Bàn về thực trạng tiền đái tháo đường, tình hình sức khỏe và một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường độ tuổ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh (Trang 48)

- Chọn mẫu để điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên và theo cụm, dựa vào đặc điểm địa lý, thu nhập bình quân, tính chất nghề nghiệp và có tính chất đạ

3.2.1.Bàn về thực trạng tiền đái tháo đường, tình hình sức khỏe và một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường độ tuổ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2.1.Bàn về thực trạng tiền đái tháo đường, tình hình sức khỏe và một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường độ tuổ

45-60 tại TP. Vinh

Thực trạng tiền đái tháo đường

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lối sống ít vận động làm cho tỉ lệ người có hàm lượng đường huyết cao trong giới hạn tiền ĐTĐ và ĐTĐ gia tăng. Theo báo cáo của WHO, hiện nay trên Thế giới, 879 triệu người tiền ĐTĐ và có 363 triệu người trên Thế giới đang bị bệnh ĐTĐ [WHO].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, gần 60 triệu người Mỹ có tiền tiểu đường, khoảng 70% trong số đó sẽ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong cuộc đời của mình, theo một nghiên cứu năm 2007 được công bố Diabetes Care. Hầu hết họ là thừa cân. Hơn 9 triệu người Canada sống với bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường [WHO].

Theo thống kê của WHO, trong những năm gần đây, tỉ lệ tiền ĐTĐ và ĐTĐ gia tăng nhanh ở Châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ người mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong bối cảnh của sự gia tăng chung của các bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới, một sự tăng trưởng nhanh hơn được nhìn thấy trong khu

vực châu Á. IDF ước tính cho năm 2010 thời điểm ra rằng sáu nước châu Á trong top 10 quốc gia trên toàn thế giới về tỷ lệ của bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỉ lệ tiền ĐTĐ từ tuổi 45-60 tại thành phố Vinh là 20,7%, trong đó tỉ lệ nam bị tiền ĐTĐ cao hơn nữ (nam 21,8%- nữ 19,6%).

Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở 2 giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. ở Bắc Mỹ và Tây âu tỷ lệ nữ /nam thường là 1/4. Ngay trong một quần thể nghiên cứu tỷ lệ nữ/ nam mắc ĐTĐ còn tuỳ thuộc vào tuổi, điều kiện sống. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/ nam là 3/1 [28] trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, ấn độ tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả 2 giới tương đương nhau [29]. Ở Việt Nam nữ giới mắc ĐTĐ nhiều hơn nam giới và chiếm tới 2/3 số người ĐTĐ.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Ban Ðiều hành Dự án Mục tiêu Quốc gia phòng, chống đái tháo đường, tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 4% số dân; nhưng điều đáng lo ngại là tỷ lệ người tiền đái tháo đường chiếm gần 10% dân số.

Theo nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, tại huyện cầu ngang, tỉnh Trà Vinh ở độ tuổi 45 trở đi có tỉ lệ tiền đái tháo đường là 19,3% (17,8%- 21,00%), tỉ lệ đái tháo đường là 9,5% (8,4% - 10,8%). Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu về thực trạng tiền đái tháo đường tại TP. Vinh.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, bệnh đường huyết cao có liên quan đến sự phát triển kinh tế đời sống của cộng đồng dân cư. Và tỉ lệ người bị tiền đái tháo đường và đái tháo đường ở Thành phố cao hơn Nông thôn. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tiền đái tháo đường ở thành phố Vinh có cao hơn huyện Câu Ngang, tỉnh Trà Vinh, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa. Chúng tôi cho rằng, sở dĩ như vậy là vì ngày nay nhận thức về bệnh tiền ĐTĐ, chế độ sinh hoạt và sự phát triển dân trí đã giúp người dân ở thành phố,

nơi có mức sống cao hơn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy có 6,7% người có hàm lượng đường huyết nằm trong mức quy định của đái tháo đường. Theo thống kê tại Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Nguy hiểm ở chỗ, 65% số người bệnh lại không biết mình bị mắc bệnh nên không biết kiểm soát cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay có khoảng 220 triệu người trên thế giới đang mắc bệnh đái tháo đường, và 65% người bị đái tháo đường không biết mình mắc bệnh đã làm gia tăng hậu quả biến chứng do đái tháo đường gây ra. Cứ 30 giây thế giới có một người mất chân vì tiểu đường. Con số này sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030 nếu không có sự can thiệp của các tổ chức y tế và sự gia tăng ý thức cộng đồng. Theo WHO, gần 80% các ca tử vong do bệnh tiểu đường xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Số liệu mới nhất từ Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế cho thấy cứ 8 giây có một người bị chết vì đái tháo đường, và đã có hơn 4,6 triệu ca tử vong vì căn bệnh này. Bệnh tiểu đường được coi là một trong những thách thức lớn nhất về sức khỏe của thế kỷ và vẫn đang không ngừng gia tăng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi trong hai thập niên tới, lên đến 500 triệu người và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Hiện tại chúng ta đã có khoảng 1,6 triệu bệnh nhân, con số này ước tính sẽ lên tới 3,4 triệu người vào năm 2030”, ông Jesper Hoiland nói.

