Những nghiên cứu tham khảo

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 27)

Tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường tài chính, các Ngân hàng thương mại đều muốn mở rộng tín dụng để tăng sức cạnh tranh của mình. Trong thời gian qua đã có rất nhiều tác giả có các nghiên cứu về đề tài liên quang đến những nhân tố ảnh hưởng đến mãng tín dụng nói chung và mãng cấp tín dụng nói riêng cho các thành phần kinh tế cũng như khả năng tiếp cận vốn vay. Văn Phạm Đan Tuyến (2007), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Cần Thơ, đề tài đã đề cập đến sự khó khăn cũng như những rào cản trong vấn đề cung tín dụng cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Qua nghiên cứu tác giả nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng cũng như phân tích tác động của các nhân tố này đến việc cung ứng

17

tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Thành phố Cần Thơ trước nhu cầu vay vốn hiện nay. Nhưng với đề tài này, tác giả Văn Phạm Đan Tuyến hướng đến chủ yếu là cung tín dụng đối với đối tượng doanh nghiệp tư nhân nên chưa đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng của Ngân hàng nói chung cho nền kinh tế. Nguyễn Cẩm Nhung (2008), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương và các Ngân hàng thương mại khác tại tỉnh Bạc Liêu. Đề tài đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng Sài Gòn Công Thương nói riêng và các Ngân hàng Thương mại khác nói chung một cách tổng quát hơn. Đồng thời, thông qua nghiên cứu tác giả còn đưa ra một số các nhân tố cơ bản ảnh hưởng để kiểm định bằng mô hình hồi qui như: Tình hình tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh, uy tính khách hàng, năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo. Từ những kết quả đó tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá và hướng đi chung cho vấn đề nghiên cứu của mình.

Trên phương diện khác, khả năng tiếp cận tín dụng của các thành phần kinh tế ngày càng tốt hơn, nhưng nhìn chung chưa thực sự hiệu quả, đó là chưa nói đến khả năng sử dụng vốn vay sau khi đã được giải ngân. Võ Thị Thanh Kim Huệ (2012), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Theo đề tài thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ sản xuất từ đó làm cho khả năng được tiếp cận vốn của nông hộ gặp nhiều bất cập. Bên cạnh đó, việc sử dụng vốn vay hợp lý cũng còn nhiều vướn mắc cần phải tháo gỡ. Việc mở rộng tín dụng sẽ luôn gắn liền với các rủi ro, đây là điều mà mọi Ngân hàng thương mại đều quan tâm đến. Nếu chỉ đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng mà không kèm theo những rủi ro do các nhân tố này mang lại thì sẽ là sự thiếu sót. Bên cạnh đó, Trần Ngọc Thừa (2012), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang cũng có cùng quan điểm như trên. Võ Thị Hồng Nhung (2012), phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Đề tài đưa ra các nhân tố ảnh hưởng và dùng mô hình hồi qui để đi đến các nhân nào nào thực sự có ảnh hưởng. Đồng thời, đề tài nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố định tính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng thông qua phỏng vấn các chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Qua việc lược khảo những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã giúp cũng cố thêm kiến thức và hình thành ý tưởng cơ bản để tiến hành phân tích, nghiên cứu hoàn thành đề tài.

18

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)