Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine bal – ibd của singapore phòng bệnh gumboro (Trang 33)

+ Tình trạng sức khoẻ của đàn gà sau khi tiêm vaccine

Phương pháp theo dõi tình trạng sức khoẻ của đàn gà sau khi tiêm vaccin: đàn gà sau khi tiêm ngừa vaccin Gumboro sẽ được ghi nhận và theo dõi tình trạng sức khoẻ, như có mệt mõi hay bỏ ăn sau khi tiêm vaccine hay không.

+ Tỷ lệ gà có đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng

+ Tỷ lệ dương tính với kháng thể (%) = Số mẫu dương tính x 100 Số mẫu kiểm tra

+ Theo dõi tốc độ tăng trưởng của gà qua các giai đoạn: giai đoạn nuôi úm (0-28 ngày tuổi), giai đoạn nuôi thịt (28 ngày tuổi-xuất chuồng) theo dõi bằng cách cân trọng lượng gà lúc 1 ngày tuổi, sau đó cân lại lúc kết thúc giai đọan úm và một lần nữa trước khi xuất chuồng lúc gà được 12 tuần tuổi, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho gà ăn

Tăng trọng qua các = trọng lượng cuối - trọng lượng đầu giai đoạn (g/con) giai đoạn (g/con) giai đoạn (g/con)

+ Mức tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn

Cân lượng thức ăn đầu kỳ trước khi cho gà thí nghiệm ăn, sau đó cộng toàn bộ lượng thức ăn đã cho ăn trừ đi lượng thức ăn thừa lúc cuối kỳ.

HSCHTĂ = Tổng lượng thức ăn qua các giai đoạn Tăng trọng qua các giai đoạn

3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu thô được xử lý bằng phần mềm Excel. So sánh tăng trọng giữa các nghiệm thức bằng phép thử t của phần mềm minitab 16.0.

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình trạng sức khoẻ của đàn gà sau khi tiêm vaccine

Qua ghi nhận được trong quá trình thí nghiệm, sau khi tiêm vaccine có 2 gà thí nghiệm có biểu hiện mệt mỏi, ăn ít hơn những con khác. Tuy nhiên trạng thái này trở lại bình thường ở ngày hôm sau, sau khi gà được nghỉ ngơi. Những biểu hiện ở trên có thể là do gà còn nhỏ, khi tiêm vaccine cầm bắt gà nên có biểu hiện mệt mỏi. Điều này chứng tỏ rằng vacine Bal-IBD B38 an toàn khi sử dụng không gây gây sốc cho đàn gà.

4.2 Kết quả kiểm tra kháng thể thụ động mẹ truyền trên gà tàu thí nghiệm

Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra kháng thể thụ động mẹ truyền trên gà tàu thí nghiệm

Ngày tuổi Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) 3 5 5 100 0,81±0,30 1877±758 10 5 5 100 0,44±0,05 930±108 17 5 3 60 0,20±0,02 394±31 24 5 0 0 0,12±0,02 236±38

X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, kháng thể thụ động mẹ truyền ở gà con duy trì đến 10 ngày tuổi với tỷ lệ dương tính là 100% và kháng thể này đủ mức bảo hộ cho gà con đến 10 ngày. Tuy nhiên đến 17 ngày tuổi chỉ còn 60% gà tồn tại kháng thể thụ động, trung bình đều dưới ngưỡng bảo hộ, hiệu giá kháng thể giảm đáng kể dưới mức bảo hộ 394 so với 396. Theo nghiên cứu của (Lê Văn Hùng, 1996), nghiên cứu miễn dịch thu được trên các bệnh truyền nhiễm do virus (Newcastle, Gumboro) cho thấy khi gây miễn dịch cho gà mẹ nhiều lần bằng vaccine sống và sau đó bằng vaccine vô hoạt thì trong máu gà mẹ có hàm lượng kháng thể cao và kháng thể mẹ truyền cho gà con, bảo vệ đàn gà con được 4-5 tuần tuổi. Nếu gà mẹ chỉ chủng ngừa bằng vaccine nhược độc thì kháng thể truyền chỉ bảo vệ cho gà con 1-3 tuần. Nhưng kết quả nghiên cứu trên kháng thể chỉ bảo hộ được cho gà con đến 10 ngày tuổi, điều này có thể là do gà mẹ có hàm lượng kháng thể thấp hoặc đàn gà mẹ chủng ngừa không đầy đủ. Song các nghiên

cứu gần đây cho thấy kháng thể truyền từ gà mẹ truyền sang gà con không ổn định, lúc cao, lúc thấp, không đồng đều giữa các con trong đàn. Qua đó cho thấy việc tiêm phòng cho gà bằng vaccine đang gặp trở ngại lớn nhất là kháng thể thụ động mẹ truyền, nên quy trình tiêm phòng bằng vaccine cho gà con không có lịch rõ ràng và cũng không có lịch áp dụng chung cho tất cả mọi nơi (Nguyễn Xuân Bình và ctv, 2000).

