Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại xã quang thuận, huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 56)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông,

Bắc Kạn

3.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Quang Thuận

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, diện tích tự nhiên của xã là 3249,28 ha, chiếm 5,95% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất đưa vào sử dụng cho các mục đích (nông nghiệp và phi nông nghiệp) đạt tỉ lệ 98,39%. Cơ cấu sử dụng đất của xã thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Quang Thuận năm 2013

93,43%

4,96% 1,61%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

3.1.3.1.1 Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp là 3035,8 ha, chiếm 93,43% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 561,08 ha; đất lâm nghiệp là 2472,72 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 2,00 ha. Trong 561,08 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có diện tích là 122,17 ha chủ yếu là trồng lúa với diện tích 83,71 ha còn lại là đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 38,46 ha. Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng đất dành cho các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như trồng cây hàng năm còn lại, cây lâu năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và so với tổng diện tích đất nông nghiệp được thể hiện chi tiết ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp đến năm 2013

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích

( ha )

Cơ cấu

( % )

ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 3035,80 100

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 561,08 18,48

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 122,17 4,02

1.1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu LUA 83,71 2,76

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 38,46 1,27

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 438,91 14,46

1.2.1 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 438,91 14,49

2 Đất lâm nghiệp LNP 2472,72 81,45

2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1528,75 50,36

2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 943,97 31,09

3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,00 0,07

3.1.3.1.2 Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp với diện tích là 161,25 ha chỉ chiếm 4,96% tổng diện tích đất tự nhiên của xã trong đó đất ở có diện tích là 88,51 ha; đất chuyên dùng có diện tích là 42,04 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 0,3 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 30,4 ha. Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý. Diện tích đất có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã như đất giao thông, đất cho các công trình sản xuất, đất trụ sở các cơ quan, đất sản xuất kinh doanh và đất các công trình công cộng mới chỉ chiếm khoảng 1.29% diện tích đất tự nhiên được thể hiện chi tiết ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp đến năm 2013

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 161,25 100

1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 0,60 0,37 2 Đất quốc phòng, an ninh CAN

3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 0,07 0,04

4 Đất phát triển hạ tầng 41,37 25,66

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,30 0,19 6 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 30,40 18,85

7 Đất ở OCT 88,51 54,89

7.1 Đất ở tại nông thôn ONT 88,51 54,89

(Nguồn: Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn) 3.1.3.1.3 Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng có diện tích 52,23 ha chiếm 1,61% diện tích tự nhiên của xã trong đó đất bằng chưa sử dụng là 51,19 ha còn lại là núi đá không có rừng cây có diện tích 1,04 ha. Đất chưa sử dụng có diện tích khá lớn song chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Vì vậy, xã cần có những biện pháp khai thác triệt để quỹ đất hiện có, Đặc biệt là phần diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại xã quang thuận, huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)