Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo quan điểm pisa để đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 10 (Trang 42)

7. Cấu trúc khóa luận

3.1.Kết quả nghiên cứu

3.1.1. Hệ thống câu hỏi * Chủ đề : NƯỚC

Nước là thành phần vô cơ quan trọng bậc nhất đối với tế bào và cơ thể, hàm lượng chiếm đến 70- 95% khối lượng cơ thể và vai trò của chúng đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Câu hỏi 1: Trong phân tử nước, liên kết giữa ôxi và hiđrô là liên kết: A. Kị nước

B. Ion

C. Cộng hóa trị D. Ưa nước

Câu hỏi 2: Khi đi trên mặt nước ao, tại sao con nhện nước không bị chìm? A. Do con nhện nước rất nhẹ.

B. Do sức căng bề mặt nước ao. C. Do nhện nước biết bơi.

D. Do nhện nước bay là là trên mặt nước.

Câu hỏi 3: Mưa axit là do sự kết hợp của chất nào với nước trong khí quyển hình thành nên các axit mạnh theo mưa hoặc tuyết rơi xuống mặt đất gây hại cho sinh vật?

……… ……….

Câu hỏi 4: Do đâu các phân tử nước có khả năng tạo thành cột nước liên tục trong mạch dẫn của thực vật? ……… ……….. Hướng dẫn chấm: Câu hỏi 1: Mức đạt: Mã 1:chọn đáp án C. Cộng hóa trị. Mức không đạt: Mã 0: chọn các đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 2: Mức tối đa:

Mã 1: chọn phương án B. Do sức căng bề mặt nước ao. Mức chưa đạt:

Mã 0: chọn phương án khác. Mã 9: Không trả lời.

Câu hỏi 3:

Mã 21: HS nêu đầy đủ được 2 chất Sunphua ôxit và nitơ ôxit. Mức chưa tối đa:

Mã 11: HS trả lời được 1 trong 2 chất trên. Mức không đạt:

Mã 00: Các câu trả lời khác. Mã 99: Không trả lời.

Câu hỏi 4: Mức đạt:

Mã 1: HS nêu bật được: Do tính phân cực nên các phân tử nước có thể liên kết với nhau nhờ liên kết hiđrô tạo nên cột nước liên tục trong mạch dẫn của thực vật.

Mức không đạt:

Mã 0: Các câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời.

* Chủ đề : PRÔTÊIN

Khi chúng ta ăn nhiều loại thức ăn đạm thực vật hay động vật, prôtêin sẽ được tiêu hóa và phân giải thành các loại axit amin ở trong dạ dày và ruột non. Chúng được hấp thụ vào cơ thể để sử dụng như là nguyên liệu khởi đầu xây dựng nên các loại prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta.

Câu hỏi 1: Vì sao động vật hay thực vật thiếu thức ăn đạm thường sinh trưởng kém, bị còi cọc hay bị bệnh và cho năng suất rất kém?

……… ……… ……….

Câu hỏi 2: Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi A. Nhóm amin của các axit amin.

B. Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin. C. Liên kết peptit.

D. Nhóm cacbôxyl của các axit amin.

Câu hỏi 3: Tại sao đun nóng, thay đổi pH và những thay đổi của môi trường có thể làm biến đổi chức năng của prôtêin?

……… ……… ……… ………

Câu hỏi 4: Nhận định sau là Đúng hay Sai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“ Khi các axit amin liên kết với nhau để tạo thành một pôlipeptit, nước sinh ra như là một chất thải”

Hướng dẫn chấm:

Câu hỏi 1:

Mã 11: HS trả lời được: Thức ăn đạm là thức ăn có chứa nitơ (N) - nguyên tố cần thiết để cơ thể có thể tạo nên prôtêin và axit nuclêic, là hai đại phân tử đặc biệt quan trọng trong cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể.

Mức chưa tối đa:

Mã 00: Đáp án khác. Mã 99: Không trả lời. Câu hỏi 2:

Mức đạt:

Mã 1: Chọn đáp án B. Số lượng, thành phần và trật tự axit amin trong phân tử prôtêin.

Mức không đạt: Mã 0: Chọn đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 3: Mức tối đa: Mã 2: HS trả lời được đủ 2 ý

 Chức năng của prôtêin phụ thuộc vào cấu trúc.

