- Chọn mẫu để điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên và theo cụm, dựa vào đặc điểm địa lý, thu nhập bình quân, tính chất nghề nghiệp và có tính chất đạ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2.3. Bàn về tác dụng của tập luyện yoga lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường
Tác dụng của tập luyện Yoga lên một số chỉ tiêu hình thái
Yoga là môn khoa học có tác dụng tăng cường sức khoẻ, phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Yoga bao gồm các tư thế (asana), kỹ thuật điều khiển hơi thở (pranayama), tập trung tâm trí (dhyana) và cảm nhận; trong đó, hô hấp (pranayama) là linh hồn của yoga [11]. Chính vì vậy, một giờ thực hành yoga bằng một giờ tập thể dục, cộng với một giờ tập thở và một giờ tập trung tâm trí. Yoga gồm khoảng 8.000 tư thế và 8 kỹ thuật thở. Khi thực hành các asana thường xuyên có sự căng kéo cơ, năng lượng tiêu hao tương đối nhiều và thường xuyên có sự thay đổi hoặc kết hợp giữa hô hấp bằng ngực trên, ngực dưới và hô hấp bằng bụng (hô hấp bằng cơ hoành). Đặc điểm của hô hấp trong yoga thường chậm, điều hoà và sâu nên đem được nhiều oxy vào đồng thời đào thải nhiều khí cacbonic. Tế bào đủ oxy và quá trình cung cấp năng lượng được diễn ra theo hệ oxy hoá đường và mỡ, làm giảm lipid máu và tiêu hao lipid từ các mô mỡ [12], từ đó cân nặng được giảm đi rõ rệt. Bên cạnh đó, khi tập luyện yoga, luôn sự kết hợp giữa "tâm và thân" dần dần sẽ giúp người tập ý thức từng cử chỉ, hành động của chính mình và có được sự bình an trong mọi hoạt động, phát triển khả năng tập trung, định tâm và trí tuệ, thần kinh cân bằng, ăn uống điều độ cũng là nguyên nhân gây giảm cân, giảm chỉ số BMI, vòng bụng và vòng mông.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Âu Mỹ Vakil (1950) nghiên cứu ứng dụng thiền trong Yoga đã hơn nửa thế kỷ và nhận định rằng yoga có tác dụng giảm cân, Alexander (1994) cũng đã nghiên cứu về tác dụng của thiền giúp giảm cân, giảm béo phì đối với người ĐTĐ.
Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng: Yoga không những ngăn ngừa tăng cân mà còn giúp người tập giảm một trọng lượng đáng kể [12]. Đàn ông và phụ nữ ở lứa tuổi 50 trở lên thường là lứa tuổi điển hình có trọng lượng cơ thể tăng nhanh dần theo mỗi năm, khi sinh lực cơ thể dần suy giảm mà lại không giảm được lượng calo tiêu thụ. Nghiên cứu đầu tiên đã cho thấy hiệu quả của yoga trong việc giảm cân và cũng có thể tăng cân nếu muốn [11]. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm tác động của yoga trong việc thay đổi trọng lượng cơ thể với 15550 người ở lứa tuổi 53 – 57. Còn lại những thành viên từ 45 – 55 sẽ là những người cung cấp thông tin về những họat động cơ thể (bao gồm cả yoga) và sự thay đổi trọng lượng cho các nhà nghiên cứu. Kết quả như sau: Những người nam giới và phụ nữ có cân nặng bình thường nếu luyện tập yoga thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi tuần) trong vòng từ 4 đến 5 năm chỉ tăng có 1,5 kg ít hơn hẳn so với những người không tập yoga (tăng 4,5 kg tới 6 kg). Những người nam giới và phụ nữ đang có cân nặng ở tình trạng “báo động”, nếu luyện tập yoga thường xuyên sẽ giảm được 2,5 kg, còn những người không luyện tập yoga sẽ tiếp tục tăng tới 6 kg. Các nhà nghiên cứu cho biết hiệu quả của yoga với việc giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể nhiều hơn. “Trong quá trình luyện tập yoga, cơ thể đốt cháy đủ lượng calo để giảm cân, nhưng hầu hết lại có rất ít người luyện tập yoga”, giáo sư Alan D.Kristal, ĐH Washington nói “Từ kinh nghiệm của tôi, tôi nghĩ yoga là cách tốt nhất giúp mọi người hiểu rõ về cơ thể của mình. Vì thế khi ăn đủ lượng thức ăn, chúng ta có thể cảm nhận được lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể đã quá đầy, điều đó có thể giúp chúng ta dễ dàng ngừng ăn trước khi ăn quá nhiều”.