Năm 2002, ước tính 2,7% dân số Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường. Sau 6 năm, con số này đã tăng lên khoảng 5,8% trên toàn quốc và đến 7,2% tại các thành phố lớn.

Riêng Việt Nam, thống kê năm 2008 cho thấy, có khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh, chiếm 5% dân số. Trong đó những thành phố lớn, số người mắc bệnh có thể lên đến 8%. Điển hình là TP HCM có hơn 800.000 người mắc bệnh.

Các bệnh liên quan đến tiền đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu đã đưa tìm thấy sự liên quan của hàm lượng đường huyết cao với một số bệnh lý khác như cao huyết áp, tăng mỡ máu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, độ tuổi 45-60 có tỉ lệ người có HATT> 140 mmHg, HATTR >90 mmHg chiếm tỉ lệ 54,10 %, trong đó cao huyết áp ở nam tiền ĐT Đ cao hơn nữ. Người bị tiền ĐTĐ có tỉ lệ viêm dạ dày, đại tràng chiếm 20,3%, bệnh xương khớp chiếm 34,21%, trong đó tỉ lệ nữ bị thoái hóa xương khớp cao hơn nhiều so với nam giới. Điều này liên quan đến lứa tuổi. Tuổi từ 45 -60, ở nữ là độ tuổi tiền mãn kinh, quanh mãn kinh và sau mãn kinh. Ở khoảng tuổi này, hàm lượng estrogen do buồng trứng tiết ra giảm sút rõ rệt. Estrogen là hormon do buồng trứng tiết ra có tác dụng ức chế hormon Parathormon của tuyến cận giáp (hormon tăng hoạt động hủy cốt bào). Chính vì vậy, khi hàm lượng estrogen trong máu giảm, sẽ tăng tác dụng của Parathormon, tăng hủy xương, do đó tỉ lệ thoái hóa xương khớp ở phụ nữ độ tuổi này thường cao hơn nhiều so với nam giới.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu thường xuyên bị stress, cũng gây tăng huy động canxi từ xương vào máu, làm canxi huyết tăng.

Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, ở người tiền ĐTĐ có tỉ lệ đau đầu, mất ngủ cao (đau đầu: 19,8%- mất ngủ: 22,7%). Đau đầu, mất ngủ là chứng thường gặp ở mọi tuổi tác, tuổi càng cao thì tỉ lệ này càng tăng. Theo điều tra của Hoàng Thị Ái Khuê và Đậu Bình Hương ở người cao tuổi tại TP. Vinh có tỉ lệ mắc chứng đau đầu chiếm 43,29%, tỉ lệ mất ngủ chiếm 60,71%. Theo nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng, tại huyện cầu ngang, tỉnh Trà Vinh trên 341 người bị tiền đái tháo đường có 50,1% người tuổi từ 45 – 60;

25,5% người tuổi từ 60 – 70 và 24,3% tuổi >70, tỷ lệ có giảm dần từ tuổi >60, 40% có tăng huyết áp. Tăng Triglyceride máu chiếm tỷ lệ 87,5%, tăng cholesterol toàn phần 71,5%.

Một số chỉ tiêu sinh học ở người tiền đái tháo đường

Khoa học đã nhận định, những người bị bệnh cao huyết áp, thừa cân, béo bụng thường có hàm lượng glucose máu tăng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy. Chỉ số BMI trung bình của người bị tiền ĐTĐ >23,0, và thuộc diện thừa cân. Trong số người bị tiền ĐTĐ có BMI từ 23-24,9 chiếm 71,01%; BMI >25 chiếm 11,59 % (bảng 3.5).