 Liên kết tạo cấu trúc bậc 3,4 là liên kết yếu nên dưới tác động của các tác nhân sẽ bị phá vỡ và cấu trúc thực hiện chức năng không còn.

Mức chưa tối đa:

Mã 1: HS chỉ trả lời được ý: Liên kết tạo cấu trúc bậc 3,4 là liên kết yếu nên dưới tác động của các tác nhân sẽ bị phá vỡ và cấu trúc thực hiện chức năng không còn. Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 4: Mức đạt: Mã 1: Chọn đáp án Đúng. Mức không đạt: Mã 0: Chọn đáp án Sai. Mã 9: Không chọn đáp án nào. * Chủ đề : MÀNG SINH CHẤT

Màng sinh chất là màng rất mỏng, có độ dày khoảng 7,5- 10nm, bao quanh tế bào chất như hàng rào ổn định. Màng có cấu tạo gồm lipit, prôtêin và cacbohyđrat. Lipit có trong màng chủ yếu là photpholipit, ngoài ra còn có cholesterol. Prôtêin có trong màng gồm nhiều loại có chức năng rất khác nhau. Câu hỏi 1: Năm 1972, Singơ và Nicônsơn đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là “mô hình khảm động”. Mô hình khảm động của màng sinh chất nói lên điều gì?

A. Động là do phôtpholipit, khảm là do cacbohiđrat. B. Động là do prôtêin, khảm là do phôtpholipit.

C. Động là do cacbohiđrat nằm ở mặt trong của màng. D. Động là do phôtpholipit, khảm là do prôtêin.

Câu hỏi 2: Vì sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải cơ quan lạ đó? ……… ……… ……… ……… ……….

Câu hỏi 3: Một axit amin chứa nitơ phóng xạ ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong prôtêin tiết ra ngoài tế bào.

Hãy nêu con đường mà axit amin đó đi qua, ứng với mỗi thành phần nó vận chuyển qua được gắn với quá trình chuyển hóa như thế nào?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

……… ……….

Câu hỏi 4: Các prôtêin kháng thể có kích thước lớn từ sữa mẹ có thể đi vào tế bào lót ống tiêu hóa của thai nhi bằng phương thức nào?

A. Thẩm thấu. B. Vận chuyển chủ động. C. Nhập bào. D. Vận chuyển thụ động. Hướng dẫn chấm: Câu hỏi 1: Mức đạt: Mã 1: Chọn đáp án D. Động là do phôtpholipit, khảm là do prôtêin. Mức không đạt: Mã 0: Chọn đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 2: Mức tối đa:

Mã 2: Nêu được đầy đủ các ý sau:

- Chủ yếu là do màng sinh chất có các gai glicôprôtêin nhận biết các cơ quan lạ khi ghép mô và đào thải cơ quan đó.

- Việc đào thài cơ quan liên quan đến tính miễn dịch và khả năng sản xuất kháng thể của cơ thể nhận.

Mức chưa tối đa:

Mã 1: Nêu được ý: Do màng sinh chất có các gai glicôprôtêin nhận biết các cơ quan lạ khi ghép mô và đào thải cơ quan đó.

Mức không đạt:

Mã 0: Câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức tối đa:

Mã 21: HS trả lời đầy đủ các ý sau:

- Màng sinh chất thực hiện quá trình hấp thụ axit amin qua kênh đặc trưng. - Axit amin + ATP +tARN: hình thành phức hệ aa- tARN, thành nguồn nguyên liệu cho quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở ribôxôm.

- Ở ribôxôm trên lưới nội chất hạt thực hiện sinh tổng hợp prôtêin đã liên kết axit amin trên vào chuỗi pôlipeptit.

- Ở túi tiết: nơi chứa đựng chuỗi pôlipeptit trước khi chuyển vào bộ máy Gôngi.

- Ở bộ máy Gôngi: Hoàn chỉnh cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tạo thành prôtêin hoàn chỉnh, vận chuyển prôtêin tới màng sinh chất.

- Qua màng sinh chất: Thực hiện cơ chế xuất bào chuyển prôtêin ra ngoài tế bào.

Đánh giá HS ở mức tối đa nếu HS biết sơ đồ hóa toàn bộ quá trình trên.

