Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 29)

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau: phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê - phân tích, phương pháp tổng hợp,… đồng thời, đề tài sử dụng thêm cả kỷ thuật so sánh nhằm phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu.

Với kỷ thuật so sánh, tác giả sử dụng:

- So sánh số tuyệt đối: Là lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước để thấy sự chênh lệch. Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có sự biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế nhằm đưa ra biện pháp khắc phục.

Công thức :

∆y = y1 – y0 (2.5)

Trong đó:

∆y : Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1: Là chỉ tiêu của năm sau y0 : Là chỉ tiêu của năm trước

- So sánh số tương đối: Là lấy giá trị tương đối của năm sau trừ đi giá trị tương đối của năm trước. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động các mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

Công thức :

(2.6) Trong đó:

∆y : Là tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu y1: Là chỉ tiêu của năm sau

y0 : Là chỉ tiêu của năm trước

y1

∆y = y0

19

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số các kiến thức về hồi quy để kiểm định mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong mô hình xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn xã Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long. Từ đó phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng để đề ra các biện pháp, phương hướng cải thiện các yếu tố khiếm khuyết còn vướn mắc.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất tại 6 ấp, ấp Hòa Lợi; ấp Hòa Thuận; ấp Hòa Quí; ấp Hòa Phú; ấp Bình Thuận 1; ấp Bình Thuận 2, của địa bàn xã Hòa Ninh, tỉnh Vĩnh Long dựa trên bảng câu hỏi đã có sẵn.

Trong đề tài, tác giả có sử dụng mô hình hồi qui có dạng:

Y* = β0 + β1X1 + β2X2 + ….+ βnXn + u (2.7)

Trong đó:

Y *: biến phụ thuộc, và là biến nhị phân mang giá trị 1 hoặc 0, với: Y=1 : Hộ sản xuất được vay đúng số vốn cần thiết

Y=0 : Hộ sản xuất được vay thấp hơn số vốn cần thiết

Xi: ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu là biến độc lập

β0: hệ số chặn

βi: hệ số góc

u: yếu tố ngẫu nhiên

Mô hình được sử dụng trong đề tài thuộc dạng mô hình probit. Với mô hình sẽ giúp xác định những nhân tố nào ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. Cơ sở để đưa các biến nghiên cứu vào mô hình là dựa vào những nghiên cứu trước đây đã được đề cập đến ở phần lượt khảo tài liệu, cùng với sự góp ý của phòng tín dụng PGD Agribank Hòa Ninh. Cụ thể mô hình nghiên cứu có dạng cụ thể như sau:

Y*= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + u

Trong đó, các biến mang một ý nghĩa cụ thể và được diễn giải chi tiết như sau:

Y* là biến phụ thuộc và là biến nhị phân mang giá trị bằng 1 nếu như hộ sản xuất vay đúng bằng nhu cầu, bằng 0 nếu hộ sản xuất được vay thấp hơn số nhu cầu.

X1 là biến chỉ số tiền, số vốn cần vay của hộ sản xuất. Theo Võ Thị Hồng Nhung (2012), số tiền cần vay là số vốn cần thiết mà hộ vay cần đạt được để có thể bổ xung đủ vốn cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, dù là khách hàng cũ hoặc mới thì số tiền cần vay mà hộ vay trình bày với cán bộ tín dụng được xem như thước đo để phát vay sau khi các công tác thẩm định cần thiết được hoàn tất. Thông thường với những món vay càng lớn thì cơ hội vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20

đúng bằng nhu cầu là không cao, vì món vay lớn cơ hội gặp rủi ro cũng sẽ lớn nên Ngân hàng phải dè chừng và làm giảm rủi ro đến mức thấp nhất có thể khi trường hợp xấu nhất xảy ra, với món vay càng lớn thì khả năng bị giới hạn lại mức giải ngân phát vay cũng lớn theo. Các món vay nhỏ thông thường dưới 100 triệu đồng hầu như sẽ ít khi bị giới hạn lại mức cấp tín dụng, vì đơn giản với món vay nhỏ thì việc nguy cơ rủi ro cũng ít lại, đồng thời với món vay nhỏ luôn có giá trị tài sản thế chấp lớn hơn rất nhiều so với giá trị món vay, điều này tạo áp lức đến việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. Vấn đề cần làm là dựa vào mô hình xem xét biến số tiền cần vay có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho món vay của hộ vay hay không.

