Giáo dục ñạo ñức cho người thầy thuốc và tầm quan trọng của giáo dục

Một phần của tài liệu toàn văn Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

7. Kết cấu của Luận án

2.2. Giáo dục ñạo ñức cho người thầy thuốc và tầm quan trọng của giáo dục

dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Giáo dc đạo đức cho người thy thuc

Trên bình diện lí luận, cĩ nhiều cách nhìn nhận khác nhau về nhân cách con người. Tuy nhiên, từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, chúng tơi hiểu, nhân cách thực chất là những phẩm chất và năng lực xã hội của con người được hình thành và phát triển trong các hoạt động, các quan hệ của mỗi cá nhân với người khác, với xã hội. Nhân cách khơng thể tách rời cơ sở sinh học, nhưng khơng quy về sinh học. Nĩi cụ thể hơn, trên cơ sở những tố chất sinh học người, những phẩm chất xã hội của con người được hình thành và phát triển trong quá trình họ tham gia vào đời sống xã hội. Cấu trúc tổng thể của nhân cách bao gồm hai thành tố cơ bản là đức (những phẩm chất xã hội, đặc biệt là đạo đức) và tài (tài năng hoặc năng lực). Cố nhiên, người ta cĩ thể phân chia nhân cách thành những thành tố cụ thể hơn tùy theo cách tiếp cận và mục đích của việc phân chia. Chẳng hạn, trong tâm lí học mácxít, nhân cách được nhìn nhận như là một cấu trúc tâm lí bao gồm: khí chất, xu hướng, năng lực, tính cách. Cách nhìn nhận nhân cách con người gồm đứctài là cách nhìn nhận phổ biến ở nước ta hiện nay, trước hết là từ gĩc độ tiếp cận triết học. Cách nhìn nhận này khơng chỉ thuận lợi cho việc nghiên cứu, mà cịn thuận lợi cho việc định hướng cũng như cho việc giáo dục nhân cách ở tầm phổ quát. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thường sử dụng cặp khái niệm đức, tài để đánh giá con người, định hướng cho việc xây dựng, giáo dục con người đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quan niệm Hồ Chí

Minh về đức, tài cĩ hai điểm đặc biệt quan trọng. Một mặt, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, đức là cơ sở, nền tảng của nhân cách. Người từng nĩi: “Cũng như sơng phải cĩ nguồn mới cĩ nước, khơng cĩ nguồn thì sơng cạn. Cây phải cĩ gốc, khơng cĩ gốc thì cây héo. Người cách mạng phải cĩ đạo đức, khơng cĩ đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân” [115, tr.252-253]. Mặt khác, trong khi nhấn mạnh vai trị của đạo đức, Hồ Chí Minh khơng xem nhẹ tài năng. Đối với Người, đạo đức và tài năng là hai thành tố khơng thể thiếu của nhân cách; hơn thế, chúng là hai thành tố cĩ quan hệ biện chứng. Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Cĩ tài phải cĩ đức. Cĩ tài khơng cĩ đức, tham ơ hủ hĩa cĩ hại cho nước. Cĩ đức khơng cĩ tài như ơng bụt ngồi trong chùa, khơng giúp ích gì được ai” [117, tr.184]. Như vậy, đạo đức là cơ sở để con người phát huy tài năng và làm cho tài năng trở nên cĩ ích cho xã hội. Ngược lại, tài năng làm cho đạo đức trở thành đạo đức thực tế nghĩa là đạo đức được thể hiện, thực hiện trong hoạt động của con người, chứ khơng phải là một thứ đạo đức suơng khơng cĩ tác dụng.

Với quan niệm như vậy, chúng ta thấy, đạo đức cĩ vai trị khơng thể thay thế trong cấu trúc nhân cách. Tuy nhiên, cũng như những phẩm chất xã hội khác, đạo đức của con người khơng phải tự nhiên mà cĩ được. Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi người với tư cách con người cá nhân bị quy định bởi tổng thể những nhân tố xã hội mà người đĩ chịu tác động trong suốt cuộc đời mình. Trong số những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức con người, giáo dục đạo đức cĩ vị trí đặc biệt quan trọng.

Như một hiện tượng xã hội, một hoạt động cĩ tính xã hội, giáo dục cũng cĩ quá trình hình thành và phát triển cả trên bình diện quan niệm, lí luận, cả trên bình diện thực tiễn. Trong những thời kì ban đầu của lịch sử nhân loại, giáo dục thường được nhìn nhận chỉ như là sự tác động của một chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất, những năng

lực nhất định cho đối tượng theo mục đích của chủ thể. Đối với những phẩm chất tinh thần như tri thức, đạo đức, giáo dục được thực hiện thơng qua sự truyền đạt, giảng dạy. Đối với những năng lực thực hành, chẳng hạn kĩ năng nghề nghiệp, giáo dục được thực hiện thơng qua sự thị phạm, hướng dẫn thực hành. Giáo dục theo nghĩa hẹp chính là giáo dục như vậy.

Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển nhân cách con người cịn chịu tác động của hàng loạt nhân tố xã hội khác, chẳng hạn: tâm thế xã hội, những chuẩn mực pháp luật, dư luận xã hội, các quan hệ và các hoạt động xã hội của mỗi người với tư cách là đối tượng giáo dục. Ở đây chúng ta cĩ thể trở lại một trong những luận điểm cơ bản của C.Mác khi ơng nĩi về tính chất xã hội của con người cũng như sự vận động của xã hội, đĩ là: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nĩ cũng sản xuất ra xã hội như thế” [111, tr.169]. Nĩi cách khác, con người tạo ra hồn cảnh đến mức nào thì hồn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.Vì thế, cần phải đưa các nhân tố xã hội vừa nêu trên vào trong hệ thống giáo dục, chủ động định hướng những nhân tố đĩ sao cho chúng tác động thuận lợi đến mục đích của giáo dục. Giáo dục với tư cách là quá trình tác động từ bên ngồi tới các đối tượng giáo dục khác nhau cĩ thể đem đến những hiệu quả khác nhau mặc dù những nội dung và phương pháp giáo dục là như nhau. Trong trường hợp này, tính tích cực, chủ động của con người với tư cách là đối tượng của giáo dục cĩ vai trị đặc biệt. Tính tích cực đĩ làm cho người được giáo dục khơng chỉ đơn thuần là đối tượng mà đồng thời cịn là chủ thể của quá trình tiếp nhận, quá trình này được gọi là tự giáo dục.

Như vậy, giáo dục đã được nhìn nhận cả theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động của chủ thể đến đối tượng giáo dục. Nhưng giáo dục theo nghĩa rộng lại bao hàm cả giáo dục theo nghĩa hẹp, cả việc tạo ra những điều kiện, những hồn cảnh và khuyến khích tự giáo dục

trong một thể thống nhất hữu cơ.

Giáo dục đạo đức là một loại hình cụ thể của giáo dục, do đĩ, nĩ thống nhất với giáo dục về thực chất cũng như về cấu trúc tổng thể. Theo nghĩa đĩ, cĩ thể coi, giáo dục đạo đức là tác động cĩ mục đích, cĩ hệ thống của chủ thể đến một đối tượng nhất định thơng qua những hình thức nhất định nhằm hình thành những phẩm chất, những năng lực đạo đức theo mong muốn của chủ thể. Tương tự như vậy, giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc là tác động cĩ mục đích, cĩ hệ thống của chủ thể đến người thầy thuốc thơng qua những hình thức giáo dục nhất định nhằm hình thành những phẩm chất, những năng lực đạo đức ở người thầy thuốc theo mong muốn của chủ thể.

Tuy nhiên, định nghĩa trên mới cho thấy thực chất và cấu trúc tổng thể của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. Để cĩ thể vận dụng định nghĩa trên vào thực tiễn giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, cần làm rõ hơn những yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.

Về chủ thể giáo dục đạo đức

Ở nước ta, theo nghĩa rộng nhất, chủ thể của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc là tồn xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -xã hội (Cơng đồn, Đồn thanh niên,…), các thiết chế xã hội khác (Nhà trường, các phương tiện truyền thơng…).

Với tư cách là chủ thể lãnh đạo xã hội, Đảng xác định cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, các chủ trương, chính sách định hướng chung cũng như định hướng cho các ngành trong đĩ cĩ ngành Y tế. Trong các chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng cĩ phương diện giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, bằng việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong đĩ cĩ chính sách phát triển giáo dục, y tế. Chức năng giáo dục đạo đức cho người thầy

thuốc của Nhà nước thể hiện qua chức năng quản lí nhà nước đối với các ngành, các cấp, đặc biệt là các ngành, các cấp thuộc lĩnh vực giáo dục và y tế. Đối với ngành y tế, chức năng quản lí nhà nước được thực hiện thơng qua hoạt động của Bộ Y tế (Trung ương), các Sở Y tế (Tỉnh), các Phịng Y tế (Quận, Huyện), các Trạm Y tế (Xã, Phường). Các cơ quan này cĩ thức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo và quản lí nhà nước tương ứng ban hành các văn bản về y tế, trong đĩ cĩ phương diện giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; đồng thời thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lí và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.

Các cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sĩc sức khỏe cho nhân dân (các bệnh viện, các trung tâm y tế…) là nới hoạt động hành nghề trực tiếp của các thầy thuốc. Lãnh đạo (Đảng và chính quyền) cùng các phịng, ban và các thiết chế hữu quan cĩ vai trị quản lí hoạt động nghề nghiệp và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc thơng qua hoạt động nghề nghiệp của họ.

Các tổ chức chính trị-xã hội cĩ vai trị quan trọng trong việc vận động quần chúng nhân dân gĩp phần xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội đối với việc thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời cĩ vai trị bảo vệ lợi ích hợp pháp, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các hội viên, đồn viên vì sự phát triển cộng đồng và xã hội. Với vai trị đĩ, các tổ chức chính trị-xã hội trong các cơ sở y tế, đặc biệt là cơng đồn và đồn thanh niên cĩ trách nhiệm tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc để người thầy thuốc thực hiện tốt các nhiệm vụ của bản thân và của cơ sở y tế mà mình là thành viên.