Mức chưa tối đa:

Mã 11: HS trả lời thiếu một trong các ý trên hoặc diễn giải sai một ý. Mức không đạt: Mã 00: Câu trả lời khác. Mã 99: Không trả lời. Câu hỏi 4: Mức đạt: Mã 1: Chọn đáp án C. Nhập bào. Mức không đạt: Mã 0: Chọn đáp án khác. Mã 9: Không trả lời. * Chủ đề : ENZIM

Một loại hợp chất hữu cơ phức tạp có bản chất hóa học thuộc prôtêin được tổng hợp trong tế bào và có vai trò xúc tác các phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn trong điều kiện sinh lý bình thường của cơ thể mà bản thân chất đó không thay đổi thành phần khi tham gia phản ứng. Người ta gọi hợp chất đó là enzim. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng. Enzim được sử dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống của con người.

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu hỏi 2: Khi tế bào không sản xuất một enzim nào đó hoặc enzim đó bị bất hoạt thì hậu quả đối với sinh vật sẽ là gì? ………

………

……… Câu hỏi 3: Tác động của enzim thể hiện bằng cách

A. Thêm một nhóm phôt phat vào phản ứng. B. Thêm năng lượng vào phản ứng.

C. Tăng sự sai khác thế năng giữa chất phản ứng và sản phẩm. D. Giảm năng lượng hoạt hóa (EA).

Hướng dẫn chấm:

Câu hỏi 1:

Mức tối đa:

+ Hoạt tính mạnh. Ví dụ: So sánh hoạt tính của enzim catalaza và hoạt tính của sắt xúc tác phân giải H2O2. Một phân tử catalaza chỉ cần một giây đã phân giải được một lượng H2O2 mà một phân tử sắt phải phân giải trong thời gian 300 năm.

+ Tính chuyên hóa cao. Ví dụ: Enzim urêaza chỉ phân giải urê mà không tác động lên bất cứ chất nào khác.

Vẫn đánh giá HS ở mức tối đa nếu lấy được những ví dụ đúng.

Mức chưa tối đa:

Mã 11: HS chỉ nêu được 2 tính chất của enzim mà không lấy được ví dụ chứng minh hoặc lấy thiếu ví dụ.

Mã 12: HS chỉ trả lời được một trong 2 tính chất. Mức không đạt:

Mã 0: Câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 2:

Mức tối đa:

Mã 21: HS trả lời đầy đủ các ý sau:

 Khi tế bào không sản xuất một enzim nào đó hoặc enzim bị bất hoạt thì các sản phẩm cần thiết cho hoạt động sống của tế bào không được tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cơ chất của enzim đó tích lũy lại và gây độc cho tế bào.

 Hoặc cơ chất chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc cho tế bào.

 Khi đó, sinh vật sẽ rối loạn chuyển hóa và mắc bệnh. Mức chưa tối đa:

Mã 11: HS trả lời được ba ý 1-2-4 hoặc 1-3-4. Mã 12: HS trả lời thiếu một trong 4 ý.

Mức không đạt:

Mã 00: Câu trả lời khác.

Mã 99: Không đưa ra câu trả lời. Câu hỏi 3:

Mức đạt:

Mã 1: Chọn đáp án D. Giảm năng lượng hoạt hóa (EA). Mức không đạt:

Mã 0: Chọn đáp án khác. Mã 9: Không chọn đáp án nào.

* Chủ đề : HÔ HẤP TẾ BÀO

Tế bào sống phân giải các chất hữu cơ chứa thế năng để tổng hợp ATP là dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống. Quá trình chuyển hóa năng lượng đó được gọi là sự hô hấp tế bào. Chất hữu cơ cung cấp năng lượng có thể là cacbohiđrat, lipit, prôtêin,…Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn diễn ra kế tiếp nhau: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền êlectron hô hấp.

Phương trình chung của sự phân giải glucôzơ được trình bày như sau: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP+ nhiệt)

Câu hỏi 1: Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra trong ti thể. Tại sao khi thiếu ôxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể bị đình trệ?

………

………

………

………

……….

Câu hỏi 2: Khi hoạt động quá sức, chúng ta thường thấy bị đau, mỏi cơ. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau, mỏi cơ? ………

………

………

………

Câu hỏi 3: Một gam chất béo bị ô xi hóa trong hô hấp sẽ tạo ATP gấp bao nhiêu lần so với một gam cacbohi đrat?

