7. Kết cấu của Luận án
2.1. Đạo ñức nghề nghiệp và ñạo ñức người thầy thuốc
Đạo ñức là một hiện tượng xã hội, nảy sinh do nhu cầu của xã hội, gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội và con người. Cụ thể hơn, “Đạo ñức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm ñiều chỉnh và ñánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng ñược thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [80, tr.7]. Do phản ánh các yêu cầu của xã hội và do phương thức ñiều chỉnh tự giác và tự nguyện nên ñạo ñức có vai trò to lớn và ñộc ñáo ñối với sự phát triển xã hội và con người. Với tư cách một hiện tượng xã hội, ñạo ñức gắn liền với tất cả các lĩnh vực hoạt ñộng của con người và là phương diện cấu thành của tất cả các lĩnh vực ñó. Chính con người (chứ không phải một sức mạnh siêu nhiên nào ñó) trong hoạt ñộng sinh sống mang tính xã hội của mình ñã tạo ra các nguyên tắc, các chuẩn mực ñạo ñức; ñồng thời tự giác và tự nguyện ñiều chỉnh các hoạt ñộng của mình theo các nguyên tắc, các chuẩn mực ñó nhằm giải quyết một cách hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Nói cách khác, chính con người là chủ thể của các quan hệ, các hoạt ñộng ñược ñiều chỉnh bởi ñạo ñức.
Con người là chủ thể của các quan hệ, các hoạt ñộng ñược ñiều chỉnh bởi ñạo ñức, nhưng ñó không phải là con người chung chung mà là những con người cụ thể ñang hoạt ñộng trong những nghề nghiệp nhất ñịnh. Với tư cách là phương thức kiếm sống, hoạt ñộng nghề nghiệp là hoạt ñộng cơ bản của con người. Trong hoạt ñộng nghề nghiệp, những lợi ích cơ bản của con người ñược thực hiện. Nhưng khi thực hiện lợi ích của mình, mỗi cá nhân hoặc một
nhóm người không thể không có quan hệ về mặt lợi ích với người khác, với xã hội. Khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích chung của xã hội thì hoạt ñộng nghề nghiệp của con người chứa ñựng giá trị ñạo ñức. Trong tác phẩm “Gia ñình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính chất phê phán. Chống Bruno Bauer và ñồng bọn”, C.Mác và Ph.Ăngghen ñã dẫn lại tư tưởng của các nhà duy vật Pháp rằng, “Nếu như lợi ích ñúng ñắn là nguyên tắc của toàn bộ ñạo ñức thì do ñó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người” [107, tr.199-200]. Do vậy, xã hội phải có những phương thức ñiều chỉnh nhất ñịnh ñể sao cho việc thực hiện lợi ích của mỗi cá nhân không phương hại ñến lợi ích chung của xã hội. Những ñiều chỉnh ấy có thể ñược thực hiện thông qua những yêu cầu, những quy ñịnh của xã hội ñược luật hóa thành luật; nhưng cũng có thể ñược thực hiện thông qua những yêu cầu, những chuẩn mực ñạo ñức mang tính tự giác, tự nguyện. Với tư cách là phương thức kiếm sống cơ bản, hoạt ñộng nghề nghiệp chính là hoạt ñộng mà ở ñó những quan hệ và do ñó, những ñiều chỉnh về mặt ñạo ñức của con người ñược thể hiện và thực hiện như là một phương diện cấu thành một cách hữu cơ. Do tính ñặc thù của hoạt ñộng nghề nghiệp mà xã hội có những yêu cầu về nghề nghiệp cũng như về ñạo ñức ñối với từng loại hoạt ñộng nghề nghiệp nhất ñịnh. Vì thế, từ lâu, ñạo ñức nghề nghiệp dưới những hình thức, những mức ñộ nhất ñịnh, ñã hình thành như là một lĩnh vực ñặc thù của ñạo ñức xã hội. Đúng như Ph.Ăngghen từng viết: “Trong thực tế, mỗi giai cấp, và ngay cả mỗi nghề nghiệp ñều có ñạo ñức riêng của mình” [110, tr.425].
