Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu toàn văn Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75)

7. Kết cấu của Luận án

3.1.1. Những nhân tố chủ quan

Nĩi đến nhân tố chủ quan, trước hết là nĩi đến vai trị của các chủ thể giáo dục. Như đã chỉ ra, giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam được tiến hành ở cấp vĩ mơ, cấp xã hội được thực hiện bởi Đảng và Nhà nước; ở cấp độ cơ sở là các trường đào tạo ngành y, các bệnh viện, các cơ sở y tế; ở cấp độ cá nhân chính là bản thân các thầy thuốc.

Vai trị của Đảng thể hiện ra qua việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trong đĩ cĩ sự phát triển ngành y tế, nhân lực y tế và đội ngũ người thầy thuốc. Nhà nước cụ thể hĩa đường lối, chính sách của Đảng thành các chính sách và pháp luật, qua đĩ quản lí sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội, quản lí hoạt động và sự phát triển ngành y tế. Quản lí nhà nước đối với ngành y tế được thực hiện trực tiếp qua sự thực hiện chức năng của Bộ Y tế. Bộ Y tế cụ thể hĩa các đường lối, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thành những quy định, những kế hoạch, những hướng dẫn cho hoạt động của ngành, đồng thời, quản lí hoạt động của ngành. Đĩ chính là nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở cấp độ xã hội.

Ở cấp độ cơ sở, chủ thể của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc bao gồm các cấp ủy Đảng, ban giám hiệu, ban giám đốc, các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên… Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tất cả các chủ thể này phối hợp thực hiện giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc thơng qua hoạt động nghề nghiệp, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và các hoạt động mang ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo đức. Năng lực của từng chủ thể, trách nhiệm cũng như sự phối hợp hoạt động của các chủ thể ở cấp độ cơ sở quy định hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở cấp độ cơ sở.

Ở cấp độ cá nhân, mỗi thầy thuốc là một chủ thể cĩ vai trị tự thực hiện giáo dục đạo đức cho bản thân. Lịng nhân ái, ý thức tự giác, tinh thần cầu thị tiến bộ trong học tập và rèn luyện, ý chí vượt qua những cám dỗ của quan niệm và lối sống thực dụng, cá nhân vị kỉ là những tác nhân giúp người thầy thuốc tự giáo dục cĩ kêt quả. Cùng với điều đĩ, các chủ thể khác cĩ trách nhiệm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thầy thuốc tự giáo dục nâng cao đạo đức và y đức.

Một phần của tài liệu toàn văn Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)