Cùng với thừa cân và béo phì, các chỉ tiêu lipid máu ở người tiền ĐTĐ cũng cao hơn nhiều so với HSSH người Việt Nam (bảng 3.10 và 3.11). So sánh kết quả nghiên cứu hàm lượng triglycerid, cholesterol, LDL-C độ tuổi 45-60 ở người tiền ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi với HSSH thì các chỉ số này đều có mức cao hơn với p<0.001; còn hàm lượng HDL-C lại thấp hơn với mức p<0.001. Chúng tôi cho rằng sở dĩ có sự khác biệt này là do tỉ lệ người tiền ĐTĐ có chỉ số BMI cao và chủ yếu bị thừa cân, béo phì. Thêm vào đó, sự tăng triglycerid, cholesterol máu và thường tỉ lệ thuận với tăng glucose. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Ái Khuê và Đậu Bình Hương năm 2010 ở người cao tuổi cho thấy. Có sự tương quan chặt chẽ tỉ lệ thuận giữa hàm lượng lipid máu với glucose và hơn 94% bệnh nhân bị đái tháo đường có hàm lượng triglycerid, cholesterol máu cao hơn người bình thường với mức đặc biệt có ý nghĩa với p<0.001

Nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh (2008) cho rằng, sự tăng hàm lượng glucose và cholesterol máu có liên quan đến hàm lượng insulin và mức sử dụng insulin vào chuyển hóa mỡ và đường. Insulin có tác dụng tăng chuyển hóa glucose máu thành glycogen ở tế bào gan và cơ, tăng chuyển hóa lipd máu tại các tế bào và các mô mỡ. Khi hàm lượng lipid trong máu tăng thì insulin sẽ tham gia vào chuyển hóa lipid, do vậy tăng lipid máu sẽ tăng nhu

cầu sử dụng insulin cho chuyển hóa lipid. Điều này làm giảm lượng insulin tham gia chuyển hóa glucose, do vậy glucose máu tăng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, đái tháo đường cũng là một nguyên nhân gây rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu này có liên quan đến thiếu insulin và đề kháng insulin

Khi trọng lượng cơ thể tăng lên thì nhu cầu oxy, chất dinh dưỡng cung cấp càng lớn, do đó cơ thể sẽ có những thay đổi chức năng sinh lý hệ tuần hoàn, hệ hô hấp bằng cách tăng tần số tim, tăng tần số thở để tăng oxy vào máu và tăng tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Nhận định này thấy rõ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Hầu hết người bị tiền ĐTĐ có TS tim và TS thở ở mức cao hơn người bình thường (so sánh với HSSH), tuy nhiên hai chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn sinh lý.

Thừa cân, béo phì và tăng lipid máu là nguyên nhân góp phần làm tăng huyết áp. Nồng độ cholesterol trong máu cao (còn gọi là mỡ máu cao) là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng xơ vữa động mạch. Từ các mảng xơ vữa sẽ làm hẹp các động mạch cung cấp máu để nuôi các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có động mạch vành ở tim. Khi động mạch vành bị hẹp thì lượng máu đến nuôi cơ tim bị thiếu, cho nên sẽ gây ra cơn đau thắt ngực, nếu thiếu máu nặng sẽ gây nên cơn nhồi máu cơ tim.

Cholesterol trong cơ thể bao gồm: LDL là loại cholesterol có hại, chúng tham gia vào quá trình xơ vữa mạch máu và cholesterol HDL là loại có ích, chúng có tác dụng bảo vệ thành mạch và chống lại bệnh xơ vữa động mạch. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức LDL-C của nhóm nghiên cứu cao hơn HSSH, còn HDL-C lại thấp hơn, sự khác biệt có ý ngĩa so sánh với p<0.05- 0.01. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ở những người tiền ĐTĐ có chỉ số HATT và HATTR trung bình nằm trong giới hạn tăng huyết áp độ I. Dung tích sống là chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người. Dung tích sống là số lít khí tối đa huy động được trong một lần thở. Người Việt Nam trưởng thành bình thường có dung tích sống khoảng 3,5 ±0,3 lít ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nam giới và 3,0 ± 0,3 lít ở nữ giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì VC ở nam tiền ĐTĐ trung bình là 3,4 lít và nữ là 2,8 lít. Như vậy, kết quả nghiên cứu về VC ở người tiền ĐTĐ thấp hơn người bình thường. Chúng tôi cho rằng do tỉ lệ bệnh ở những người tiền ĐTĐ cao hơn, sức khỏe kém hơn nên dung tích sống thấp hơn. Thêm vào đó, yêu cầu đối tượng phải thật sự cố gắng khi đo dung tích sống theo phương pháp thở ra mạnh thì mới có được kết quả phản ánh khách quan. Khi chúng tôi tiến hành thu số liệu này, có nhiều trường hợp chúng tôi phải đo nhiều lần mới xác định được mức dung tích sống để lấy chỉ số trung bình.

3.2.2. Bàn về sự ảnh hưởng của tập luyện bằng đi bộ lên một số chỉ tiêuhình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh (Trang 48)