Những căn cứ của việc lựa chọn mô hình:

Một phần của tài liệu Giải pháp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 29)

4. Mô hình thị trờng chứng khoán

4.2Những căn cứ của việc lựa chọn mô hình:

4.2.1 Căn cứ vào mối quan hệ giữa nhà nớc và các đơn vị trong nền kinh tế:

Mối quan hệ giữa nhà nớc - ngân hàng - công ty đợc thể hiện trong các mô hình sau:

• Giữa công ty và ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ, quan hệ sở hữu chéo (công ty nắm cổ phần của ngân hàng và ngợc lại), do đó giữa ngân hàng và công ty thiết lập đợc mối quan hệ lâu dài. Trong đó ngân hàng đóng vai trò là ngời tài trợ, hớng dẫn công ty và cùng công ty tích cực tham gia vào hoạt động của thị trờng chứng khoán (điểm hình là mô hình thị trờng chứng khoán Nhật Bản).

• Các công ty công nghiệp lớn có quan hệ chặt chẽ với nhà nớc, cụ thể là nhà nớc cho phép các công ty này đợc phép phát hành trái phiếu để huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn. Các công ty có quan hệ với ngân hàng chủ yếu thông qua các hình thức tín dụng, trên cơ sở các hợp đồng mua bán, ngân hàng không xâm nhập vào các công ty này. Nhà nớc chỉ đa ra các nguyên tắc trong các hoạt động kinh doanh và không trực tiếp kiểm soát các hoạt động của các công ty, do đó các công ty có tính độc lập tơng đối cao (điển hình là mô hình thị trờng chứng khoán Anh - Mỹ).

• Vai trò của nhà nớc đợc đặc biệt quan trọng, thông qua sở hữu nhà n- ớc đối với ngân hàng và các công ty. Nhà nớc thực hiện việc tài trợ cho các công ty thông qua kênh ngân hàng và kênh của thị trờng chứng khoán. Do đó nhà nớc có quyền bổ nhiệm ngời đứng đầu các công ty nhà nớc (điển hình là mô hình thị trờng chứng khoán Pháp).

• Mối quan hệ giữa các công ty và ngân hàng rất chặt chẽ, ngân hàng không chỉ tài trợ cho các công ty thông qua hoạt động tín dụng mà còn thông qua việc tham gia vốn cổ phần để có thể tham gia vào lãnh đạo công ty, do đó các ngân hàng có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các công ty. Từ các mối quan hệ đó đã hình thành các tập đoàn tài chính lớn mạnh (điển hình là mô hình thị trờng chứng khoán Đức).

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự thành công của nền kinh tế Nhật một phần là do quan hệ sở hữu chéo giữa các công ty và các ngân hàng. Quan hệ này có tác động rất lớn tới tính hiệu quả và khả năng kiểm soát của ngân hàng, do mối quan hệ này các công ty đợc ngân hàng hỗ trợ khi có khó khăn về tài chính. Qua những mô hình trên ta nhận thấy rằng các mối quan hệ giữa nhà nớc - ngân hàng - công ty ở mỗi mô hình có sự khác nhau ở một số điểm chính sau: • Vai trò kiểm soát của các tổ chức trung gian về tài chính có tác động tới quá trình hoạt động của các công ty.

• Nguồn vốn cho vay và mua cổ phần của các công ty ở mỗi mô hình là không giống nhau.

• Vai trò của nhà nớc trong việc kiểm soát thị trờng trực tiếp có hiệu quả cao hơn so với thông qua bộ máy trung gian.

4.2.2 Căn cứ vào chế độ chính trị:

Mỗi nớc đều có một chế độ chính trị riêng biệt và chế độ chính trị này có tác động rất mạnh mẽ tới các hoạt động và sự phát triển của nền kinh tế. Sự khác biệt này thể hiện ở các bộ máy quản lý điều hành đất nớc, ở sự giám sát các hoạt động trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà chế độ chính trị có ảnh hởng rất lớn đến sự hình thành, tổ chức, hoạt động và phát triển của thị trờng chứng khoán.

Nhìn chung, việc tổ chức thành công thị trờng chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào các quyết định của chính phủ nh: thành lập các cơ quan chuyên trách về thị trờng chứng khoán, ban hành các đạo luật và quy chế hoạt động của thị trờng chứng khoán, xác định hình thức sở hữu của sở giao dịch chứng khoán…

4.2.3 Căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội:

Căn cứ vào các điều kiện hiện tại của mỗi nớc mà lựa chọn mô hình và bớc đi thích hợp cho việc hình thành thị trờng chứng khoán, chủ yếu là các điều kiện sau:

• Điều kiện về sự phát triển của nền kinh tế

• Cách tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng

• Trình độ dân trí và khả năng tiết kiệm trên thu nhập của mỗi ngời dân

Trên cơ sở các điều kiện hiện có ở trên để tổ chức thị trờng chứng khoán sẽ tạo ra khả năng thích ứng từng bớc của các thành viên tham gia vào thị trờng và trên cơ sở đó lập ra kế hoạch trang bị kỹ thuật phù hợp với sự phát triển của thị trờng chứng khoán.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 29)