh cho những hộ này, đồng thời với Ngân hàng nhóm hộ vay vốn này sẽ có mức rủi ro giảm đi, và với những điều kiện mới hộ vay vốn tạo được niềm tin nơi Ngân hàng, điều này giúp nâng cao hơn hạn mức cấp tín dụng giúp hộ vay vốn đúng với nhu cầu của kế hoạch sản xuất kinh doanh.

57

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh mang một ý nghĩa rất lớn. Bởi điều này giúp hộ vay vốn có thể vay đúng hoặc gần với nhu cầu vốn thực tế để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau đây:

Đầu tiên, đề tài dựa vào mô hình nghiên cứu chỉ ra được những nhân tố như: số tiền cần vay, số lần trễ hẹn, trình độ học vấn, thu nhập trung bình của hộ và địa vị xã hội của chủ hộ ảnh hưởng đến việc hộ sản xuất, kinh doanh bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng thông qua những số liệu thực tế thu thập được. Bằng kết quả hồi qui kết hợp tình hình thực tế và lý thuyết có thể giải thích cụ thể sự ảnh hưởng của những nhân tố, những mặt ưu điểm, cũng như nêu lên những mặt còn khuyến khuyết của các nhân tố để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho vấn đề nhằm giúp hộ vay vốn không còn phải chịu tình trạng giới hạn hạn mức cấp tín dụng khi vay vốn hoặc ít nhất là nâng cao được hạn mức cấp tín dụng trong tương lai. Bên cạnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh đề tài còn nêu lên sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp từ Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan đến việc hộ sản xuất, kinh doanh có thể bị giới hạn hạn mức cấp tín dụng để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan hơn.

Tiếp đến, thông qua kết quả hồi qui, những phân tích từ số liệu thực tế thu thập được sẽ tìm ra thực trạng, tồn tại thực tế xuất phát từ hộ sản xuất, kinh doanh và Ngân hàng cùng các cơ quan ban ngành liên quan. Từ đó, đề tài mạnh dạng đưa ra các giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề xuất phát từ mỗi đối tượng phân tích. Đồng thời từ những gì thu được sẽ là nền tảng cho những kiến nghị giải quyết vấn đề theo sau.

Trong khuôn khổ đề tài, luận văn còn vẫn còn mang hạn chế đó là chưa thể xem xét hết tất cả các nhân tố, vì vậy không thể chắc rằng mô hình của đề tài không bỏ xót biến. Do vậy, để giúp hộ sản xuất, kinh doanh không còn phải chịu sự giới hạn hạn mức cấp tín dụng, tiến tới được vay đúng bằng với nhu cầu khi vay vốn thì phải cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, chi tiết hơn nữa để giải quyết triệt để những thực trạng, tồn tại còn mắc phải mà đề tài chưa thể nghiên cứu đến.

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua kết quả hồi qui, cùng với thu thập từ thực tế khảo sát cho thấy đối với hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh thì vốn là yếu vốn là rất quan trọng. Việc

58

vay không đúng với nguồn vốn cần thiết sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như mở rộng hơn nữa qui mô sản xuất, kinh doanh của hộ vay vốn. Với nhiều lý do, nhiều tác động khác nhau xuất phát từ cá thể hộ vay vốn, các tổ chức tín dụng nói chung và bản thân Ngân hàng nói riêng và cả những tổ chức, ban ngành liên quan làm cho số lượng vốn vay của hộ sản xuất, kinh doanh phải giới hạn lại thấp hơn so với nhu cầu thực tế. Từ những thực tế đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:

6.2.1 Kiến nghị chính phủ và các ban ngành địa phương

6.2.1.1 Đối với chính phủ

Một trong những yếu tố làm cho hộ sản xuất, kinh doanh bị giới hạn hạn mức vay vốn chính là việc hộ không có được một kết quả sản xuất, kinh doanh thật sự tốt, điều này tác động lớn đên kết quả thẩm định phương án của hộ. Nguyên nhân do một vài nơi giao thông vần còn chưa thuận tiện, mặt bằng dân trí chưa cao chưa thể áp dụng tốt kiến thức mới, khoa học, kỹ thuật cũng như nắm bắt thông tin giá cả thị trường. Vì vậy, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị như sau để có thể giúp hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh một cách tốt nhất.