A. 1/2 lần. C. 4 lần. B. 2 lần. D. 10 lần. Hướng dẫn chấm: Câu hỏi 1: Mức tối đa: Mã 2: HS trả lời đầy đủ các ý:

- O2 đóng vai trò là chất nhận êlectron cuối cùng trong chuỗi truyền êlectron ở màng trong ti thể.

- Nếu không có O2, chuỗi truyền êlectron không hoạt động, êlectron không được truyền và không tạo ra điện thế màng do không có sự vận chuyển prôtôn H+ qua màng. Vì vậy, không tạo nên lực hóa thẩm để kích hoạt phức hệ ATP- xintêtaza tổng hợp ATP từ ADP và P.

Mức chưa tối đa:

Mã 1: HS chỉ trả lời được ý 2 hoặc giải thích ý 2 sơ xài. Mức không đạt:

Mã 0: Giải thích khác. Mã 9: Không giải thích. Câu hỏi 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức đạt:

Mã 1: HS giải thích được do hoạt động quá sức, quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ô xi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men tạo ATP. Dẫn đến tích lũy axit lactic trong tế bào gây hiện tượng đau, mỏi cơ.

Mức không đạt: Mã 0: Câu trả lời khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 3: Mức đạt: Mã 1: Chọn đáp án B. 2 lần.

Mức không đạt:

Mã 0: Chọn đáp án khác. Mã 9: Không chọn đáp án nào.

* Chủ đề : QUANG HỢP

Quang hợp là phương thức dinh dưỡng của các sinh vật có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng tích trong các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp là một chuỗi dài các phản ứng phức tạp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối. Muốn quang hợp được, sinh vật phải có các sắc tố quang hợp chứa trong màng tilacoit của lục lạp.

Phương trình tổng quát của quang hợp ở cây xanh:

6CO2 + 12H2O+ quang năng → C6H12O6 +6O2 + 6H2O.

Câu hỏi 1: Trong “quang hợp, thuật ngữ “quang” là để chỉ…và “hợp” là để chỉ…

A. Các phản ứng sáng xảy ra trong tilacôit/ sự cố định cacbon. B. Các phản ứng trong khí khổng/ các phản ứng trong tilacôit. C. Chu trình Canvin/ cố định cacbon.

D. Chu trình Canvin/ các phản ứng trong chất nền lục lạp.

Câu hỏi 2: Giải thích vì sao trong môi trường nóng và khô như sa mạc, phần lớn các cây khó thực hiện quang hợp?

A. Vì ánh sáng ở đó có cường độ quá cao nên các phân tử sắc tố không thể hấp thụ được ánh sáng.

B. Vì khí khổng đóng nên CO2 không vào lá và O2 không ra khỏi lá. C. Vì thực vật buộc phải phụ thuộc vào quang hô hấp để tạo ATP.

D. Hiệu ứng nhà kính xuất hiện trong môi trường sa mạc.

Câu hỏi 3: Tại sao pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng?

……… ……… ……… Hướng dẫn chấm: Câu hỏi 1: Mức đạt: Mã 1: Chọn đáp án A. Mức không đạt: Mã 0: Chọn đáp án khác. Mã 9: Không có câu trả lời. Câu hỏi 2: Mức tối đa: Mã 1: chọn phương án B Mức không đạt: Mã 0: chọn các phương án khác. Mã 9: Không trả lời. Câu hỏi 3: Mức đạt:

Mã 1: HS giải thích được do pha sáng sản sinh ATP và NADPH cần thiết cho sự tổng hợp glucôzơ xảy ra trong pha tối.

Mức không đạt:

Mã 0: Giải thích sai. Mã 9: Không trả lời.

* Chủ đề : NGUYÊN PHÂN

Nguyên phân là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào.

Câu hỏi 1: Tế bào da của người sắp phân chia thì nó có bao nhiêu cặp NST tương đồng?

………

………..

Câu hỏi 2: Trong thực tiễn, công nghệ nào sau đây được thực hiện trên cơ sở khoa học về nguyên phân? A. Giâm cành, chiết cành, ghép mắt. B. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật. C. Chuyển ghép gen. D. Cả A và B. Câu hỏi 3: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào bao gồm

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo quan điểm pisa để đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 10 (Trang 42)