X2 là giới tính của chủ hộ. Theo Trần Ngọc Thừa (2012), biến giới tính chủ hộ X2 là biến giả và được mã hóa bằng 1 nếu là nữ và bằng 0 nếu là nam. Trong thực tế, chủ hộ là nam chiếm một con số lớn hơn rất nhiều, chưa kể đến việc mối quan hệ của chủ hộ là nam thường rộng hơn chủ hộ là nữ, vì thế có thể nói khi vay vốn đối với chủ hộ nam sẽ có phần dễ dàng hơn, cũng đồng nghĩa với việc sẽ ít bị giới hạn lại số tiền được vay hơn so với chủ hộ nữ. Nhưng cũng không thể khẳng định với chủ hộ nữ chắc hẳn sẽ bị giới hạn lại món vay. Cho nên, mô hình sẽ xem xét giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không. Vì theo khảo sát cho thấy những món vay thường được sự đồng ý từ cả vợ lẫn chồng cũng như các thành viên trong gia đình khi đủ tuổi.

X3 là địa vị xã hội của chủ hộ. Theo Võ Thị Thanh Kim Huệ (2012), với biến chỉ địa vị xã hội của chủ hộ thì đây là biến giả và được mã hóa bằng 1 nếu có quen biết, thân thiết với Ngân hàng, bằng 0 nếu không có mối quan hệ quen biết nào với Ngân hàng. Trên thực tế với sự quen biết thì các công tác sẽ dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Với Ngân hàng cũng vậy, nều chủ hộ vay có người thân, hay có quan hệ quen biết với người là nhân viên hoặc công tác tại Ngân hàng thì việc vay vốn sẽ dễ dàng hơn so với những hộ vay không có mối quen biết. Đồng thời, với mối quen biết thì những hộ vay này sẽ ít khi bị giới hạn lại mức vốn vay mà họ đề xuất. Mô hình sẽ xem xét nếu hộ vay có sự quen biết, cũng như xem xét hộ vay nếu không có mối quen biết thì có bị giới hạn lại mức giải ngân hay không. Đề tài mong muốn biến này sẽ không ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu.

X4 là số lần trễ hẹn của hộ sản xuất. Theo như lý thuyết cũng như góp ý từ PGD Agribank Hòa Ninh thì việc trễ hẹn món vay là điều thường xảy ra và Ngân hàng không thể đoán biết được chuyện này, nguyên nhân có thể do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan nhưng dù thế nào thì nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối nguồn vốn của Ngân hàng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Với những khách hàng thường xuyên trễ hẹn, cũng

21

như trễ hẹn nhiều lần thì khi có nhu cầu vay mới lại Ngân hàng sẽ dè chừng hơn để giảm bớt những rủi ro hơn nữa. Trong các hình thức áp dụng thì việc giới hạn lại số vốn khách hàng thực tế được vay là không thể tránh khỏi. Bằng các hình thức thẩm định kỹ càng hơn, cũng như buộc khách hàng cam kết không để trễ hẹn chỉ làm giảm rủi ro trễ hẹn của khách hàng trên lý thuyết. Sở dĩ nói như vậy là vì, dù có thẩm định kỹ đến mức nào, buộc khách hàng cam kết ra sao thì khi có một vài yếu tố khách quan hoặc chủ quan không mong muốn xảy ra có thể dẫn đến việc Ngân hàng lại mất cân đối nguồn vốn, vấn đề trở lại như cũ không có khác biệt gì nhiều. Nhưng khi giới hạn lại món vay dù rủi ro xảy ra thì mức ảnh hưởng cũng đã bị giới hạn lại, nếu xem xét với những món vay lớn thì đây là hình thức hiệu quả để áp dụng. Vì vậy mà đề tài đưa biến diễn tả số lần trễ hẹn của khách hàng vào mô hình để xem xét biến có thực sự ảnh hưởng đến giới hạng cấp tín dụng cho hộ sản xuất trên địa bàn hay không.

