Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại xã quang thuận, huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 44)

2. Mục tiêu của đề tài

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Khái quát được tình hình cơ bản của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

- Hiện trạng sử dụng đất của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

- Thực trạng công tác quản lí nhà nước về đất đai tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Nội dung 2. Đánh giá công tác lập hồ sơ địa chính cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Trước và sau khi đo đạc bản đồ địa chính.

- Đánh giá quy trình lập hồ sơ địa chính tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

- Đánh giá kết quả lập hồ sơ địa chính để quản lí đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn theo thời gian

+ Kết quả lập hồ sơ địa chính để quản lí đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước khi có bản đồ địa chính

+ Kết quả lập hồ sơ địa chính để quản lí đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn sau khi có bản đồ địa chính

- Đánh giá kết quả lập hồ sơ địa chính để quản lí đất của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn theo loại đất

+ Kết quả lập hồ sơ địa chính để quản lí đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước và sau khi có bản đồ địa chính

+ Kết quả lập hồ sơ địa chính để quản lí đất ở của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước và sau khi có bản đồ địa chính

- Đánh giá công tác lập hồ sơ địa chính để quản lí đất của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn theo phiếu điều tra.

+ Ý kiến của người dân về công tác lập hồ sơ địa chính để quản lí đất của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

+ Ý kiến của cán bộ về công tác lập hồ sơ địa chính để quản lí đất của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung 3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Trước và sau khi đo đạc bản đồ địa chính.

- Đánh giá quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

- Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn theo thời gian

+ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước khi có bản đồ địa chính

+ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn sau khi có bản đồ địa chính

- Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn theo loại đất

+ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước và sau khi có bản đồ địa chính

+ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trước và sau khi có bản đồ địa chính

- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn theo phiếu điều tra

+ Ý kiến của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

+ Ý kiến của cán bộ về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

+ So sánh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Quang Thuận và xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

4. Những khó khăn, tồn tại và giải pháp của công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức hộ gia đình, cá nhân tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các thông tin số liệu thứ cấp: tiến hành thu thập toàn bộ các tài liệu, số liệu có liên quan từ các nguồn khác nhau như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê, Chi cục Thuế huyện Bạch Thông; Ủy ban nhân dân xã Quang Thuận.

- Thu thập nghiên cứu các văn bản pháp lý của trung ương và của tỉnh liên quan tới việc cấp giấy chứng nhận.

- Thu thập các loại số liệu, tài liệu. Các chính sách của nhà nước và cơ chế của tỉnh về cấp giấy chứng nhận.

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Xây dựng bộ câu hỏi để điều tra, phỏng vấn về việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Thuận. Điều tra 2 nhóm đối tượng sau:

- Nhóm cán bộ quản lí: Phỏng vấn 30 người, gồm: 10 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bạch Thông, 10 cán bộ Ủy ban nhân dân xã Quang Thuận có liên quan đến cấp giấy chứng nhận QSD đất, 10 trưởng thôn.

- Nhóm người sử dụng đất: Phỏng vấn mỗi thôn 5 người có lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn này.

Từ các phiếu điều tra được, tổng hợp, phân tích ý kiến nhận xét từ các góc độ khác nhau về công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Quang Thuận.

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu

Số liệu thu thập được sẽ được xử lý theo từng nội dung nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích so sánh

Từ kết quả điều tra tiến hành tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng. Công tác đăng ký, cấp GCN và đưa ra những giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn trong thời gian tới.

2.4.4 Phương pháp biểu đạt số liệu và thông tin thu thập

Các số liệu thu thập được được biểu đạt bằng bảng số liệu, đồ thị minh họa, sơ đồ và các câu văn phân tích.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khái quát tình hình cơ bản của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Quang Thuận là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Bạch Thông, cách trung tâm huyện lỵ 30 km, có diện tích tự nhiên là 3.249,28 ha. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Đông giáp xã Nông Thượng và Phường Sông Cầu - Thị Xã Bắc Kạn. - Phía Tây giáp xã Dương Phong - huyện Bạch Thông.

- Phía Nam giáp xã Thanh Vận - huyện Chợ Mới. - Phía Bắc giáp xã Đôn Phong - huyện Bạch Thông.

Là một xã có vị trí tương đối thuận lợi về giao thông, nằm trên trục đường tỉnh lộ 257 nối thị xã Bắc Kạn với huyện Chợ Đồn với chiều dài hơn 9km. Với điều kiện như trên sẽ mở ra những lợi thế to lớn phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội với các địa phương khác [6].

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình xã Quang Thuận không bằng phẳng, phần lớn là núi cao, giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc Sông Cầu và các suối lạch, độ cao trung bình từ 220m - 600m so với mặt nước biển. Địa hình được chia làm 2 dạng chính:

- Địa hình núi đất, độ cao phổ biến từ 400m - 600m, bị chia cắt bởi các khe suối, là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp hoặc nông – lâm kết hợp. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi nên giao thông đi lại rất khó khăn.

- Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các sông suối, xen giữa các dãy núi cao là khu vực có thể phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu nhưng cũng dễ chịu ảnh hưởng của lũ gây ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.

3.1.1.3 Khí hậu

Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Bắc Kạn cho thấy xã Quang Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, cụ thể:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 21,50C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 – 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 50

C.

- Nắng: Tổng số giờ nắng cả năm là 1.554,7 giờ. Tháng 8 có số giờ nắng cao nhất là 187,4 giờ, tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,6 giờ.

- Lượng mưa trung bình năm là 1.586 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5,6,7,8, chiếm 85% lượng mưa cả năm; tháng 11 lượng mưa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 84%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 79%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Ngoài ra trên địa bàn xã hàng năm thường xuất hiện 80 - 90 ngày có sương mù, 35 - 37 ngày có mưa phùn, 45 - 50 ngày có giông và một số đợt sương muối.

Nhìn chung, khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên do mưa lớn, tập trung theo mùa kết hợp với địa hình đồi núi dễ dẫn đến tình trạng lũ quét làm xói mòn, lở đất dọc theo các sông và sườn núi gây ngập úng cục bộ và phá hủy hệ thống giao thông, thủy lợi...

3.1.1.4 Thuỷ văn

Xã Quang Thuận có con Sông Cầu chảy qua, đây là dòng sông có lưu lượng nước chảy lớn, với diện tích là: 25,0 ha, mật độ thuỷ văn đa dạng và phong phú. Hệ thống sông, suối là nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngoài ra Sông Cầu còn là nơi nhân dân khai thác nguyên vật liệu xây dựng như: Cát, sỏi, góp phần tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lúc nông nhàn.

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 3.1.1.5.1 Tài nguyên đất

* Căn cứ nguồn gốc phát sinh, đất đai xã Quang Thuận có hai nhóm đất chính: - Nhóm đất địa thành do quá trình phong hoá đất tại chỗ tạo thành. - Nhóm đất thuỷ thành do được bồi tụ phù sa của các con sông, suối tạo thành.

3.1.1.5.2 Tài nguyên nước

Toàn xã có: 30,40 ha đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt, nước trong và không mùi. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.

3.1.1.5.3 Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai thì diện tích đất rừng của xã Quang Thuận có: 2458,45 ha, chiếm 75,66 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là rừng sản xuất: 1514,48 ha, chiếm 61,6% diện tích đất lâm nghiệp. Đất rừng phòng hộ: 943,97 ha chiếm 38,4% diện tích đất lâm nghiệp. Rừng trồng chủ yếu là mỡ, keo đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa có khả năng khai thác lớn. Giá trị thực vật rừng không chỉ lấy gỗ mà còn là dược liệu làm thuốc, làm cảnh...Động vật rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, chồn.

Nhìn chung rừng Quang Thuận có trữ lượng gỗ ít, động thực vật quý hiếm hầu như không còn. Tuy nhiên với trữ lượng rừng hiện nay cùng với rừng trồng theo dự án đang phát triển, được quản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của xã trong những năm tới.

3.1.1.5.4 Tài nguyên nhân văn

Năm 2013 dân số toàn xã là: 1.947 nhân khẩu. Trong đó tổng số nam có 923 khẩu chiếm 47,4% dân số, tổng số nữ có 1024 khẩu chiếm 52,6% dân số và chia thành 462 hộ. Bình quân 4,2 người/1hộ. Gồm 12 thôn với 4 dân tộc: Tày chiếm: 73,14% tổng dân số, Dao chiếm: 12,33% tổng dân số, Nùng chiếm: 1,44% tổng dân số, Kinh chiếm: 13,05% tổng dân số. Trong những năm gần đây do làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nên tỷ lệ tăng dân số giảm dần. Năm 2013 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là: 1,27%.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương chưa ổn định, nông nghiệp còn bị ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. Sự đầu tư của Nhà nước thông qua các dự án còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quang Thuận đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,

không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Năm 2013 thu nhập bình quân lương thực đạt 422kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 11.500.000,0đ/ người/năm.

Nền kinh tế của xã Quang Thuận chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Mà hoạt động chính là trồng cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi và trồng rừng. Trong cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng gần 90% tổng giá trị sản xuất. Trong những năm qua, Đảng uỷ và chính quyền địa phương đã vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, tăng mùa vụ, cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Nền kinh tế đang chuyển dịch từ nông, lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp dịch vụ và sản xuất hàng hoá.

3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 3.1.2.2.1 Ngành nông nghiệp

- Ngành trồng trọt: Được sự quan tâm của cấp Uỷ, chính quyền xã và đoàn thể các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của người dân, chủ động trong sản xuất trên diện tích gieo trồng, năng suất các loại cây trồng đều đạt kết quả tốt. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đến cuối năm 2013 ước đạt là 955

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính theo kết quả đo đạc bản đồ địa chính tại xã quang thuận, huyện bạch thông tỉnh bắc kạn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)