4.3 Khả năng bảo hộ của vaccin Gumboro đối với giống gà tàu vàng

Bảng 4.2 Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine lần hai 14 ngày (lúc gà 35 ngày tuổi) Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) NT1 7 7 100 0,38±0,09 804±194 Đối chứng 7 0 0 0,03±0,02 46±29

NT1: sử dụng vaccine, X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn

Qua kết quả bảng 4.2 cho thấy gà có tiêm phòng vaccine đều có đáp ứng miễn dịch 100% sau khi tiêm lần 2 được 14 ngày. Qua đó cho thấy vaccine đảm bảo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này phù hợp với nhận định của Lê Văn Năm (2004) tiêm vaccine sau 2-3 tuần cơ thể mới tạo miễn dịch, vì bình thường lúc đầu khi kháng nguyên mới vào cơ thể đã kích thích hệ thống miễn dịch nhưng cơ thể không thể sản sinh ra ngay kháng thể mà phải trải qua một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, hiệu giá kháng thể đạt 804±194 đủ bảo hộ gà chống lại bệnh Gumboro. Theo tiêu chuẩn xét nghiệm của ELISA kit của hãng Idexx cho rằng hiệu giá 396 đủ bảo hộ gà. Trong khi đó những gà không tiêm phòng vaccine thì lúc 35 ngày tuổi hiệu giá kháng thể giảm đến mức thấp, gà hoàn toàn mẫn cảm với bệnh. Từ kết quả trên chứng tỏ gà có đáp ứng miễn dịch tốt với vaccine đang sử dụng.

Nhằm theo dõi độ dài miễn dịch sau khi tiêm chúng tôi tiếp tục khảo sát hiệu giá kháng thể vào thời điểm gà được 49 ngày tuổi và 80 ngày tuổi, kết quả đươc thể hiện qua bảng 4.3 và 4.4

Bảng 4.3 Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine lần hai 28 ngày (lúc gà 49 ngày tuổi) Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) NT1 7 7 100 2,24±0,21 5527±561 Đối chứng 7 0 0 0,01±0,01 11±8

NT1: sử dụng vaccine, X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn

Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy gà có tiêm phòng vaccine cho đáp ứng miễn dịch cao 100% gà đều có kháng thể và hiệu giá kháng thể đạt 5527±561 với hiệu giá kháng thể này đảm bảo miễn dịch chắc chắn cho đàn gà. Tại thời điểm sau 28 ngày tiêm phòng lần 2 thì hiệu giá tăng cao hơn so với 14 ngày (804±194). Kết quả này phù hợp với nhận định của Phan Văn Lục (1999), sau khi tiêm vaccine Gumboro nhũ dầu vô hoạt cho gà, hàm lượng kháng thể Gumboro trong máu gà đạt đỉnh cao vào tuần thứ 4. Khi sử dụng vaccine Busaplex chống bệnh Gumboro cho gà đạt hiệu giá kháng thể bảo hộ lúc 42 ngày tuổi là cao nhất (Hoàng Thị Mỹ Hiền, 2009).

Bảng 4.4 Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vaccine lần hai lúc gà 80 ngày tuổi

Nghiệm thức Số mẫu kiểm tra Số mẫu dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tỷ số S/P (X±SE) Hiệu giá kháng thể (X±SE) NT1 7 7 100 3,15±0,14 7997±392 Đối chứng 7 0 0 0 0

NT1: sử dụng vaccine, X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả bảng 4.4 cho thấy kháng thể vẫn được duy trì ở mức cao, đảm bảo đến giai đoạn xuất chuồng. Hàm lượng kháng thể tại thời điểm 80 ngày cho hiệu giá kháng thể cao nhất 7997±392. Vì đây là đáp ứng miễn dịch chủ động, vaccine Bal-IBD là loại vaccine sống. Khi tiêm vaccine sống thì sẽ cho đáp ứng miễn dịch bền và kéo dài. Theo Nguyễn Bá Hiên (2007), vaccine khi đưa vào cơ thể gà sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, đây là loại kháng thể do cơ thể tạo ra nên nó có tính bền và lâu hơn, hơn nữa đây là loại vaccine sống có khả năng gây đáp ứng miễn dịch mạnh, chúng nhân lên trong cơ thể vật chủ và tiếp tục tạo ra kích thích của kháng nguyên trong một khoảng thời gian. Trong khi đó ở nghiệm thức không tiêm phòng vaccine hiệu giá kháng thể giảm đến mức không thể phát hiện qua phản ứng ELISA. Qua đó cho thấy việc tiêm phòng vaccine 2 lần đảm bảo

cho đàn gà thịt đến giai đoạn xuất bán thì hàm lượng kháng thể vẫn đủ khả năng bảo hộ cho đàn không mắc bệnh không cần phải tiêm nhắc lại lần 3. Tuy nhiên đối với đàn gà đẻ cần phải theo dõi độ dài miễn dịch để tiêm vaccine lặp lại theo định kỳ nhằm đảm bảo miễn dịch chắc chắn cho đàn gà con