X5 là biến diễn tả kỳ vọng kết quả của kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Cũng theo góp ý của PGD Agribank Hòa Ninh thì với những kế hoạch sản xuất, kinh doanh có tính khả thi càng cao và thu lợi càng lớn thì Ngân hàng càng thích cho vay hơn. Biến X5 thuộc dạng biến phụ thuộc và được phân loại bằng 0 nếu có tính khả thi không cao, bằng 1 nếu tính khả thi cao hoặc rất cao. Theo lý thuyết, nếu như kế hoạch hứa hẹn đem lại một kết quả cực kỳ tốt thì việc kỳ vọng của Ngân hàng sẽ sao hơn rất nhiều. Mức kỳ vọng được đo bằng kết quả thẩm định kết hoạch sản xuất, kinh doanh của Ngân hàng đối với kế hoạch đó. Với mức kỳ vọng càng cao thì việc bị giới hạn lại số tiền thực tế hộ vay được sẽ thấp đi, và thấp hơn so với những hộ vay có mức kỳ vọng vào kết hoạch sản xuất, kinh doanh là không cao, và đương nhiên đối với những kế hoạch này để giảm đi tính rủi ro của món vay thì Ngân hàng sẽ giảm bớt lại số tiền thực tế mà hộ vay vốn nhận được, điều này đồng nghĩa với việc hộ vay đã chịu sự giới hạn tín dụng từ Ngân hàng. Bằng cách đưa vào mô hình biến kỳ vọng kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ vay để xem thực tế biến có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không.

X6là biến chỉ trình độ học vấn của chủ hộ, và được đo bằng đơn vị lớp. Theo Trần Ngọc Thừa (2012), với những khách hàng là chủ hộ có trình độ càng cao thì khả năng kế hoạch sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao sẽ cao hơn những khách hàng là chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn hoặc mù chữ. Bởi nếu trình độ càng cao thì khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học lẫn tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trường sẽ tốt hơn, từ đó giúp cho công tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn rất nhiều. Mặt khác với những khách hàng là chủ hộ có trình độ cao thường có mối quan hệ quen biết rộng rãi hơn, hoặc là cán bộ nhà nước công tác trên địa bàn. Với những ưu thế đó, nhóm khách

22

hàng có trình độ học vấn càng cao có khả năng được vay vốn một cách ưu tiên hơn, cũng như sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn trong công tác thẩm định từ đó nguồn vốn được giải ngân có thể đúng bằng nhu cầu cần vay. Đối với nhóm khách hàng có trình độ trung bình hoặc mù chữ thì xác suất để không bị giới hạn lại món vay ắc hẳn sẽ cao hơn. Điều này cũng dễ hiểu, vì với trình độ không cao thì việc tính toán, áp dụng kiến thức, kinh nghiệm cần thiết sẽ hạn chế hơn, từ đó dẫn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh không thể đạt kết quả cao nhất. Tuy vậy, cũng chưa thể chắc rằng chủ hộ có trình độ cao hơn sẽ có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn so với chủ hộ có trình độ trung bình, mù chữ vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Với những lý thuyết được trình bày, đề tài đưa biến trình độ học vấn của chủ hộ vào mô hình để kiểm định một cách chính xác hơn rằng có thật chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ không bị giới hạn lại số lượng cấp tín dụng, còn chủ hộ có trình độ thấp hơn, ở mức trung bình, hoặc mù chữ sẽ bị hạn chế lại mức vốn vay so với nhu cầu thực tế.

