Tổng quan về PGD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 36)

TRIỂN NÔNG THÔN HÒA NINH (PGD AGRIBANK HÒA NINH)

3.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(Agribank Việt Nam)2

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Tên giao dịch nước ngoài của Ngân hàng: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, được thành lập ngày 26/3/1988. Được thành lập theo quyết định số 400 - CP. Điều 1 của quyết định này chỉ rỏ Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 33 – HĐBT ngày 26/3/1988. Với số vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Lúc mới thành lập Ngân hàng này mang tên Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam. Mỗi tỉnh, thành phố có một chi nhánh trực thuộc hay Ngân hàng khu vực.

Đến cuối năm 1990, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Và đến cuối năm 1996, Ngân hàng được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 2003, chủ tịch nước đã trao tặng Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007 vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện. Agribank có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí trên khắp toàn quốc với hơn 40.000 cán bộ nhân viên, Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại Số 2, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.

Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: Top 10 giải Sao Vàng Đất Việt, Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thương công nhận, Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.

Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng

2

26

thương mại, đồng thời HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ. Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất”, được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ”, ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.

Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần. Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

3.1.2 Khái quát về PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long

3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long

Do nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều ở các xã: Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Hòa Ninh nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đi lại vay vốn ở NHNN & PTNT huyện Long Hồ gặp nhiều khó khăn do giao thông đi lại không được thuận lợi vì đây là vùng đất phù sa nằm giữa sông Tiền. Chính vì vậy, Ban giám đốc NHNN & PTNT huyện Long Hồ đã quyết định thành lập Phòng giao dịch Hòa

27

Ninh (Chi nhánh cấp 3) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho khách hàng.

Tháng 10 năm 1994, NHNN & PTNT huyện Long Hồ - Phòng giao dịch Hòa Ninh được thành lập và chính thức đưa vào hoạt động. Phòng giao dịch có trụ sở đặt tại Ấp Bình Thuận 1 – Xã Hòa Ninh – Huyện Long Hồ - Tỉnh Vĩnh Long, là một Phòng giao dịch trực thuộc NHNN & PTNT huyện Long Hồ, đi vào hoạt động trên cơ sở đội ngũ cán bộ công nhân viên và số dư tiền vay, tiền gửi nhận bàn giao của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Long Hồ.

Từ khi thành lập đến nay, NHNN & PTNT huyện Long Hố - Phòng giao dịch Hòa Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tình hình huy động vốn và hoạt động cho vay ngày càng tăng. Ngân hàng đã kịp thời đầu tư và từng bước đa dạng hóa các hình thức dịch vụ mới, hình thức kinh doanh mới, đầu tư các loại máy móc thiết bị hiện đại và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên để từng bước đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn. Từ đó góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã.

Qua gần 20 năm hoạt động, Phòng giao dịch Agribank Hòa Ninh đã khẳng định được vai trò và vị trí quang trọng của mình tại nơi đây.

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức tại PGD Agribank Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long

a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2: Cơ cấu tổ chức của các phòng ban NHNN & PTNT huyện Long Hồ PGD Hòa Ninh

b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc:

Giám đốc NHNN & PTNT chi nhánh Hòa Ninh do Giám đốc NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng và là người quyết định cho vay và thực hiện các công việc sau:

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Bảo vệ Tổ kế toán – Ngân quỹ

28

- Xem xét nội dung thẩm định tín dụng do tổ tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm pháp lý về quyết định của mình.

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, các hồ sơ giấy tờ có liên quan do Ngân hàng và khách hàng cùng lập.

- Chỉ đạo điều hành và quyết định các biện pháp về việc xử lý thu nợ, cho gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn, chuyển nợ quá hạn và thực hiện các chế tài tín dụng khác đối với khách hàng khi vi phạm hợp đồng tín dụng.

- Có trách nhiệm trong những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ như: khen thưởng, kỷ luật,…

- Tổ chức thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình hoạt động của Ngân hàng.

Phó Giám đốc:

Phó Giám đốc NHNN & PTNT chi nhánh Hòa Ninh do Giám đốc NHNN & PTNT tỉnh Vĩnh Long bổ nhiệm, là người trực tiếp điều hành quản lý, hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh mà Giám đốc đã giao phó.

Tổ tín dụng:

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

- Thẩm định, đề xuất cho vay và hoàn thiện bộ hồ sơ cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.

- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Kiểm tra vốn vay, tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn. Đề nghị xử lý nợ như: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, dãn nợ,…

Bộ phận kế toán:

- Theo dõi nghiệp vụ huy động tiền gửi, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và các dịch vụ thanh toán tài khoản khác.

- Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao các chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước và quyết toán các khoản tiền lương đối với cán bộ Ngân hàng.

29

- Hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhằm phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh đó.

Bộ phận ngân quỹ:

- Trực tiếp thu và giải ngân khi có phát sinh trong ngày, kiểm tra lượng tiền mặt và ngân phiếu trong kho hàng ngày.