4.4 Tăng trƣởng của gà Tàu vàng qua các giai đoạn

4.4.1 Kết quả tăng trọng, tiêu tốn thức ăn của gà Tàu giai đoạn 0-4 tuần tuổi

Bảng 4.5 Kết quả tăng trọng, tiêu tốn thức ăn của gà Tàu giai đoạn 0-4 tuần tuổi

Chỉ số NT1 (X±SE) NT2 (X±SE) P

TL 1 ngày tuổi (g/con) 37,30±0,70 37,90±0,69 0,52 TL 4 tuần tuổi (g/con) 258,00±5,01 259,40±3,70 0,83 Tăng trọng (g/con/ngày) 7,88±0,19 7,91±0,14 0,90 T.Ă tiêu thụ (g/con/ngày) 17,43±4,49 17,92±4,52 0,23 HSCH.TĂ (g TĂ/g tăng trọng) 2,22±0,05 2,27±0,04 0,48

NT1: sử dụng vaccine-lấy máu, NT2: sử dụng vaccine-không lấy máu, TL: trọng lượng,T.Ă: thức ăn, HSCH.TĂ: hệ số chuyển hóa thức ăn, X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn

Kết quả bảng 4.5 cho thấy nghiệm thức lấy máu ở giai đoạn 1 ngày tuổi trọng lượng trung bình là 37,30 g/con, nghiệm thức không lấy máu là 37,90 g/con, sự sai khác về trọng lượng giữa 2 nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này chứng tỏ rằng gà thí nghiệm đồng đều nhau về trọng lượng ở mỗi nghiệm thức. Qua 4 tuần nuôi úm ở nghiệm thức lấy máu đạt trọng lượng 258 g/con, nghiệm thức không lấy máu là 259,40 g/con. Sự khác biệt này không có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Qua đó cho thấy có sự giống nhau về điều kiện thí nghiệm, chăm sóc nuôi dưỡng gà giữa các nghiệm thức. Hệ số chuyển hoá thức ăn bình quân trong giai đoạn úm của nghiệm thức lấy máu là 2,22, nghiệm thức không lấy máu là 2,27, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2013), hệ số chuyển hoá thức ăn ở gà Tàu vàng qua 4 tuần nuôi đầu tiên là 2,17. Sự chênh lệch về hệ số chuyển hoá thức ăn giữa 2 nghiên cứu có thể do nghiên cứu của Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông thực hiện trên giống gà

Tàu vàng thế hệ F2, thì sự chọn lọc di truyền giúp thế hệ F2 có sức tăng trưởng cao nên hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn.

4.4.2 Kết quả tăng trọng, tiêu tốn thức ăn của gà giai đoạn 4-12 tuần tuổi

Bảng 4.6: Kết quả tăng trọng, tiêu tốn thức ăn của gà Tàu giai đoạn 4-12 tuần tuổi

Chỉ số NT1 (X±SE) NT2 (X±SE) P

TL 4 tuần tuổi (g/con) 258,00±5,01 259,40±3,70 0,83 TL 12 tuần tuổi (g/con) 1295,50±52,80 1356,50±58,20 0,39 Tăng trọng (g/con/ngày) 18,53±0,92 19,59±1,06 0,40 T.Ă tiêu thụ (g/con/ngày) 58,43±7,27 60,04±7,78 0,11 HSCH.TĂ (kg TĂ/kg tăng trọng) 3,22±0,15 3,14±0,16 0,69

NT1: sử dụng vaccine-lấy máu, NT2: sử dụng vaccine- không lấy máu. TL: trong lượng, T.Ă: thức ăn, HSCH.TĂ: hệ số chuyển hóa thức ăn, X: giá trị trung bình, SE: sai số chuẩn

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấyqua phântích các chỉ số theo dõi ở giai đoạn từ 4-12 tuần tuổi giữa 2 nghiệm thức đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù trọng lượng của gà ở nghiệm thức 1 (có lấy máu định kỳ lúc 35, 49, 80 ngày tuổi) là 1295,50 g/con thấp hơn gà ở nghiệm thức 2 (nghiệm thức đối chứng có tiêm vaccine theo quy trình nhưng không lấy máu) là 1356,50 g/con, nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê. Qua đó việc lấy máu chưa thấy có sự ảnh hưởng đến tăng trọng của gà. Tăng trọng ở giai đoạn này bình quân dao động 18,53- 19,59 g/con/ngày cao hơn so với giai đoạn nuôi úm tăng trọng bình quân 7,88- 7,91 g/con/ngày. Vì sau giai đoạn nuôi úm khả năng sinh trưởng cao. Hệ số chuyển hoá thức ăn ở nghiệm thức 1 là 3,22, còn ở nghiệm thức 2 là 3,14. Theo nghiên cứu của Lâm Minh Thuận (2002) thì hệ số chuyển số chuyển hoá thức ăn đến giai đoạn này là 3,25.

