Quy trình xây dựng

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo quan điểm pisa để đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 10 (Trang 33)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.3.Quy trình xây dựng

* Bước 1: Chọn tên chủ đề (Unit) và nêu lời dẫn.

+ Tên Unit: Tên Unit có thể là tên một bài học, tên của chương, cũng có thể là tên của một chất, một quá trình, một hiện tượng,…có vai trò nhất định trong Sinh học tế bào, mang tính đại diện, khái quát.

Ví dụ: Tên Unit: NƯỚC. Vì nước là chất vô cơ quan trọng bậc nhất của tế bào và cơ thể, chiếm đến 95% khối lượng cơ thể và vai trò của chúng đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Tên Unit: ENZIM. Vì enzim là chất xúc tác sinh học có tác dụng làm cho các phản ứng xảy ra nhanh trong các điều kiện sinh lý bình thường của cơ thể sống và bản thân enzim không thay đổi khi phản ứng hoàn thành.

Tên Unit: NGUYÊN PHÂN. Vì nguyên phân là dạng phân bào phổ biến ở tế bào nhân thực, là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

+ Lời dẫn: Có thể nêu ra một tình huống hay một quy trình hay một hiện tượng, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ,... và các thông tin cơ bản liên quan đến chủ đề đã chọn và gợi ý cho các câu hỏi sau đó. Nội dung của lời dẫn sẽ được xây dựng theo mục đích riêng của người xây dựng câu hỏi mà không theo một khuôn mẫu nào.

Ví dụ:

- Với chủ đề “Axit nuclêic” thì lời dẫn có thể là:

Axit nuclêic là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các chuỗi nuclêôtit nhằm truyền tải thông tin di truyền. Có hai loại axit nuclêic là axit đêôxiribônuclêic (ADN) và axit ribônuclêic (ARN). Axit nuclêic có mặt ở hầu hết tế bào sống và virut.

- Với chủ đề “Màng sinh chất” thì lời dẫn có thể là:

Màng sinh chất là màng rất mỏng, có độ dày khoảng 7,5- 10nm, bao quanh tế bào chất như hàng rào ổn định. Màng có cấu tạo gồm lipit, prôtêin và cacbohyđrat. Lipit có trong màng chủ yếu là photpholipit, ngoài ra còn có cholesterol. Prôtêin có trong màng gồm nhiều loại có chức năng rất khác nhau.

- Với chủ đề “Quang hợp” thì lời dẫn có thể là:

Quang hợp là phương thức dinh dưỡng của các sinh vật có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng tích trong các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp là một chuỗi dài các phản ứng phức tạp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối. Muốn quang hợp được, sinh vật phải có các sắc tố quang hợp chứa trong màng tilacoit của lục lạp.

6CO2 + 12H2O+ quang năng → C6H12O6 +6O2 + 6H2O.

* Bước 2: Xác định những mục tiêu cần đạt được.

Những mục tiêu này được phân biệt thành 3 nhóm: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ba nhóm mục tiêu này liên quan đan xen với nhau. Ngoài những mục tiêu được xác định theo chuẩn kiến thức kĩ năng, thì trong mỗi thành phần, PISA cũng có những yêu cầu riêng:

+ Về kiến thức: Hiểu được thế giới tự nhiên, bao gồm cả công nghệ, trên nền tảng của kiến thức khoa học, bao hàm cả kiến thức về thế giới tự nhiên và kiến thức về bản thân ngành sinh học…

+ Về kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng tư duy khoa học.

Rèn luyện cách thức thu thập thông tin (qua kênh hình, kênh chữ,…) và cách thức làm việc khoa học.

Liên hệ với thực tiễn đời sống: Vận dụng và khai thác triệt để những gì có thể gắn kiến thức với việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường hay có thể tác động đến đời sống xã hội,…

+ Về thái độ: Ứng đáp trước các vấn đề với một thái độ thích thú, ủng hộ nghiên cứu khoa học và động lực để hành động một cách có trách nhiệm đối với môi trường an toàn và dân số khỏe mạnh.

Ví dụ: Với chủ đề “Quang hợp”:

- Những mục tiêu yêu cầu theo chuẩn:

 Nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật có khả năng quang hợp.

 Nêu được mối liên quan giữa ánh sáng với mỗi pha cũng như mối liên quan giữa hai pha.

- Những mục tiêu ngoài chuẩn: Bên cạnh những mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng, với chủ đề Quang hợp, yêu cầu HS phải giải thích một cách khoa học các hiện tượng thực tế có liên quan đến quá trình quang hợp, đi sâu vào làm rõ sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các thành phần tham gia vào quá trình quang hợp. Từ vai trò của quá trình quang hợp đối với hệ sinh thái và con người, HS hứng thú và có trách nhiệm trong việc trồng và bảo vệ cây xanh,…

* Bước 3: Xây dựng những câu hỏi nhỏ xoay quanh chủ đề đã chọn.

Câu hỏi nhỏ là những yếu tố rõ nét cấu thành nên những mục tiêu mà GV muốn HS phải đạt được ở bước 2. Thông qua việc HS trả lời những câu hỏi này, GV sẽ đánh giá được năng lực học tập của HS về chủ đề đang nghiên cứu. Một mặt đo lường được lượng kiến thức HS lĩnh hội được, mặt khác đánh giá được kĩ năng liên hệ kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề một cách khoa học, đưa ra các kết luận dựa trên những căn cứ và lí lẽ mang tính thuyết phục,…

Nên sử dụng các kiểu câu hỏi khác nhau trong mỗi chủ đề để phát huy được hết năng lực của HS và tránh việc nhàm chán: Không chỉ dùng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn mà phải đan xen kiểu câu hỏi tự luận trả lời ngắn, câu hỏi tự luận trả lời dài,… để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, tạo cơ hội cho HS trả lời theo cách hiểu của bản thân.