X7 là biến mô tả thời hạn tín dụng, biến được đo lường bằng đơn vị năm.

Theo Võ Thị Hồng Nhung (2012), thông thường thì món vay có thời hạn càng ngắn thì lãi suất càng cao, món vay có thời hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng ngắn. Vì điều này nên khách hàng vay vốn luôn xem xét, tính toán xem thời hạn như thế nào là hợp lý và có lợi nhất cho món vay. Nhưng đó là trên phương diện của khách hàng vay vốn, với Ngân hàng khi khách hàng quyết định thời hạn vay vốn bao lâu thì công việc trước tiên là xem xét với thời hạn như vậy có hợp lý hay không, và có cần thiết hay không, thời hạn vay như vậy có đủ để kế hoạch sản xuất thu được hiệu quả cao nhất hay với thời hạn này món vay có mang lại rủi ro cho Ngân hàng. Từ những xác minh cũng như kết quả thẩm định đó Ngân hàng xem xét có nên giới hạn lại số vốn giải ngân cho khách hàng hay không, qua đó giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng. Với món vay có thời hạn ngắn thì cơ hội hứng chịu rủi ro là không cao so với những món vay có thời hạn trung và dài. Xét về PGD Agribank Hòa Ninh nói riêng và hệ thống Agribank Việt Nam nói chung thì trong những năm gần đây với chính sách thận trọng hơn trong công tác tín dụng để hạn chế rủi ro trên thị trường tài chính chưa được khởi sắc, việc ưu tiên cho những món phát vay thời hạn ngắn là dễ hiểu, bên cạnh đó sẽ là việc giới hạn lại khoản cấp tín dụng cho món phát vay này cũng giảm đi so với những món phát vay có thời hạn trung và dài hạn. Để biết chính xác rằng thời hạn vay vốn có ảnh hưởng đến giới hạn cấp tín dụng cho hộ vay hay không, đề tài đưa biến thời hạn tín dụng vào mô hình để kiểm định chi tiết hơn.

X8 là biến thu nhập của hộ vay, biến được đo lường bằng đơn vị triệu đồng/tháng. Theo Trần Ngọc Thừa (2012), Ngân hàng thường thích cho những hộ vay có thu nhập cao vay vốn, bởi những hộ này có khả năng trả nợ những

23

món vay cao hơn, Ngân hàng ít chịu rủi ro hơn. Trong khi cho vay những hộ có thu nhập thấp thì cơ hội thu hồi vốn cũng sẽ không cao bằng, chưa kể Ngân hàng phải hứng chịu mức rủi ro cao hơn. Dù là hộ vay đã vay nhiều lần hay ít vay hoặc chưa khi nào vay vốn thì cũng đều được Ngân hàng thẩm định về mức thu nhập. Thu nhập ở đây được hiểu là mức thu nhập bình quân trên tháng của hộ dựa trên thu nhập từ sản xuất, kinh doanh cộng với những thu nhập không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Với những hộ có mức thu nhập bình quân hàng tháng cao sẽ tạo được sự an tâm nhất định cho Ngân hàng nếu phát vay, vì vậy sẽ ít trường hợp bị giới hạn khoản cấp tín dụng cho những hộ vay vốn này. Với những hộ vay vốn có thu nhập thấp, thì điều này không tạo được cho Ngân hàng sự an tâm cần thiết về món phát vay chính vì thế Ngân hàng có thể giảm bớt lại giới hạn cấp tín dụng cho họ, cũng như để giảm bớt những rủi ro nhất định cho chính Ngân hàng. Bằng cách đưa vào mô hình khảo sát biến thu nhập của hộ vay sẽ xem xét được biến có thật

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 29)