CHƯƠNG 4: BỐ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG LACANH

Một phần của tài liệu GIỚI THIÊU CHUNG BUỒNG MÁY (Trang 34)

Các bơm và hệ thống hút khô được bố trí để giữ buồng máy khô ráo được gọi là bơm và hệ thống la canh buồng máy.

Hệ thống thứ nhất được trang bị bơm nhỏ có khả năng giải quyết lượng lacanh nhỏ thông thường hàng ngày. Bơm la canh này bơm nước bẩn (nước và dầu) vào két chứa la canh bẩn.

Từ két này nước lacanh được bơm nhỏ khác bơm qua bộ phân ly dầu nước và chỉ có nước đủ độ sạch mới được đưa ra mạn. Nếu nước không đủ độ sạch, nó sẽ phải đi tới két chứa khác có tên là két chứa bẩn.

Hệ thống thứ hai trang bị bơm lớn hơn có thể bơm nước lacanh từ buồng máy ra thẳng ngoài mạn nhưng hệ thống này chỉ được phép dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Hệ thống thứ ba là dùng khả năng hút trực tiếp lacanh buồng máy bằng bơm nước làm mát chính. Sản lượng bơm này cực lớn dành cho trường hợp bục vỡ lớn trong tình trạng khẩn cấp.

Trang bị và bố trí đường ống la canh thuộc loại hệ thống an toàn quan trọng phải tuân thủ theo luật.

Mục đích đơn giản của hệ thống lacanh là bơm bỏ ra ngoài lượng nước không mong muốn (nước, dầu bẩn, nước ngoài mạn rò rỉ vào buồng máy).

Những luật chính phủ ban hành hoặc quy phạm do Đăng kiểm đưa ra phải tuân thủ các luật quốc tế SOLAS. SOLAS cho rằng bố trí hệ thống đường ống la canh, bố trí hệ thống đường ống ballast và bố trí hệ thống đường ống cứu hỏa và bố trí trang thiết bị cứu hỏa phải thành ba hệ thống độc lập có thể thay thế công việc của nhau nếu cần thiết nhưng với lưu ý là không dùng hệ thống lacanh để cứu hỏa.

Lượng nhỏ nước có thể tích tụ trên tàu do ngưng tụ, rò rỉ ống, do rửa, do xả bẩn đặc biệt ở các “tàu mở”.

Việc ngưng tụ xảy ra khi không khí ẩm tiếp xúc với bề mặt lạnh. Trong các trường hợp thuận lợi, nước chảy xuống các bề mặt và vào giếng la canh và từ đó nó thể được bơm ra ngoài mạn. Khi nước còn lại ở hàng hoặc thấm vào hàng thì hàng có thể hư hỏng.

Tàu không có nắp hầm hàng được gọi là “tàu mở” phải có trang bị bơm có sản lượng bổ sung trong hệ thống la canh để rút hết nước mưa đọng hoặc nước biển hắt vào (điều khoản 59, mục phụ 59 của SOLAS)

Hệ thống la canh hầm hàng phải có khả năng vét hết nước hầm hàng và được làm sạch càng nhanh càng tốt. Công tác này phải được ghi vào sổ lệnh của tàu khi tiến hành. Đối với một số loại hàng nguy hiểm, hệ thống la canh phải có khả năng bơm nước la canh từ bất kể hầm hàng riêng biệt nào. Hàng nguy hiểm phải được xắp xếp cách ly nhau.

Giấy phép chở hàng nguy hiểm của tàu rất chú trọng loại hàng nguy hiểm nào có thể được tàu chuyên chở.

Van ở giếng la canh (đối với lacanh buồng máy) phải phù hợp với thiết bị an toàn bảo đảm rằng hàng hóa nguy hiểm không thể tình cờ xâm nhập vào môi trường hoặc trong tàu.

Để quyết định lượng chất lỏng trong giếng hoặc két ballast hai hệ thống sau phải có:

-Với hệ thống thao tác bằng tay. Đo bằng dây đo dùng trong ống đo tới tận đáy của két hoặc giếng la canh để cho phép đo chiều cao chất lỏng

-Với hệ thống đo từ xa. Mức chất lỏng cho phép đọc từ bộ chỉ thị trong buồng máy (điều khiển từ xa). Hệ thống báo động có thể dùng phao đặt ở giếng la canh và khi mực chất lỏng dâng lên sẽ tác động vào phao đó. Khi phao bị tác động và nổi ở mức nào đó thì tín hiệu báo động sẽ được kích hoạt.

Ngay khi có tín hiệu báo động ở giếng la canh được kích hoạt, báo động ở panel điều khiển cũng được kích hoạt. Với buồng máy không người điều khiển thì kỹ sư đi ca sẽ được thông báo về báo động. Mức nước ở két ballast thường đo bằng cách dùng các ống thổi bong bóng khí. Áp suất cần để khí thổi ra tại đáy két phải thắng được áp suất nước cho biết mức của két sẽ được bộ cảm biến truyền tín hiệu thu nhận. Tín hiệu này sẽ được hiện thị tại buồng điều khiển làm hàng.

Hệ thống la canh bao gồm các thành phần sau:

Một phần của tài liệu GIỚI THIÊU CHUNG BUỒNG MÁY (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)