- Cuối mỗi ngày có nhiệm vụ khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh trong ngày để kịp thời điều chỉnh hợp lý khi có sai sót, giúp bộ phận kế toán cân đối nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn.

Bảo vệ:

Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và trật tự cho Ngân hàng.

3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PGD AGRIBANK HÒA NINH GIAI ĐOẠN 2011 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội

Hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Việt Nam cũng như PGD Agribank Hòa Ninh nói riêng từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều thách thức, các bất ổn vĩ mô ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức to lớn đó vẫn tồn tại những mặt thuận lợi nhất định giúp các ngân hàng đủ sức vượt qua khó khăn, hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững.

Những thuận lợi.

Giai đoạn 2011 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, kinh tế thế giới và khu vực vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế có xu hướng chựng lại. Vòng xoáy bất ổn vĩ mô gia tăng nhưng nhìn chung khả năng một cuộc khủng hoảng trên diện rộng ít có thể xảy ra, các quốc gia dần thoát ra khỏi khủng hoảng và có xu hướng tăng trưởng mới. Hợp tác, phát triển, mở rộng đầu tư vẫn là xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Do ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Việt Nam được xem như một điểm sáng sau khủng hoảng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kinh tế cả nước nói chung và kinh tế khu vực nói riêng có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiền tệ trên địa bàn.

Bên cạnh đó, với việc địa bàn có diện tích rộng, là nơi có đầy đủ những điều kiện để phát triển về cả nông nghiệp, dịch vụ; đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn; có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều góp phần cùng với hộ sản xuất đóng vai trò là những nhân tố chủ đạo thúc đẩy sự phát triển của khu vực ngân hàng. Hệ thống cơ chế, chính sách của Chính phủ nói chung và lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long cũng như lãnh đạo địa bàn nói riêng ngày càng được bổ sung, hoàn

30

thiện, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn.

Những khó khăn.

Song song với những thuận lợi nêu trên, kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long cũng như địa bàn nghiên cứu nói riêng tồn tại không nhỏ những thách thức, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành ngân hàng. Có thể kể đến như sau:

Bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng, lạm phát tăng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của những đối tượng vay vốn. Tình trạng ứ đọng vốn của ngân hàng gia tăng do huy động vốn nhưng không thể cho vay bởi khách hàng không đáp ứng được yêu cầu lãi suất từ phía ngân hàng.

Số lượng các doanh nghiệp phá sản, hộ sản xuất, kinh doanh làm ăn thua lỗ nhiều dẫn đến mất khả năng chi trả cho ngân hàng. Nợ xấu tăng cao, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Chính sách tín dụng của ngân hàng trở nên khắt khe hơn, xu thế tập trung vào các khách hàng tốt làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn.

Mặc dù có nhiều cải thiện về hành lang pháp lý nhưng thủ tục hành chính phức tạp vẫn là rào cản ảnh hưởng tới khách hàng vay vốn. Từ đó làm cản trở đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Tất cả thuận lợi cũng như khó khăn trên đan xen vào nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa nảy sinh nhiều thách thức ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Agribank Vĩnh Long nói chung và PGD Agribank Hòa Ninh nói riêng.

3.2.2 Sơ lược về hoạt động tín dụng

3.2.2.1 Hoạt động tín dụng

Bảng 3.1: Doanh số cho vay phân theo ngành

Năm Ngành kinh tế 2011 2012 6 tháng đầu 2013 Dư nợ (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 91.742 92,50% 115.374 96,33% 127.198 95,66% Thương nghiệp – Dịch vụ 6.750 6,81% 3.495 2,92% 4.275 3,22% Khác 689 0,69% 900 0,75% 1.503 1,13% Tổng 99.181 100% 119.769 100% 132.976 100%

Nguồn: Số liệu cung cấp bởi PGD Agribank Hòa Ninh

Đặc thù trong hoạt động của Agribank là tập trung phục vụ cho phát triển nông nghiệp – nông thôn, tín dụng vì mục tiêu “tam nông” – một lĩnh vực chịu tác động lớn của yếu tố tự nhiên nên rất dễ phát sinh các khoản tín dụng

31

có chất lượng thấp. Trong những năm qua, PGD Agribank Hòa Ninh đã quan tâm rất nhiều đến việc kiểm soát tỉ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng, thực hiện các chính sách an toàn trong cho vay. Song song đó, cơ cấu tín dụng từng bước dịch chuyển theo hướng tích cực, đa dạng hóa. Bên cạnh đó, do đặc thù của vùng kinh tế nên hầu như không xuất hiện đối tượng vay vốn thuộc thành phần công nghiệp. Đây là một đặc trưng riêng của địa bàn nghiên cứu. Với địa hình là một vùng đất nổi lên giữa sông thì đây không phải là nơi thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, nhưng đó lại là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái cũng như những dịch vụ kèm theo khác.

Bảng 3.1 cho thấy, hoạt động tín dụng của PGD Agribank Hòa Ninh tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp là chính, khi tỷ trọng doanh số cho vay đối với

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ sản xuất tại địa bàn xã hòa ninh huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)