Tác dụng của tập luyện Yoga lên một số chỉ tiêu sinh lý
Yoga là môn khoa học có tác dụng tăng cường sức khoẻ, phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Yoga bao gồm các tư thế (asana), kỹ thuật điều khiển hơi thở (pranayama), tập trung tâm trí (dhyana) và cảm nhận; trong đó, hô hấp
(pranayama) là linh hồn của yoga [11]. Chính vì vậy, một giờ thực hành yoga bằng một giờ tập thể dục, cộng với một giờ tập thở và một giờ tập trung tâm trí. Yoga gồm khoảng 8.000 tư thế và 8 kỹ thuật thở. Khi thực hành các asana thường xuyên có sự căng kéo cơ, năng lượng tiêu hao tương đối nhiều và thường xuyên có sự thay đổi hoặc kết hợp giữa hô hấp bằng ngực trên, ngực dưới và hô hấp bằng bụng (hô hấp bằng cơ hoành). Đặc điểm của hô hấp trong yoga thường chậm, điều hoà và sâu nên đem được nhiều oxy vào đồng thời đào thải nhiều khí cacbonic. Tế bào đủ oxy và quá trình cung cấp năng lượng được diễn ra theo hệ oxy hoá đường và mỡ, làm giảm lipid máu và tiêu hao lipid từ các mô mỡ [12]. Điều này thấy rõ hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 3 tháng thực hành yoga, hàm lượng cholesterol, triglycerid, LDL-C máu giảm và HDL-C máu tăng (bảng 3.19). Đây cũng chính là một phần nguyên nhân giúp giảm cân trong thực hành yoga (bảng 3.13). Khi thực hành yoga, luôn sự kết hợp giữa "tâm và thân" dần dần sẽ giúp người tập ý thức từng cử chỉ, hành động của chính mình và có được sự bình an trong mọi hoạt động, phát triển khả năng tập trung, định tâm và trí tuệ, thần kinh cân bằng, ăn uống điều độ cũng là nguyên nhân gây giảm cân, giảm chỉ số BMI, vòng bụng và vòng mông ở nhóm nghiên cứu (bảng 3.13).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.15 cho thấy, tập luyện yoga có tác dụng giảm huyết áp. Chúng tôi cho rằng sở dĩ có được hiệu quả này là thực hành các asana có tác dụng tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm mạch máu mềm mại. Thiền định trong yoga làm cho thần kinh được cân bằng, thư giãn, loại bỏ stress và tạo nên cảm giác sảng khoái vui tươi ở người tập yoga làm cho huyết áp giảm và cân bằng. Theo nghiên cứu của McCaffrey, Ruknui, Hatthakit, Kasetsomboon (2005) [19] cho thấy, nhóm thực nghiệm trước khi thực hành yoga có huyết áp trung bình 160.89/98.52 mmHg, sau 8 tuần thực hành yoga, huyết áp đo được 136.04/81.01 mmHg. Ngoài ra sự giảm cân, giảm mỡ máu sau quá trình tập luyện yoga mà kết quả nghiên cứu thu được ở
bảng 3.1 cũng là những nguyên nhân quan trọng làm giảm huyết áp ở những người bị tiền ĐTĐ. Theo nhận xét các nhà khoa học tim mạch, chỉ cần hạ được 5 mmHg ở người cao huyết áp là số tai biến mạch máu não giảm được 35-40% [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 3 tháng thực hành yoga, HATT và HATTR đều giảm được khoảng 10 mmHg.
Bằng nghiên cứu, các nhà khoa học Y học và Thể dục thể thao (TDTT) đã đưa ra nhận định: Tập luyện TDTT làm giảm đường huyết; tuy nhiên, nếu tập luyện gắng sức hoặc không lựa chọn môn thể dục phù hợp thì nguy cơ biến chứng càng cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cả khi yên tĩnh hoặc sau NPDN glucose, thời điểm sau 3 tháng, hàm lượng glucose đều giảm có ý nghĩa so với trước 3 tháng với p <0.001 (bảng 3.21). Chúng tôi cho rằng, sở dĩ glucose máu giảm sau thực hành yoga là do các nguyên nhân sau: (1). Khi thực hiện các bài tập thở, đối với người bị tiền đái tháo đường được chúng tôi hướng dẫn thực hiện thì thở ra dài hơn thêm so với thở ra bình thường, điều này có tác dụng tăng cường chức năng phó giao cảm, gúp kích thích tuỵ tăng cường bài tiết insulin. (2). Hô hấp bằng bụng và thực hành các tư thế trong chương trình tập luyện cùng với các kỹ thuật thở như AgniSar Kriya, Bahya Pranayama mà chúng tôi áp dụng trong chương trình tập luyện giúp tạo và thay đổi áp lực cho ổ bụng, làm cho các tạng trong ổ bụng thường xuyên được matxa; tăng cường lượng máu tuần hoàn ở các cơ quan nội tạng, trong đó có tuyến tuỵ. Khi dòng máu đến tuỵ tăng, tuyến tuỵ được tăng cường cả chức năng nội tiết và ngoại tiết, insulin được tiết ra nhiều hơn làm tăng chuyển hoá glucose máu thành glycogen ở tế bào, do đó glucose máu giảm. (3). Yoga có hiệu quả làm giảm căng thẳng, do đó làm giảm Glucagons, Adrenaline, Noradrenalin và Cortisol, từ đó cải thiện hoạt động của insulin. (4). Trong thực hành yoga, giữa các asana có khoảng nghỉ 30 giây đến 1 phút, cuối buổi tập là tư thế thư giãn Savasana. Đây là thời gian mà cơ bắp được thư giãn và cải thiện nguồn cung cấp máu cho cơ bắp, từ đó giúp tăng cường
biểu hiện thụ thể insulin trên cơ, giúp tăng hấp thụ glucose vào tế bào cũng góp phần làm giảm lượng glucose máu.
