Tình hình nghiên cứu tác dụng của yoga đối với người có hàm lượng đường huyết cao trên Thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh (Trang 26)

lượng đường huyết cao trên Thế giới và ở Việt Nam

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhận định, tập luyện thể dục thể thao có tác dụng tăng độ nhạy cảm thụ thể insulin ở màng tế bào, tăng chuyển hoá glucose tại tế bài và giảm đường huyết. Nhiều nhà khoa học y học khi nghiên cứu tác dụng của yoga đối với bệnh đái tháo đường cũng đã nhận định, yoga là liệu pháp phòng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường, phòng các biến chứng của đái tháo đường có hiệu quả.

Trong một nghiên cứu tổ chức 8 tuần thực hành yoga cho người tiền đái tháo đường qua chẩn đoán giảm đường huyết lúc đói và thử nghiệm dung nạp glucose ở Bangalore Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở nhóm thực hành yoga, sau 8 tuần, chỉ số cân nặng giảm 2,3 kg, chu vi vòng eo và BMI đều giảm; giảm cholesterol, giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận định, yoga có tác dụng kiểm soát đường huyết.

Trong năm 2007, K.E. Innes và H.K. Vincent đã thống kê các nghiên cứu về tác dụng của yoga đối với bệnh đái tháo đường. Họ đã xác định 25 nghiên cứu thích hợp, bao gồm 15 thử nghiệm không kiểm soát được, 6 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên không có kiểm soát và 4 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. Nhìn chung, họ kết luận rằng những nghiên cứu này cho thấy các thay đổi có lợi trong một số các chỉ số nguy cơ, bao gồm cả dung nạp glucose và độ nhạy insulin, cả về hàm lượng lipid máu, đặc điểm nhân trắc học, huyết áp, căng thẳng, tăng cường chức năng hô hấp. Các nhà khoa học này đã kết luận rằng: yoga vừa có tác dụng loại bỏ các yếu tố nguy cơ đái tháo đường vừa có tác dụng giảm hàm lượng đường máu. Yoga là liệu pháp phòng và hỗ trợ điều trị có hiệu quả bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ tác dụng của Yoga vào bệnh tiểu đường: Trong một nghiên cứu ở New Delhi trên 149 bệnh nhân tiểu đường loại II, 69% số người được hỏi cho thấy đáp ứng tốt với liệu pháp

yoga. Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng yoga là một liệu pháp đơn giản, kinh tế và hữu ích cho các bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin và không phụ thuộc vào insulin. Trong một nghiên cứu khác từ New Delhi về bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã cố gắng để tìm hiểu nếu yoga asana (tư thế) có thể giúp bệnh tiểu đường bằng cách giải phóng insulin từ tuyến tụy. Theo giáo sư Alan D.Kristal, ĐH Washington nói: “Từ kinh nghiệm của tôi, tôi nghĩ yoga là cách tốt nhất giúp mọi người hiểu rõ về cơ thể của mình. Vì thế khi bạn ăn đủ lượng thức ăn, bạn có thể cảm nhận được lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể đã quá đầy, điều đó có thể giúp bạn dễ dàng ngừng ăn trước khi ăn quá nhiều.”

Theo nghiên cứu của McCaffrey, Ruknui, Hatthakit, Kasetsomboon -2005 cho thấy, nhóm thực nghiệm trước khi thực hành yoga có huyết áp trung bình 160.89/98.52 mmHg, sau 8 tuần thực hành yoga, huyết áp đo được 136.04/81.01 mmHg.

Hiện nay trên thế giới, các bác sĩ ở nhiều nước và bệnh viện đã điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) bằng sự kết hợp dùng thuốc và tập Yoga. Yoga là phương pháp an toàn nhất trong hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khoẻ cho người bị ĐTĐ. Ngoài ra tập Yoga hàng ngày còn có tác dụng phòng các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây nên như đột quỵ, tai biến mạch máu não, tổn thương thần kinh, hoại tử chi và suy thận. Đây là các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng ở những người bị bệnh ĐTĐ

Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ) đã rút ra kết luận trên sau khi thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên về hiệu quả của yoga đối với sự thay đổi cân nặng, độc lập với các yếu tố như chế độ ăn kiêng và những loại hình hoạt động thể chất khác. Thông thường, hầu hết người ở độ tuổi từ 45 đến 55 đều tăng thêm 0,5 kg mỗi năm.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy một sự cải thiện đáng kể sức đề kháng insulin sau khi thực hành yoga. Trong những trường hợp này, yoga đã được

thực hiện bất cứ nơi nào từ 40 ngày đến 12 tháng và kết hợp yoga asana [81], 14 nghiên cứu cho thấy rằng yoga có thể cải thiện lipid. Vyas và các đồng nghiệp xác định rằng Raja yoga thiền định đã giảm mức độ cholesterol và chất béo trung tính tương đối so với những người không có kinh nghiệm yoga.

Trong 34 năm từ năm 1970 và 2004, 18 thử nghiệm lâm sàng trong sáu quốc gia đã phân tích hiệu quả của yoga trên các chỉ số nhân trắc học của nguy cơ bệnh tim mạch. Điều đó có nghĩa là để giảm cân đáng kể.

Trong một nghiên cứu 45 ngày trên những người bị bệnh tiểu đường loại 2 của Dillbeck MC, tiến hành trên 2 nhóm nghiên cứu, nhóm 1 luyện tập asana và Pranayama, nhóm 2 đã không thực hành yoga. Nhóm 1 tập yoga cho thấy có sự cải thiện đáng kể trong glucose máu, hồ sơ lipid và nồng độ insulin và giảm trong chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Nhóm 2 cho thấy sự gia tăng trọng lượng, và không cải thiện đáng kể trong các tham số khác [15].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh (Trang 26)