Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại xã quang thuận, huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 49)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.1Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Quang Thuận là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Bạch Thông, cách trung tâm huyện lỵ 30 km, có diện tích tự nhiên là 3.249,28 ha. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Đông giáp xã Nông Thượng và Phường Sông Cầu - Thị Xã Bắc Kạn. - Phía Tây giáp xã Dương Phong - huyện Bạch Thông.

- Phía Nam giáp xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới. - Phía Bắc giáp xã Đôn Phong - huyện Bạch Thông.

Là một xã có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông, nằm trên trục đường tỉnh lộ 257 nối thị xã Bắc Kạn với huyện Chợ Đồn với chiều dài hơn 9km. Với điều kiện như trên sẽ mở ra những lợi thế to lớn phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội với các địa phương khác [6].

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình xã Quang Thuận không bằng phẳng, phần lớn là núi cao, giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc Sông Cầu và các suối lạch, độ cao trung bình từ 220m - 600m so với mặt nước biển. Địa hình được chia làm 2 dạng chính:

- Địa hình núi đất, độ cao phổ biến từ 400m - 600m, bị chia cắt bởi các khe suối, là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp hoặc nông – lâm kết hợp. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi nên giao thông đi lại rất khó khăn.

- Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các sông suối, xen giữa các dãy núi cao là khu vực có thể phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu nhưng cũng dễ chịu ảnh hưởng của lũ gây ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.

3.1.1.3 Khí hậu

Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Bắc Kạn cho thấy xã Quang Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 21,50C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 50

C.

- Nắng: Tổng số giờ nắng cả năm là 1.554,7 giờ. Tháng 8 có số giờ nắng cao nhất là 187,4 giờ, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,6 giờ.

- Lượng mưa trung bình năm là 1.586 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5,6,7,8, chiếm 85% lượng mưa cả năm; tháng 11 lượng mưa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 84%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 79%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Ngoài ra trên địa bàn xã hàng năm thường xuất hiện 80 - 90 ngày có sương mù, 35 - 37 ngày có mưa phùn, 45 - 50 ngày có giông và một số đợt sương muối.

Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên do mưa lớn, tập trung theo mùa kết hợp với địa hình đồi núi dễ dẫn đến tình trạng lũ quét làm xói mòn, lở đất dọc theo các sông và sườn núi gây ngập úng cục bộ và phá hủy hệ thống giao thông, thủy lợi...

3.1.1.4 Thuỷ văn

Xã Quang Thuận có con Sông Cầu chảy qua, đây là dòng sông có lưu lượng nước chảy lớn, với diện tích là: 25,0 ha, mật độ thuỷ văn đa dạng và phong phú. Hệ thống sông, suối là nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngoài ra Sông Cầu còn là nơi nhân dân khai thác nguyên vật liệu xây dựng như: Cát, sỏi, góp phần tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lúc nông nhàn.

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 3.1.1.5.1 Tài nguyên đất

* Căn cứ nguồn gốc phát sinh, đất đai xã Quang Thuận có hai nhóm đất chính: - Nhóm đất địa thành do quá trình phong hoá đất tại chỗ tạo thành. - Nhóm đất thuỷ thành do được bồi tụ phù sa của các con sông, suối tạo thành.

3.1.1.5.2 Tài nguyên nước

Toàn xã có: 30,40 ha đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt, nước trong và không mùi. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.

3.1.1.5.3 Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai thì diện tích đất rừng của xã Quang Thuận có: 2458,45 ha, chiếm 75,66 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng sản xuất: 1514,48 ha, chiếm 61,6% diện tích đất lâm nghiệp. Đất rừng phòng hộ: 943,97 ha chiếm 38,4% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng trồng chủ yếu là mỡ, keo đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa có khả năng khai thác lớn. Giá trị thực vật rừng không chỉ lấy gỗ mà còn là dược liệu làm thuốc, làm cảnh...Động vật rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, chồn.

Nhìn chung rừng Quang Thuận có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm hầu như không còn. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện nay cùng với rừng trồng theo dự án đang phát triển, được quản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của xã trong những năm tới.

3.1.1.5.4 Tài nguyên nhân văn

Năm 2013 dân số toàn xã là: 1.947 nhân khẩu. Trong đó tổng số nam có 923 khẩu chiếm 47,4% dân số, tổng số nữ có 1024 khẩu chiếm 52,6% dân số và chia thành 462 hộ. Bình quân 4,2 người/1hộ. Gồm 12 thôn với 4 dân tộc: Tày chiếm: 73,14% tổng dân số, Dao chiếm: 12,33% tổng dân số, Nùng chiếm: 1,44% tổng dân số, Kinh chiếm: 13,05% tổng dân số. Trong những năm gần đây do làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nên tỷ lệ tăng dân số giảm dần. Năm 2013 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là: 1,27%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại xã quang thuận, huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 49)