Thứ nhất, cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để việc liên hệ, tiếp nhận cũng như nắm bắt thông tin, tiến bộ khoa học, kỹ thuật trở nên dễ dàng hơn. Giúp cho công tác sản xuất kinh doanh thật sự trở nên thuận lợi.

Thứ hai, cần ổn định giá sản phẩm hoặc có chính sách trợ giá để hạn chế rủi ro trong việc các nông hộ bị ép giá khi thu hoạch. Tạo cho hộ vay vốn có thể đạt được doanh thu cao nhất. Ngoài ra, Chính phủ cần tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng hình thức cho vay ưu đãi hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với hộ vay vốn, vì đa phần hộ sản xuất, kinh doanh nơi đây lẫn trên cả nước đều còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp.

Thứ ba, chính phủ cần có những hướng dẫn cụ thể cũng như sự khuyến khích chính quyền, địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất quan tâm, chăm sóc đến đời sống của người dân, đến tình hình kinh tế, xã hội nói chung và đặc biệt là tình hình sản xuất, kinh doanh tại từng địa bàn để giúp hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này cũng chính là sự quan tâm của chính phủ đến đời sống kinh tế, xã hội của mọi tầng lớp người dân trên cả nước.

6.2.1.2 Đối với các cơ quan ban ngành địa phương

Trong công tác giúp hộ sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả cao thì vay trò của chính phủ, nhà nước chỉ là nền tảng để có thể xây dựng mọi thứ tốt hơn mà thôi. Đóng vay trò trực tiếp trong vấn đề này chính là các cơ quan ban

59

ngành địa phương, vì các cơ quan ban ngành địa phương mới là người trực tiếp tiếp xúc và có thể quan tâm, giúp đỡ kịp thời, đầy đủ nhất cho hộ vay vốn sản xuất kinh doanh. Góp phần để giúp hộ vay vốn không còn phải chịu tình trạng giới hạn lại hạn mức tín dụng đòi hỏi cơ quan ban ngành địa phương cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề.

Thứ nhất, để có thể giảm được tình trạng bị giới hạn hạn mức tín dụng thì điều đầu tiên cần nhắc đến là hộ vay vốn phải thật sự hiểu rõ qui trình cũng như thủ tục vay vốn để từ đó hoàn thành tốt mọi khâu chuẩn bị cho công tác thẩm định đạt được kết quả thật tốt. Và để làm được điều này cần có vay trò của những cơ quan ban ngành chính quyền đại phương cung cấp thông tin, qui trình thật cụ thể đến mọi hộ cá thể có nhu cầu vay vốn. Đây cũng xem như đã giúp đỡ được cho những hộ vay vốn từ những bước cơ bản đầu tiên.

Thứ hai, chính quyền địa phương cần nhanh chóng thúc đẩy, tạo mọi điều kiện để cải thiện tình hình sản xuất, kinh doanh quá tập trung vào các loại hình có liên quan đến nông nghiêp nhưng còn đại trà, manh mún và chưa thật sự chuyên nơi đây. Có cải thiện được tình trạng này mới có thể tạo cho Ngân hàng niềm tin vào hộ sản xuất, kinh doanh rằng khoản phát vay là ít rủi ro, và hiệu quả sản xuất, kinh doanh là rất khả quan. Từ đó, giúp nâng cao hơn giới hạn giải ngân đúng bằng nhu cầu thực tế. Để làm được chuyện này, chính quyền địa phương cần khuyến khích những loại hình sản xuất như hợp tác xã, nhóm sản xuất, kinh doanh để công tác sản xuất, kinh doanh thật sự chuyên. Đồng thời, những cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương cũng dễ dàng quản lý, giúp đỡ, đưa thông tin đến những hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nơi đây.