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Kháng thể mẹ truyền bảo hộ 100% cho đàn gà con đến 10 ngày tuổi. Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng là 100%.

Mức độ bảo hộ của vaccine Gumboro tại thời điểm 35 ngày tuổi với hiệu giá kháng thể đạt 804±194.

Mức độ bảo hộ của vaccine Gumboro tại thời điểm 49 ngày tuổi với hiệu giá kháng thể đạt 5527±561.

Mức độ bảo hộ của vaccine Gumboro tại thời điểm 80 ngày tuổi với hiệu giá kháng thể đạt 7997±392.

Sự tăng trưởng của gà Tàu vàng lúc 4 tuần tuổi trọng lượng bình quân dao động 258,00-259,40 g/con. Tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn này là 17,43-17,92 g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn 2,22-2,27 g TĂ/g tăng trọng.

Sự tăng trưởng của gà Tàu vàng lúc 12 tuần tuổi trọng lượng bình quân dao động 1295,50-1356,50 g/con. Tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn này là 58,43-60,04 g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn là 3,14-3,22 kg TĂ/kg tăng trọng.

5.2 Đề nghị

Số cá thể thí nghiệm phải nhiều hơn để làm tăng độ chính xác của kết quả. Nghiên cứu thêm về khả năng hấp thu và duy trì kháng thể thụ động trên các giống gà khác.

Đề nghị các cơ quan khuyến nông, thú y phổ biến các lợi ích của việc tiêm phòng vaccine phòng bệnh đúng quy trình kỹ thuật cho đàn gà nhất là đối với vaccine phòng bệnh Gumboro.

Nên khảo sát hiệu quả phòng bệnh Gumboro của vaccine Bal-IBD trên nhiều giống gà khác nhau để cho kết quả chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đái Duy Ban và Phạm Công Hoạt (2004), vaccine Gumboro phòng chống suy giảm miễn dịch cho gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 9 – 56.

Đỗ Võ Anh Khoa và Nguyễn Minh Thông (2013), Ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp lên khả năng sinh trưởng và FCR ở gà Tàu Vàng giai đoạn 1-4 tuần, Tạp chí khoa học trường Đại Học Cần Thơ, tr.114-118.

Hoàng Thị Mỹ Hiền (2009), Ðánh giá độ an toàn và hiệu lực của vaccine bursaplex phòng bệnh Gumboro trên gà khi tiêm chủng qua phôi trứng 18 ngày tuổi, Tủ sách khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hồ Thị Việt Thu (2012), Bệnh gia cầm, NXB Đại Học Cần Thơ, tr.19-21.

Lâm Minh Thuận (2002) Khảo sát khả năng sản xuất thịt của gà Tàu vàng nuôi tại Bà Rịa Vũng Tàu , Tủ sách khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Lê Thanh Hòa (1992), Bệnh Gumboro suy giảm miễn dịch gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr.10-14.

Lê Thanh Hòa (2003), Sinh học phân tử virus Gumboro nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 7 - 89.

Lê Thanh Hòa (2003), Bước đầu khảo sát nguồn gốc và phả hệ virus cường độc Gumboro phân lập ở Hà Nội và vùng phụ cận, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y,

tập X (số 3 - 2003), Hội thú y Việt Nam.

Lê Văn Hùng & Nguyễn Phước Ninh (1995), Nghiên cứu miễn dịch thu được chống bệnh Gumboro trên gà, hội nghị khoa học ngành chăn nuôi thú y, Đại học nông lâm 1995, tr. 20-25.

Lê Văn Hùng (1996), Nghiên cứu miễn dịch thu được trên các bệnh truyền nhiễm do virus (Newcastle, Gumboro) đề xuất những cải tiến trong quy trình phòng bệnh bằng vaccine cho gà, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tr. 11-12.

Lê Văn Năm (1996), 60 câu hỏi và đáp về những bệnh ghép phức tạp ở gà, NXB Nông Nghiệp, tr. 48-54.

Lê Văn Năm (2003), Hướng dẫn điều trị bệnh ghép phức tạp ở gà, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr.12-13, 170-171.

Lê Văn Năm (2004), Bệnh Gumboro ở gà và biện pháp phòng trị, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr.1- 53.

Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp lông màu thả

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch của gà tàu vàng đối với vaccine bal – ibd của singapore phòng bệnh gumboro (Trang 33)