Có thể thấy những biểu hiện ñầu tiên của ñạo ñức nghề nghiệp trong hoạt ñộng của các phường hội thủ công, trong kinh doanh, trong hành nghề của các thầy thuốc và một vài lĩnh vực khác nữa.
những yêu cầu về chữ Tín, về chất lượng sản phẩm, về tương trợ lẫn nhau... luôn ñược ñề cao. Ban ñầu, những yêu cầu ñó bị quy ñịnh bởi chính yêu cầu của sản xuất và trao ñổi hàng hóa. Cụ thể hơn, khi giữ chữ Tín, ñảm bảo chất lượng, phường hội thủ công luôn ñảm bảo ñược ñầu vào (nguyên liệu, nhân công...) và ñầu ra của sản xuất. Do vậy, quá trình sản xuất ñược liên tục và ổn ñịnh. Đồng thời thu nhập của người thợ thủ công ñược ổn ñịnh. Cố nhiên, nếu chỉ là như vậy, các yêu cầu nêu trên mới chỉ hiện ra như là những yêu cầu mang tính tất yếu về mặt sản xuất và lợi ích. Suy cho cùng, ñó chỉ là sự ñiều chỉnh mang tính tất yếu bên ngoài. Tuy nhiên, cùng với thời gian, việc tuân thủ các yêu cầu ñó sẽ từng bước trở thành danh dự và nghĩa vụ ñạo ñức của các thành viên trong phường hội nghề nghiệp. Khi ñó những yêu cầu ban ñầu mang tính tất yếu bên ngoài sẽ ñược chuyển hóa và nâng cấp ñể trở thành những yêu cầu ñược thôi thúc từ nội tâm người thợ thủ công, nghĩa là chúng ñược nâng lên thành những yêu cầu, những chuẩn mực ñạo ñức. Lịch sử của sản xuất thủ công từng cho thấy, các phường hội cũng như các thợ thủ công chân chính bao giờ cũng tôn trọng ñối tác, khách hàng; họ sẵn sàng chịu thiệt ñể giữ chữ Tín trong sản xuất và trao ñổi.
Tương tự như vậy, trong lĩnh vực kinh doanh, ngay từ thời ñông Chu, Đào Chu Công (tên khác của Phạm Lãi), ñã ñúc kết cho bản thân và cho thiên hạ 16 nguyên tắc kinh doanh mà theo ông, việc tuân thủ chúng không chỉ ñem lại thành công về mặt lợi nhuận mà còn nâng cao hình ảnh thương nhân trong sự ñánh giá về mặt ñạo ñức của xã hội. Trong số những nguyên tắc mà Đào Chu Công ñề xuất, bên cạnh những yêu cầu thuần túy mang tính chuyên môn, có nhiều yêu cầu mang tính ñạo ñức; chẳng hạn, trung thực, giữ chữ Tín, tương trợ lẫn nhau, bảo ñảm chất lượng hàng hóa...
ñức nghề nghiệp xuất hiện từ rất sớm. Với một nghĩa nhất ñịnh, có thể coi: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, thành, trung... là những yêu cầu ñạo ñức nghề nghiệp mà Nho giáo ñòi hỏi ở những người quản lí xã hội. Bởi lẽ, theo Nho giáo, “ñức trị” tức là cai trị bằng ñức không thể có hiệu quả nếu không có một hệ thống chuẩn mực ñạo ñức ñiều chỉnh các quan hệ người và ñồng thời không có những con người trong hệ thống cai trị hội ñủ những yêu cầu, những chuẩn mực ñạo ñức trong nhân cách.
Như vậy có thể thấy, những yêu cầu, những chuẩn mực ñạo ñức nghề nghiệp là sự thể hiện ñặc thù những yêu cầu ñạo ñức chung của xã hội trong những lĩnh vực hoạt ñộng nghề nghiệp cụ thể. Những chuẩn mực này bị quy ñịnh bởi tính ñặc thù của từng lĩnh vực hoạt ñộng nghề nghiệp nhất ñịnh. Tuy nhiên, tính ñặc thù này không có nghĩa là mỗi lĩnh vực hoạt ñộng của xã hội và con người có những ñòi hỏi và do ñó, có những chuẩn mực hoàn toàn riêng biệt. Thực ra, tính ñặc thù của ñạo ñức nghề nghiệp là ở chỗ, mức ñộ và quy mô những yêu cầu, những ñòi hỏi của xã hội ñối với con người trong những lĩnh vực hoạt ñộng nghề nghiệp khác nhau là khác nhau. Do ñó, với mỗi loại hình hoạt ñộng nghề nghiệp nhất ñịnh có một số chuẩn mực ñạo ñức nhất ñịnh thể hiện nổi bật làm thành tính ñặc thù về mặt ñạo ñức của nghề nghiệp ñó. Những yêu cầu, những chuẩn mực ñạo ñức nghề nghiệp một mặt, là sự phản ánh những ñòi hỏi của xã hội, mặt khác, lại là ñộng lực tinh thần ñể con người hoạt ñộng hiệu quả hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.
