Bàn về sự ảnh hưởng của tập luyện bằng đi bộ lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh (Trang 54)

- Chọn mẫu để điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên và theo cụm, dựa vào đặc điểm địa lý, thu nhập bình quân, tính chất nghề nghiệp và có tính chất đạ

3.2.2.Bàn về sự ảnh hưởng của tập luyện bằng đi bộ lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2.2.Bàn về sự ảnh hưởng của tập luyện bằng đi bộ lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường

Trong các loại hình tập luyện TDTT thì đi bộ sức khỏe và một loại hình tập luyện có tính an toàn cao, đơn giãn, dễ tập. Đi bộ sức khỏe có ảnh hưởng tốt lên toàn bộ cơ thể, đặc biệt đối với hệ tim mạch và hô hấp. Ngoài ra, đi bộ còn là phương pháp hữu hiệu giúp giảm cân, hỗ trợ chữa được nhiều bệnh lý. Đi bộ sức khỏe là bài tập thuộc vùng công suất trung bình, có tác dụng giảm cân vì bài tập này có cường độ trung bình 5 - 6km/giờ (công suất dưới 60% VO2max) và thực hiện trong thời gian dài, 95% năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ lấy từ nguồn ưa khí. Trong đó cung cấp năng lượng do oxy hóa mỡ (ở những người có trình độ tập luyện tốt là 60-80%). Nhận định này thấy rõ trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.13), những người tiền ĐTĐ sau 3 tháng đi bộ, trọng lượng cơ thể giảm với p< 0.05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy, sau 3 tháng đi bộ, chỉ số BMI giảm với p<0.05. Tại thời điểm sau 3 tháng chỉ số BMI ở nhóm tập luyện bằng đi bộ ,tuy nhiên chỉ số BMI của nhóm này vẫn nằm ở gần mức thừa cân. Điều này có thể do nhóm tập luyện bằng đi bộ ít chịu sự giám sát, nhắc nhở về chế độ dinh dưỡng cho người có đường huyết cao. Cùng với chỉ số cân nặng, chỉ số vòng bụng ở nhóm đi bộ có giảm, nhưng mức giảm không

có ý nghĩa so sánh. Theo tiêu chuẩn Châu Á Thái Bình Dương, trị số vòng eo bình thường ở nữ <80cm. Nhóm người bị tiền ĐTĐ thực hành bằng đi bộ, sau 3 tháng vẫn cao hơn tiêu chuẩn bình thường.

Nhiều nghiên cứu nhận định, đi bộ chậm đốt cháy calo nhiều hơn đi bộ nhanh, do đó có tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu, vừa có tác dụng đề phòng tổn thương khớp do trọng lượng cơ thể đè nén lên khớp. Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2 [5]. Ngoài ra, đi bộ chậm còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp bắp thịt săn chắc, kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon, ngủ sâu như đi bộ nhanh [5]. Tiến sĩ Caroline Richardson, M.D., người chủ trì cuộc nghiên cứu đã đặc biệt nhấn mạnh “Đối với nguy cơ dẫn đến tử vong do tim mạch, mọi người đều được hưởng lợi từ việc đi bộ. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất, sự giảm bớt lớn nhất, là ở những người đang có nguy cơ cao.”

Nhiều tác giả khi nghiên cứu về bài tập cho người bị thừa cân, béo phì nhận xét: đi bộ có tác dụng giảm béo tuyệt vời, bởi vì những bài tập này cường độ vận động trung bình 5-6km/giờ (công suất dưới 60% VO2 max) và thực hiện trong thời gian dài, 95% năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ từ quá trình ưa khí. Trong đó năng lượng cung cấp do oxy hoá mỡ chiếm 50% (ở những người có trình độ rèn luyện tốt là 60-80%).

Cùng với chỉ số cân nặng, chỉ số vòng eo và vòng mông cũng là các chỉ số đánh giá mức độ béo phì. Theo tiêu chuẩn Châu Á Thái Bình Dương, trị số vòng eo bình thường ở nam <85cm, ở nữ <80cm; trị số vòng eo/vòng mông (WHR) bình thường ở nam ≤ 0.90, ở nữ ≤ 0.80. Nếu WHR ≥1 thì tăng nguy cơ mắc bệnh. Như vậy sau 3 tháng, nhóm TN có chỉ số vòng eo, vòng mông và WHR còn cao. Do vậy, để thực sự tập luyện bằng đi bộ có tác dụng giảm cân hiệu quả phải tập luyện thường xuyên và lâu dài.