Ví dụ: Với chủ đề Axit nuclêic, có thể xây dựng một số câu hỏi nhỏ sau: Câu hỏi 1: Đặc điểm chung của ADN và ARN là:

A. Đều có cấu trúc một mạch. B. Đều có cấu trúc hai mạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin. D. Đều có những phân tử và cấu tạo đa phân.

Câu hỏi 3: Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng ADN của các loài sinh vật khác nhau lại rất khác biệt nhau?

Câu hỏi 4: Những đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?

* Bước 4: Xây dựng đáp án và mã hóa câu trả lời

+ Các nhãn thể hiện mức độ trả lời bao gồm:

- Mức đạt hay mức tối đa: HS lựa chọn phương án đúng trong câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, hoặc trả lời một cách đầy đủ các ý của câu hỏi.

- Mức chưa đầy đủ hay mức chưa tối đa: cho những câu trả lời thỏa mãn một phần nào đó.

- Mức không đạt: Mô tả các câu trả lời không được chấp nhận và bỏ trống không trả lời.

Ví dụ:

Câu hỏi: Giải thích vì sao trong môi trường nóng và khô như sa mạc, phần lớn các cây khó thực hiện quang hợp?

A. Vì ánh sáng ở đó có cường độ quá cao nên các phân tử sắc tố không thể hấp thụ được ánh sáng.

B. Vì khí khổng đóng nên CO2 không vào lá và O2 không ra khỏi lá. C. Vì thực vật buộc phải phụ thuộc vào quang hô hấp để tạo ATP. D. Hiệu ứng nhà kính xuất hiện trong môi trường sa mạc.

Mã hóa:

Mức tối đa:

Mã 1: chọn phương án B Mức chưa đạt:

Mã 9: Không trả lời.

Câu hỏi: Những đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?

Mã hóa:

Mức tối đa

Mã 21: HS trả lời được đầy đủ các ý sau:

- Do ADN được cấu tạo gồm 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung, khi 1 mạch bị hư hỏng thì mạch còn lại được dung làm khuôn để sửa chữa cho mạch bị hư hỏng. - Nhờ nguyên tắc bổ sung nên ADN có khả năng truyền đạt thông tin di truyền thông qua quá trình tự nhân đôi và phiên mã.

Mức chưa tối đa:

Mã 11: HS trả lời được 1 trong 2 ý trên.

Mã 12: HS không giải thích theo 2 ý trên mà chỉ nêu nhờ nguyên tắc bổ sung mà thông tin di truyền được bảo quản và truyền đạt được.

Mức không đạt:

Mã 00: Các câu trả lời khác. Mã 99: Không trả lời.

* Bước 5: Hoàn thiện Unit.

+ Hệ thống lại các yếu tố đã xây dựng từ tên chủ đề, lời dẫn, các câu hỏi. + Trình bày Unit như một phiếu học tập hay tổng hợp nhiều Unit tạo thành Bộ câu hỏi PISA.

Ví dụ 1:

AXIT NUCLÊIC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Axit nuclêic là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các chuỗi nuclêôtit nhằm truyền tải thông tin di truyền. Có hai loại axit nuclêic là axit đêôxiribônuclêic

(ADN) và axit ribônuclêic (ARN). Axit nuclêic có mặt ở hầu hết tế bào sống và virut.

Câu hỏi 1: Đặc điểm chung của ADN và ARN là: A. Đều có cấu trúc một mạch.

B. Đều có cấu trúc hai mạch.

C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin. D. Đều có những phân tử và cấu tạo đa phân.

Câu hỏi 2: Hãy cho biết nguyên tố hóa học nào cấu tạo nên axit nuclêic? ……… ……… ……….

Câu hỏi 3: Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng ADN của các loài sinh vật khác nhau lại rất khác biệt nhau?

……… ……… ………

Câu hỏi 4: Những đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?

……… ……… ………. ……… ……… ………... Ví dụ 2:

TẾ BÀO NHÂN THỰC

Tế bào nhân thực là dạng tế bào cấu tạo nên cơ thể động vật nguyên sinh, tảo, nấm, thực vật và động vật. Tế bào nhân thực thường có kích thước lớn, có cấu tạo phức tạp gồm ba thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. Tế bào chất được phân vùng chứa nhiều loại bào quan phức tạp. Nhân có màng nhân tách biệt với tế bào chất và chứa NST có cấu tạo gồm ADN dạng thẳng liên kết với prôtêin histôn.

Câu hỏi 1: Người ta cho rằng tế bào nhân thực tiến hóa từ tế bào nhân sơ nguyên thủy. Sự khác nhau nổi bật về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có liên quan gì đến tiến hóa làm gia tăng kích thước tế bào nhân thực?

……… ……… ……… ………

Câu hỏi 2: Trong quá trình nghiên cứu ti thể của tế bào gan chuột, người ta thu được kết quả: Tế bào gan chuột khỏe mạnh có 2554 ti thể, chuột bị bệnh ung thư có 1391 ti thể. Em có nhận xét gì về số lượng ti thể ở hai loại tế bào?

……… ……… ……… ………

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THAM VẤN CHUYÊN GIA

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo quan điểm pisa để đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 10 (Trang 33)