Cấu trúc, nội dung

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo quan điểm pisa để đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 10 (Trang 28)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Cấu trúc, nội dung

Phần 2- Sinh học tế bào đi sâu vào trình bày cấu tạo của tế bào: thành phần hóa học, cấu trúc, các bào quan và các hoạt động sống của tế bào; trao đổi chất và năng lượng trong tế bào, các hình thức phân bào,… Toàn bộ nội dung nói trên được trình bày trong 4 chương:

* Chương 1: Thành phần hóa học của Tế bào

- Nội dung: Chủ yếu đề cập đến cấu trúc và chức năng của thành phần hóa học của tế bào. Tế bào được cấu tạo từ rất nhiều thành phần trong đó chia ra làm

hai nhóm chính: Các hợp chất vô cơ (muối, các ion, nước) và các hợp chất hữu cơ (gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic).

Qua các bài học của chương này, HS sẽ thấy được các đặc điểm của sự sống ở cấp tế bào là do các đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào quy định. Sự tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Tuy nhiên, đặc điểm của các đại phân tử hữu cơ lại được quy định bởi các đặc điểm của các nguyên tố hóa học cấu tạo nên chúng và chính cấu trúc nguyên tử của các nguyên tố lại quyết định đặc tính hóa học của nguyên tố.

- Cấu trúc: Gồm 4 bài.

+ Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước. + Bài 4: Cacbohiđrat và lipit.

+ Bài 5: Prôtêin. + Bài 6: Axit nuclêic.

* Chương 2: Cấu trúc của tế bào

- Nội dung: Trình bày khái quát về Tế bào (tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực) sau đó đi sâu vào cấu tạo của tế bào nhân thực: Màng, tế bào chất, nhân và các bào quan, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào,…

- Cấu trúc: Gồm 6 bài. + Bài 7: Tế bào nhân sơ.

+ Bài 8: Tế bào nhân thực ( đi sâu vào đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nhân, tế bào chất, bộ máy Gôngi)

+ Bài 9: Tế bào nhân thực (đi sâu vào các bào quan ti thể, lục lạp, không bào, lizôxôm)

+ Bài 10: Tế bào nhân thực (nghiên cứu khung xương tế bào, màng sinh chất và các cấu trúc bên ngoài màng…)

+ Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

+ Bài 12: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.

* Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

- Nội dung: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là hoạt động sống cơ bản của tế bào - dấu hiệu đặc trưng của sự sống phân biệt giới vô cơ và giới hữu cơ. Bao gồm quá trình trao đổi chất và năng lượng của tế bào như quang hợp, hô hấp hay chính là các hoạt động phân giải, tổng hợp chất hữu cơ của tế bào. Tất cả các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào đều chịu sự xúc tác của enzim, vì thế phản ứng nhanh hơn và triệt để hơn.

- Cấu trúc gồm 5 bài:

+ Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.

+ Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất. + Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim.

+ Bài 16: Hô hấp tế bào. + Bài 17: Quang hợp.

* Chương 4: Phân bào

- Nội dung: Cơ thể sinh trưởng và phát triển được là nhờ các quá trình phân bào của tế bào. Phân bào gồm hai hình thức trực phân (không có thoi tơ vô sắc) và phân bào gián phân (có thoi tơ vô sắc) bao gồm có nguyên phân và giảm phân - đây là hình thức phân bào chủ yếu của tế bào nhân thực. Nhờ nguyên phân mà số lượng tế bào tăng lên qua các thế hệ tế bào, đồng thời vẫn duy trì ổn định được bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Giảm phân tạo ra các giao tử đơn bội (n) tham gia vào quá trình thụ tinh. Thụ tinh phục hồi bộ NST (2n) của loài thông qua sự kết hợp giao tử đực và cái.

+ Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. + Bài 19: Giảm phân.

+ Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành.

+ Bài 21: Ôn tập phần Sinh học tế bào.

Một phần của tài liệu Xây dựng câu hỏi theo quan điểm pisa để đánh giá năng lực học tập của học sinh lớp 10 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)