Thứ ba, những cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương cũng như những tổ chức đoàn thể nên hoạt động mạnh hơn trong công tác tuyên truyền những vấn đề thiết thực trong xã hội như tầm quan trọng của việc cho con em đến trường, kế hoạch hóa gia đình, cách thức tiết kiệm cũng như quản lý tài chính - chi tiêu, đầu tư,… tuy là những vấn đề rất nhỏ nhưng để xây dựng một giải pháp lâu dài cho vấn đề đang nghiên cứu thì đây là cách thức hiệu quả nhất, cần phải xây dựng được nền tảng vững chắc ngay từ ban đầu để có thể xây dựng những thứ khác cao hơn.

6.2.2 Đối với tổ chức tài chính

Quyết định có giới hạn hạn mức cấp tín dụng hay không thuộc về Ngân hàng, không phải Ngân hàng đưa ra quyết định một cách tùy tiện để ấn định một hạn mức nào đó mà dựa trên rất nhiều yếu tố. Vì lẽ đó, quyết định của Ngân hàng mà ở đây là quyết định của cán bộ tín dụng về món vay đôi khi chưa thể xem xét một cách toàn diện hết tất cả các yếu tố từ đó đưa đến những

60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn mức thiếu tính chính xác. Công tác thẩm định, giám sát sau khi cho vay đôi khi chưa được quan tâm, chú trọng đúng mực dẫn đến hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh xuất hiện nhiều bất cập và không đạt hiệu quả. Đó cũng là yếu tố để xem xét những hạn mức tiếp theo nếu hộ sản xuất, kinh doanh tiếp tục xin vay. Từ những thực tế đó, làm phát sinh những đòi hỏi cụ thể đối với Ngân hàng.

Thứ nhất, Ngân hàng hay đúng hơn là cán bộ tín dụng cần phải thật cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, chính xác từng nhân tố của hồ sơ tín dụng. Để từ đó giúp thẩm định phương án một cách chính xác nhất có thể. Đồng thời xem xét các nhân tố thực tế một cách tổng quan, đa chiều để có thể dựa trên phương diện khách quan nhận định về phương án sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp cán bộ tín dụng có thể ấn định hạn mức tín dụng một cách chích xác với nhu cầu vốn của khách hàng, từ đó tránh được những trường hợp do quá sơ xài dẫn đến việc giới hạn hạn mức tín dụng cho những phương có tính khả thi thực tế cao.

Thứ hai, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Ngân hàng đối với món vay và với cả khách hàng thì sau khi giải ngân phải thực hiện thật nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát sau khi vay. Trách nhiệm nghĩa vụ đối với món vay chính là việc giúp Ngân hàng tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xay ra trong quá trình hộ sản xuất, kinh doang sử dụng món vay. Quan trọng hơn là trách nhiệm, nghĩa vụ đối với chính khách hàng của mình, khi có thể giúp đỡ khách hàng lúc cần thiết, giúp phương án sản xuất, kinh doanh đi đúng theo kế hoạch lẫn kỳ vọng ban đầu. Thực hiện tốt công tác này không những góp phần mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả cao nhất cho phương án sản xuất, kinh doanh của hộ van vốn. Đây là nền tảng tốt nhất để xem xét hạn mức cho những lần vay vốn kế tiếp nếu có xem phải giới hạn lại hay không. Tất nhiên với một lịch sử vay vốn tốt thì không có lý do gì để Ngân hàng có thể giới hạn lại hạn mức cấp tín dụng, nều trong điều kiện các yếu tố khác được đảm bảo.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.

2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Quản trị rủi ro tài chính. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại Học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

5. Văn Phạm Đan Tuyến, 2007. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Cẩm Nhung, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương và các Ngân hàng thương mại khác tại tỉnh Bạc Liêu. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

7. Võ Thị Thanh Kim Huệ, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

8. Võ Thị Hồng Nhung, 2012. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

9. Trần Ngọc Thừa, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

10. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam 2004.

11. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2004.

12. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2005. 13. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 495/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2007.

14. Thông tư 13TT-NHNH, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

15. Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2012. 16. Chỉ thị 03/2013/CT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013. 17. Quyết định 499A, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 1993.

62

PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 1

BẢNG PHỎNG VẤN

GIỚI HẠN TÍN DỤNG MÀ HỘ SẢN XUẤT NHẬN ĐƯỢC KHI CÓ NHU CẦU VỀ VAY VỐN TẠI PGD AGRIBANK HÒA NINH

---

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 66)