Đi bộ là loại vận động có cường độ nhẹ, cơ thể có đủ oxy, cơ bắp chủ yếu xử dụng năng lượng thu được từ sự oxy hóa acid béo, mỡ được tiêu hao nhanh. Nếu vận động nhẹ mà thời gian dài thì sự giảm mỡ sẽ trên 80%, nếu vận động với cường độ vừa thì tỷ lệ tiêu hao mỡ và đường bằng nhau tức là 50/50%. Nếu vận động có cường độ lớn mạnh mẽ thì sự tiêu hao mỡ chỉ chiếm 15 – 20 % mà thôi.

Thông thường sau 20 phút vận động, cơ thể mới bắt đầu dùng mỡ để tạo năng lượng, trong 20 phút này chỉ có đường glucose được tiêu thụ mà thôi do đó muốn tiêu hao mỡ thì phải vận động trên 30 phút khi đó mỡ và glycogen (là loại đường từ glucose được dự trữ ở gan và cơ) mới được chuyển hóa thành năng lượng. Cùng với sự kéo dài thời gian vận động thì sẽ tiêu hao được mỡ từ 70 – 90%. Do đó vận động dưới 30 phút là không có tác dụng giảm mỡ dù cường độ lớn hay nhỏ. Chương trình tập luyện bằng bài tập đi bộ của chúng tôi áp dụng cho nhóm thực nghiệm là 60 phút/buổi tập.

Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy các hình thức vận động nhẹ bao gồm đi bộ nếu được thực hành đều đặn đều có khả năng tăng cường chuyển hoá, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL), hạ thấp triglycerides, qua đó có thể cải thiện độ mỡ trong máu và tăng cường sự dẻo dai của thành mạch để điều hoà huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp cơ bắp săn chắc, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon, ngủ sâu. Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hửu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2. Về mặt nội tiết, đi bộ đều đặn không những làm giảm nội tiết tố stress mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin, những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan giúp chống trầm cảm. Do đó, đi bộ là một liệu pháp chữa trầm cảm có hiệu quả chẳng khác gì các loại thuốc uống. Như vậy, ngoài việc cải thiện mạch máu đi bộ còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim

thông qua cơ chế thần kinh, giảm stress và tăng cường các nội tiết tố tích cực. Sự giảm huyết áp và lipid máu chúng thấy rõ trong nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể sau 3 tháng, HATT giảm có ý nghĩa với p<0.01, HATTR giảm với p<0.05 (bảng 3.15); triglycerid, cholesterol, LDL-C giảm với p<0.05, còn HDL-C lại tăng với p< 0.05 (bảng 3.19).

Một nghiên cứu về tác động làm giảm nguy cơ tử vong của hoạt động đi bộ đã được tiến hành qua sự phối hợp giữa trường Đại học Y Michigan và tổ chức VHCS- Arbor Health Care System. Đối tượng nghiên cứu gồm 9.611 người ở độ tuổi từ 51 đến 61 tuổi. Kết quả được công bố trên tập san Medicine and Science in Sports and Exercisce số tháng 11/2004 đã cho thấy những người hay đi bộ có thể làm giảm 35% nguy cơ tử vong do tim mạch trong khoảng 8 năm sắp đến. Đối với những người đang có những yếu tố nguy cơ như áp huyết cao, tiểu đường hoặc hút thuốc thì tỷ lệ giảm bớt sẽ là 45% so với những người ít đi bộ. Có một thực tế là những người bệnh tim ít vận động dù là vận động nhẹ như đi bộ vì e ngại đi bộ nhiều sẽ làm gia tăng sự mệt mỏi cho tim. Ngược lại các chuyên gia tim mạch khuyên những người này càng cần phải đi bộ. Tiến sĩ Caroline Richardson, M.D., người chủ trì cuộc nghiên cứu đã đặc biệt nhấn mạnh “Đối với nguy cơ dẫn đến tử vong do tim mạch, mọi người đều được hưởng lợi từ việc đi bộ. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất, sự giảm bớt lớn nhất là ở những người đang có nguy cơ cao.”

Một nghiên cứu tạo Canada cho đưa ra nhận định, những phụ nữ béo phì giảm cân có thể cải thiện được các chức năng hô hấp, các nhà nghiên cứu Canada cho biết. "Giảm cân có thể giảm tình trạng khó thở", tiến sĩ Shawn D. Aaron cho biết trong một cuộc phỏng vấn, "vì giảm cân sẽ" tháo gỡ gánh nặng" của các cơ hô hấp bằng việc giảm cân từ các cơ ngực và bắt các cơ này phải hoạt động". Tiến sĩ Aaron, bệnh viện Ottawa và các cộng sự của mình nghiên cứu 58 phụ nữ béo phì thực hành một chương trình giảm cân nghiêm ngặt trong 6 tháng. Kết quả cho thấy những người giảm được 10% trọng

lượng thân thể thì chức năng của phổi nói chung được cải thiện được 5%, giảm được 20% trọng lượng cơ thể thì cải thiện được thêm 10% chức năng phổi nói chung. Nhưng đối với những bệnh nhân hen suyễn, thì không có những hiệu quả tương tự, kể cả phản ứng của bệnh nhân hen trước điều kiện không khí.