Nhà trường là thiết chế xã hội thực hiện chức năng giáo dục, đào tạo. Các trường y cĩ chức năng đào đạo người thầy thuốc cĩ đức, cĩ tài. Giáo dục đạo đức cho sinh viên, những người thầy thuốc trong tương lai, là chức năng

và nhiệm vụ của các trường y. Vai trị quan trọng của các trường y đối với giáo dục đạo đức người thầy thuốc là ở chỗ, nĩ gĩp phần làm hình thành những phẩm chất đạo đức cần thiết, ban đầu để từ đĩ người thầy thuốc cĩ cơ sở phát triển và hồn thiện y đức trong quán trình hành nghề của mình.

Tự giáo dục của người thầy thuốc cĩ vai trị quan trọng khơng thể thay thế. Bởi lẽ, tất cả tác động từ các chủ thể nêu trên, suy cho cùng, vẫn chỉ là những tác động từ bên ngồi. Chúng cĩ hiệu quả đến đâu đối với người thầy thuốc lại phụ thuộc vào chính sự tiếp nhận và sự tự rèn luyện của bản thân người thầy thuốc. Vì thế, đối với giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho người thầy thuốc tự giáo dục là điều cĩ ý nghĩa cực kì quan trọng.

Như vậy, mỗi chủ thể đều cĩ một vai trị và do đĩ một trách nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. Tuy nhiên, các chủ thể khơng thực hiện vai trị, trách nhiệm một cách độc lập, tách rời nhau. Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay là một thể thống nhất tác động của các chủ thể tới người thầy thuốc nhằm mục đích chung là hình thành những phẩm chất, những năng lực đạo đức ở người thầy thuốc đảm bảo cho họ hồn thành tốt sứ mệnh bảo vệ và chăm sĩc sức khỏe cho nhân dân.

Để đảm bảo giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc như là một thể thống nhất tác động của các chủ thể thì giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc phải được thực hiện theo một cấu trúc cĩ phân cấp quản lí nhất quán.

Mỗi người thầy thuốc, dù đang trong quá trình đào tạo hay hành nghề, đều hoạt động trong khuơn khổ của ngành y tế; vì thế, cấp quản lí chung nhất và đồng thời chủ thể giáo dục đạo đức ở cấp chung nhất chính là Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước thực hiện trách nhiệm giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc thơng qua chủ trương, chính sách và thơng qua quản lí ngành y tế được đặc trách bởi Bộ Y tế. Như thế, giáo dục đạo đức thơng qua chủ trương,

chính sách và thơng qua quản lí nhà nước là giáo dục ở cấp độ xã hội đối với người thầy thuốc

Người thầy thuốc, trước hết được đào tạo tại các trường y, sau đĩ, họ hành nghề tại các cơ sở y tế, các bệnh viện. Nhà trường và các cơ sở y tế, các bệnh viện chính là địa bàn học tập và hoạt động chủ yếu của người thầy thuốc, đồng thời, là nơi họ được giáo dục về y đức. Tại các cơ sở đĩ, các chủ thể, chẳng hạn, quản lí cơ quan, cơng đồn, đồn thanh niên… , phối hợp, kết hợp thực hiện trách nhiệm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Như vậy, giáo dục đạo đức ở các trường y, các cơ sở y tế, các bệnh viện chính là giáo dục ở cấp độ cơ sở

đối với người thầy thuốc.

Và sau cùng là sự tự giáo dục của mỗi cá nhân thầy thuốc trong tương tác với cấp độ cơ sở, cấp độ xã hội. Cấp độ tự giáo dục này chính là cấp độ cá nhân của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc.

Về mục đích và nội dung của giáo dục đạo đức

Nếu giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc là quá trình làm hình thành những phẩm chất, những năng lực đạo đức cho người thầy thuốc theo mong muốn chủ chủ thể giáo dục, thì mong muốn (hay mục đích) đĩ là, làm hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức nĩi chung, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nĩi riêng ở người thầy thuốc, đảm bảo cho họ hồn thành tốt sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Nĩi cách khác, giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Việt Nam hiện nay là giáo dục những phẩm chất đạo đức nĩi chung, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nĩi riêng cho người thầy thuốc trong các mối quan hệ hành nghề của họ. (Nội dung cụ thể của các chuẩn mực và các mối quan hệ này sẽ được chúng tơi trình bày và phân tích cụ thể trong tiết 2.3).

Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc cũng như giáo dục đạo đức nĩi chung bao hàm hai phương diện, phương diện lí thuyếtphương diện thực hành. Với phương diện lí thuyết thì các hình thức giáo dục chủ yếu là giảng giải, truyền đạt những tri thức về đạo đức (ở tầm lí luận là tri thức đạo đức học), những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nĩi chung và đặc biệt là những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ hành nghề của người thầy thuốc. Với phương diện thực hành, trước hết và thường xuyên là

giáo dục bằng và thơng qua các quan hệ, các hoạt động nghề nghiệp; theo đĩ, các chủ thể định hướng cho người thầy thuốc rèn luyện, tu dưỡng và thể hiện những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động nghề

Một phần của tài liệu toàn văn Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)