- Tác dụng của tập luyện Yoga lên một số chỉ tiêu tim mạch
Các nhà nghiên cứu khoa học về tim mạch đã cho thấy rằng: chỉ cần hạ được 5 mmHg ở người cao huyết áp là số tai biến mạch máu não giảm được 35-40% [6]. Nhiều tác giả khi nghiên cứu tác động của yoga đã đưa ra nhận định răng: Yoga là phương pháp thể dục khá hoàn hảo giúp phòng, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp có hiệu quả.
Điều này thấy rõ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, sau 3 tháng thực hành yoga có tần số tim giảm, HATT giảm, HATTR giảm, tất cả có ý nghĩa với p<0,001 và p<0,05 (bảng 3.15). Chúng tôi cho rằng sở dĩ yoga có tác dụng làm giảm huyết áp là thực hành các asana có tác dụng tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm mạch máu mềm mại. Thiền định trong yoga làm cho thần kinh được cân bằng, thư giãn, loại bỏ stress và tạo nên cảm giác sảng khoái vui tươi ở người tập yoga làm cho huyết áp giảm và cân bằng.
Yoga có hàng ngàn tư thế khác nhau, khi thực hiên mỗi tư thế đều có sự kéo giãn hoặc chèn ép cơ, tập trung tâm trí khi thực hành các asana và pranayama để cảm nhận hơi thở, cảm nhân sự căng cơ, kéo giãn dây chằng đồng thời tập trung một điểm và nhìn một điểm khi thực hành các tư thế giúp kết nối tâm – thân.Mặt khác, yoga có tác dụng tăng lượng oxy trong máu, điều hoà thần kinh thực vật, cân bằng giao cảm và phó giao cảm, giảm huyết áp. Thư giãn trong yoga bằng cách thiền định, nâng cao sức khoẻ, tăng độ linh hoạt, giải toả stress và giảm sự căng cơ. Khi giảm thừa cân béo phì cũng đồng nghĩa với giảm được huyêt áp. Căng thẳng là là yếu tố nguy cơ chính của tăng huyết áp, pranayama và thiền định là phương pháp hạ huyết áp và có thể chữa được cao huyết áp, chỉ cần thiền định 15- 20 phút một lần, ngày 2 lần là có thể chữa được cao huyết áp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những nhận định trên, sau 3 tháng tập luyện yoga các chỉ số tần số tim, HATT, HATTR đều giảm với p<0.001 (bảng 3.15). Chúng tôi cho rằng sở dĩ có được hiệu quả này là thực hành các asana có tác dụng tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm mạch máu mềm mại. Thiền định trong yoga làm cho thần kinh được cân bằng, thư giãn, loại bỏ stress và tạo nên cảm giác sảng khoái vui tươi ở người tập yoga làm cho huyết áp giảm và cân bằng.
Theo nghiên cứu của McCaffrey, Ruknui, Hatthakit, Kasetsomboon -2005 cho thấy, nhóm thực nghiệm trước khi thực hành yoga có huyết áp trung bình 160.89/98.52 mmHg, sau 8 tuần thực hành yoga, huyết áp đo được 136.04/81.01 mmHg. Ngoài ra, sự giảm cân, giảm mỡ máu sau quá trình tập luyện yoga mà kết quả nghiên cứu thu được ở bảng 3.13 và bảng 3.19 trong nhiên cứu của chúng tôi cũng là những nguyên nhân quan trọng làm giảm huyết áp ở những người bị ĐTĐ. TS. Dean Ornish, người sáng lập Viện nghiên cứu Prevention Medicine Research đã nghiên cứu và chứng tỏ yoga có tác dụng làm dịu triệu chứng các bệnh tim. Trong một số trường hợp, biện pháp này còn phá tan các cục máu đông ở động mạch vành, nhờ thế bệnh tim được chữa khỏi.