Đạo ñức người thầy thuốc (y ñức) là một trong những lĩnh vực ñạo ñức nghề nghiệp ñược hình thành sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Điều ñó ñược quy ñịnh bởi hai nhân tố cơ bản sau: Trước hết, có con người là có vấn ñề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Thứ hai, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là vấn ñề có tính chuyên biệt cao. Cố nhiên, những người thông thường cũng có thể có một vài hiểu biết nào ñó về bảo vệ sức khỏe. Nhưng ñiều ñó không thể ñáp
ứng ñược tối ña yêu cầu và mong muốn của con người. Bởi lẽ, sức khỏe luôn ñược coi là vốn quý nhất mà thiếu nó, người ta sẽ gặp những trở ngại rất lớn trong hoạt ñộng sống và hưởng thụ cuộc sống. Hơn thế, ñứng trước tình huống giữa sự sống và cái chết, người ta không thể phó thác cho sự hiểu biết thông thường về y học. Do ñó, trong lịch sử nhân loại ñã sớm hình thành những người chuyên hành nghề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Họ có nhiều hiểu biết về bệnh tật và chữa trị, nhiều kinh nghiệm, thậm chí có những bí quyết chuyên sâu.
Tuy nhiên, ñặc thù của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, của nghề y không quy giản chỉ về vấn ñề năng lực chuyên môn. Cốt lõi của vấn ñề này là quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Tất cả mọi người trong xã hội từ người có ñịa vị, có quyền lực ñến người dân thường, từ người giàu ñến người nghèo ñều có thể mắc bệnh ñể trở thành bệnh nhân; và trong trường hợp như vậy họ ñều cần ñến người thầy thuốc. Với tư cách là người hoạt ñộng trong lĩnh vực nghề nghiệp, người thầy thuốc chữa bệnh và nhận thù lao ñể trang trải cho những chi phí hành nghề và trang trải cho cuộc sống bản thân cũng như gia ñình. Nhưng mức ñộ bệnh tật và khả năng chi trả của những người bệnh khác nhau là khác nhau, người có thể trả nhiều, người không thể trả nhiều. Đồng thời, gia cảnh người thầy thuốc cũng có thể ở mức ñộ này, mức ñộ kia. Những ñiều kiện này cùng những nhân tố xã hội, văn hóa, giáo dục và những nhân tố khác nữa sẽ tác ñộng ñến người thầy thuốc trong quan hệ với bệnh nhân. Người thầy thuốc sẽ lựa chọn và quyết chọn một phương thức ứng xử trong quá trình hành nghề khám chữa bệnh. Phương thức ấy, một mặt, bị quy ñịnh (chịu ảnh hưởng) của các quan niệm, các giá trị, các chuẩn mực chung của xã hội, mặt khác, ñược hình thành từ chính quá trình hành nghề, giải quyết quan hệ với bệnh nhân bởi người thầy thuốc; và ñược thể hiện dưới hình thức những quan niệm, những chuẩn mực mà người thầy thuốc noi
theo, thực hiện trong quá trình hành nghề. Cùng với quan hệ với bệnh nhân, trong quá trình hành nghề, người thầy thuốc còn có quan hệ với nghề nghiệp, với ñồng nghiệp, với xã hội và với chính bản thân. Tất cả các quan hệ này ñều ñặt ra cho người thầy thuốc những quan niệm, những giá trị, những chuẩn mực cần tự nguyện noi theo. Những quan niệm, những chuẩn mực mà mỗi người thầy thuốc lĩnh hội ñược trong hoạt ñộng nghề nghiệp làm thành y ñức hoặc ñạo ñức nghề nghiệp của người thầy thuốc. Tổng thể những quan niệm, những giá trị, những chuẩn mực y ñức và sự thể hiện, thực hiện chúng trong một xã hội cụ thể, một dân tộc cụ thể, một thời ñại cụ thể sẽ tạo ra một nền y ñức với những nét ñộc ñáo nhất ñịnh của xã hội ñó, dân tộc ñó, thời ñại ñó.
Để làm sáng tỏ hơn thực chất ñạo ñức người thầy thuốc, chúng tôi xin dẫn ra một số tư tưởng, quan niệm tiêu biểu trong tiến trình lịch sử y ñức nhân loại.
Ngay từ thế kỉ IV trước công nguyên, Hippocrates, người ñược coi là ông tổ của nghề y, ñã ñề xuất những yêu cầu, những chuẩn mực ñạo ñức căn bản nhất mà người thầy thuốc trong ñó có ông, cần phải tự nguyện tuân theo. Những chuẩn mực ñó ñược diễn ñạt dưới hình thức những lời thề mà về sau ñược gọi là Lời thề Hippocrates. Nội dung căn bản của lời thề này là sự nhấn mạnh những chuẩn mực, những nghĩa vụ ñạo ñức cụ thể trong quan hệ giữa thầy thuốc với ñồng nghiệp (ñặc biệt là với người dạy nghề, truyền nghề), với người bệnh, với xã hội và với chính bản thân. Đây chính là những nội dung căn bản nhất có ý nghĩa phổ quát của ñạo ñức người thầy thuốc. Chính vì vậy mà ñã hơn 2400 năm qua, nhiều ñiểm trong lời thề của ông vẫn còn nguyên giá trị. Hầu hết các trường y trên thế giới vẫn lấy lời thề Hippocrates làm lời thề cho sinh viên tuyên thệ khi nhận bằng tốt nghiệp.