Thời gian nín thở tối da phản ánh công năng của phổi, hàm lượng oxy máu và khả năng chịu đựng thiếu oxy của tế bào. Thời gian nín thở tối đa có liên quan đến dung tích toàn phần của phổi.

Hiện nay, với mức đường máu lúc đói từ 6,1-6,9mmol/l (110- 125mg/dl) được coi là tiến đái tháo đường. 1/3 số người có chỉ số đường máu trong khoảng này chuyển sang mắc đái tháo đường thực sự trong vòng 8 năm. Theo nghiên cứu của Bs Ackerman trên 1750 người có mức HbA1c từ 5,5- 6,5%: nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường thực sự giống như người có mức đường máu lúc đói từ 6,1 - 6,9 mmol/l. Người có mức HbA1C >5,7% có nguy cơ mắc đái tháo đường 41,3%.

Đi bộ là phương pháp tập luyện hữu hiệu với người tiền ĐTĐ. Tác dụng của đi bộ được biểu hiện thông qua việc cải thiện và điều chỉnh ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương và các tuyến nội tiết lên quá trình trao đổi chất, cải thiện trạng thái chức năng hệ thống tim mạch, tiêu hoá và hô hấp.

Đi bộ nhanh thuộc bài tập công suất nhỏ, do nhu cầu oxy được đáp ứng nên quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể trong đi bộ chủ yếu bằng con đường oxy hoá glucose và mỡ. Từ đó có tác dụng giảm cân và giảm đường huyết. Đi bộ là hình thức tập luyện có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi ở những người bị bệnh mạch vành do biến chứng của bệnh ĐTĐ, đi bộ được coi là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả, vì khi tập luyện, sẽ giúp nâng cao chức năng co bóp tim, cải thiện sự hấp thu oxy của cơ tim, giúp máu lưu thông tốt

hơn. Đi bộ giúp giảm các hội chứng chuyển hoá, giảm nguy cơ tử vong do những bệnh tiểu đường, tim mạch...

Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy các hình thức vận

động nhẹ bao gồm đi bộ, nếu được thực hành đều đặn, đều có khả năng tăng cường chuyển hoá, làm giảm lượng triglycerid và cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL), qua đó có thể cải thiện độ mỡ trong máu và tăng cường sự dẻo dai của thành mạch để điều hoà huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp bắp thịt săn chắc, kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon, ngủ sâu.

Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Về mặt nội tiết, đi bộ đều đặn không những làm giảm nội tiết tố stress, mà còn giúp tăng tiết serotonin và dopamin, những chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm cho tinh thần phấn chấn, lạc quan, giúp chống trầm cảm. Do đó, đi bộ là một liệu pháp chữa trầm cảm có hiệu quả, chẳng khác gì các loại thuốc uống. Như vậy, ngoài việc cải thiện mạch máu, đi bộ còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim, thần kinh, giảm stress và tăng cường các nội tiết tố.

Các nghiên cứu của Donelan, Melanson and et al đã đưa ra nhận xét, đi bộ nhanh thuộc bài tập công suất nhỏ, do nhu cầu oxy được đáp ứng nên quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể trong đi bộ chủ yếu bằng con đường oxy hoá glucose và mỡ. Từ đó có tác dụng giảm nhu cầu insulin trong chuyển hoá đường, mỡ. Thông qua việc kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đi bộ là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Hai nghiên cứu trong năm qua đã chứng minh rằng đi bộ nhanh 30 phút/ngày có khả năng phòng ngừa sự phát triển của tiểu đường type II ở bệnh nhân béo phì và những người bắt đầu có triệu chứng tăng đường huyết. Cả 2

công trình nghiên cứu đều thấy kết quả giảm đường huyết ở những bệnh nhân giảm thể trọng là 5%.

3.2.3. Bàn về tác dụng của tập luyện yoga lên một số chỉ tiêu hình thái,sinh lý, hóa sinh ở người tiền đái tháo đường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lí, hóa sinh ở người tiền tiểu đường tại thành phố Vinh (Trang 54)