Ở Ấn Độ cổ ñại, trong kinh Aiur Veda ñã có ghi chép những yêu cầu về tư chất và nhân cách ñạo ñức người thầy thuốc. Những yêu cầu ñó bao hàm:
người thầy thuốc phải ñạo mạo, có giọng nói thanh thoát, tính tình cương nghị, không vụ lợi, thông minh, có lí trí và trí tuệ, khiêm tốn, giản dị trong ăn mặc, sạch sẽ, ôn hòa, ñứng ñắn, thành kính, tháo vát, chăm chỉ học tập. Người thầy thuốc phải trở thành người cha ñối với bệnh nhân, người bảo vệ ñối với người ñang bình phục và là người bạn ñối với người ñang khỏe mạnh.
Ở Trung Hoa cổ ñại, y học cũng ñạt ñược những thành tựu to lớn. Trong tác phẩm Bàn về thiên nhiên và cuộc sống, một tài liệu y học, ñã trình bày những yêu cầu ñối với người thầy thuốc. Theo ñó, người thầy thuốc cần làm cho người bệnh tin tưởng là khỏi bệnh. Muốn vậy, phải chú ý ñến tâm trạng người bệnh, khuyên người bệnh thay ñổi chế ñộ dinh dưỡng, áp dụng phương pháp trị liệu, thể dục hàng ngày... Nền y học này còn nổi tiếng với những ñại danh y như: Biển Thước (401-310), Hoa Đà (145-208), Trương Trọng Cảnh (150- 219), Vương Thúc Hòa (220-280). Đó là những con người vừa giỏi y thuật ñồng thời còn là những tấm gương sáng về y ñức .
Ở Việt Nam, các bậc danh y như: Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIV), Lê Hữu Trác (1720-1791) ñều rất chú trọng xây dựng và truyền dạy y ñức. Tuệ Tĩnh ñã chủ trương và thực hành phương châm giúp dân bớt ñau khổ trong cuộc sống hàng ngày và có thêm sức khỏe ñể lao ñộng sản xuất, làm cho cuộc sống sung túc, an bình. Ông biểu lộ quan ñiểm “muốn giúp sinh dân, trước tìm thuốc thánh” với mục ñích “ñưa sinh dân lên chỗ êm ấm, ñặt thế nước vững tựa núi non”. Ông muốn giúp dân một cách thiết thực, không theo Từ Đạo Hạnh hay Giới Không, những người chữa bệnh bằng phù chú, mê tín dị ñoan. Từ chỗ “thương dân chết yểu”, ông chủ trương “nuôi ñạo dưỡng sinh” sưu tầm nghiên cứu y dược và ñặc biệt là tìm ra nguyên nhân ñể phòng bệnh. Ông ñã tóm tắt ñường lối vệ sinh (bảo vệ sức khỏe) bằng nguyên tắc “Giữ tinh, dưỡng khí cho tinh thần ñược vững mạnh, bằng cách tiết dục ñể cho tinh khí khỏi hao tán. Giữ lòng trong sạch ñể ngăn chặn mọi sự ham muốn, dục vọng thái
quá và giữ mình ngay thẳng ñể tránh các mối lo nghĩ buồn phiền kinh sợ, mừng giận thất thường, xúc ñộng tinh thần hại ñến chân khí; ñồng thời rèn luyện thân thể, hít thở vận ñộng ñể cho khí huyết lưu thông ñiều hòa, tăng thêm sức khỏe [dẫn theo: 100, tr. 167]. Y ñức của ông còn thể hiện ở chủ trương phát triển y dược dân tộc, dùng thuốc nam chữa người nam vừa hiệu quả, vừa giảm chi phí, có thể phổ biến rộng rãi, giúp ñỡ ñược nhiều người, ñặc biệt là dân nghèo.
Danh y Lê Hữu Trác, luôn tự nhắc nhở mình “tiến ñức, tu nghiệp”. Tiến ñức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn thiện, toàn mĩ về ñạo ñức của người hành nghề y. Tu nghiệp là hàng ngày phải chăm chỉ học tập cho y thuật ngày càng tinh thông. Đối với ông, ñạo làm thuốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi chuyên môn nghề nghiệp mà còn bao hàm cả ñạo ñức nghề nghiệp; nghĩa là y thuật phải gắn liền với y ñức, thấm nhuần lòng thương người,