CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI VAN

Một phần của tài liệu GIỚI THIÊU CHUNG BUỒNG MÁY (Trang 31)

Trên các tàu có rất nhiều đường ống được lắp đặt để chuyển vận các loại chất lỏng, khí và truyền tải năng lượng. Ở các hệ thống đó các, việc bố trí các van là cần thiết và chúng phải nhiều để dừng hay điều chỉnh lưu lượng, để nối các khoang hoặc các phần trong một hệ thống hoặc chỉ đơn giản là cách ly hệ thống khỏi các cụm nối bên ngoài hoặc không khí bên ngoài.

Các dạng van thông thường nhất được trình bày dưới đây.

3.1 Van cổng

Vỏ thân van cổng nằm giữa hai mặt bích có cổng trượt vào và ra để mở hoặc đóng hoàn toàn hay từng phần để hạn chế lưu lượng bộ phận. Vỏ thân có các vòng làm kín làm đế cho các mặt bên của cổng. Cổng cũng có vòng làm kín ở cả hai phía tạo điều kiện làm kín gấp đôi.

Đáy của vỏ thân cũng có nút bịt cho phép kiểm tra độ kín của van không cần mở ra. Các vật liệu dùng làm vỏ thân và cổng kéo là loại gang, thép rèn hoặc đồng thau. Tùy

Van cu

1-Vỏ van 2-Ngăn phân chia 3- Đĩa 4-Ti van

thuộc vào loại chất lỏng, khả năng ăn mòn galvanic và độ nhớt chất lỏng mà các loại van có thể sẽ khác nhau.

Ưu điểm:

-Độ mở đạt 100% -Hai bề mặt làm kín -Chiều dài lắp đặt ngắn

-Kiểm soát độ kín ở ngay tại chỗ.

Nhược điểm:

-Kích thước theo chiều cao đặc biệt khi lắp với bộ tác động thủy lực là vấn đề

-Nặng

Gia cường độ bền bổ sung là điều cần thiết khi sử dụng trong hệ thống áp suất cao.

Dùng ở các nơi: nước làm mát, nước ballast, hệ thống lacanh, hê thống làm hàng lỏng, ống chữa cháy, đường dẫn bọt foam…

3.2 Van cầu

Vỏ thân van cầu hình tròn nằm giữa hai mặt bích bên trong được phân chia làm hai nửa có cho phần trên và phần dưới được định dạng để mở thông tới từng mặt bích tương ứng của chúng. Ở ngăn phân chia có lỗ hình tròn có thể được đóng bởi đĩa nấm van là chi tiết chuyển động lên và xuống được dưới tác động của ti van có ren. Khi đĩa nấm van ở trạng thái tách khỏi tác động của ti van, van cầu hoạt động như một van một chiều. Vật liệu dùng làm thân và nắp là gang, đồng thau, thép không rỉ… Đĩa nấm van và đế van có thể là đồng thau hoặc thép không rỉ. Nói chung vật liệu là loại gì sẽ phụ thuộc loại chất lỏng được bơm.

Ưu điểm: -dễ bảo dưỡng

-dễ điều chỉnh lưu lượng

Van bướm

Van bi cu

Nhược điểm:

-Hạn chế dòng chảy, gây chảy rối

-Chỉ điều khiển từ xa bằng tay (dùng ti kéo dài điều khiển). Dùng cho: nước làm mát, hơi, hệ thống nước sạch khác.

3.3 Van bướm

Vỏ thân van bướm có dạng vòng tròn với đường kính bằng đường kính của ống mà van này lắp với. Trong vòng thân van có đĩa tròn có thể quay được nhờ ti van. Vòng thân van được kẹp giữa các mặt bích của các ống nối kề bên. Vòng thân được lắp lớp cao su phía trong, tạo ra đế van cho đĩa van. Ở vị trí mở, lưu lượng gần như không bị cản: đĩa ở vị trí thẳng dòng. Bằng cách quay đĩa đi 900 hoặc gần 900, đĩa sẽ đóng ép lên lớp cao su của vòng thân van. Lớp cao su có thể là loại được lưu hóa (tăng tính đàn hồi) và là loại có thể thay được.

Các vật liệu: Vòng thân bằng thép đúc hoặc gang, đĩa bằng đồng thau, lớp cao su loại chống dầu. Mặt bích lắp lên vòng thân cũng được làm như vậy.

1-vòng thân van 2-đĩa van

3-cụm xoay van.

Ưu điểm:

-có độ dài lắp đặt cực ngắn -dòng lưu động gần như không vị cản trở

-bộ tác động đơn giản (chỉ dịch chuyển theo 900)

Nhược điểm:

-điều chỉnh dòng lưu lượng khó khăn.

mát, các van nước biển (ra ngoài mạn), hệ thống hàng tàu lớn và cực lớn (VLCC &ULCC).

3.4 Van bi

Phần thân vỏ van bi có dạng bi tròn nằm giữa hai mặt bích. Mặt bích phân chia nằm tại phần nửa theo chiều dài thân vỏ van. Bên trong thân vỏ van có vòng kín dùng cho cả hai mặt bích này. Một bi cầu được bố trí giữa các vòng kín có lỗ khoét dạng ống xuyên tâm. Cán van hướng lên trên dùng để quay bi cầu giới hạn lớn nhất là 900. Dòng lưu lượng được điều chỉnh bởi việc quay bi cầu. Các vật liệu dùng phụ thuộc điều kiện sử dụng. Bi cầu hầu như làm bằng thép không rỉ. Sử dụng hầu như chỉ dành cho các hóa chất.

Ưu điểm:

-độ kín gấp đôi

-không hạn chế nhiều dòng chảy khi mở hết, không gây vận động chảy rối.

Nhược điểm:

-đắt tiền -nặng nề

-điều chỉnh cả hai bộ kín khó khăn.

Bên cạnh các loại van kể trên còn có biến thể của các loại van chính như -Van kim dùng điều chỉnh chính xác là biến thể của van cầu

-Van tì lò xo là van có thể đóng kín bằng lò xo, điều khiển từ xa kiểu bậc (giật). Gốc gác của chúng thường là van cầu.

-Van an toàn mở tại một giá trị áp suất cao hơn giá trị thiết kế tì bởi lò xo thường là van cầu

-Van dạng tấm là loại van cổng kéo có dạng cái mai. -Van một chiều tồn tại trong một số loại:

Van một chiều lắc (lưỡi gà) của bơm hàng Van cầu đĩa tự do ở hệ thống làm má

-van một chiều lưỡi gà tì bởi trọng lượng trong hệ thống khí trơ…

Một phần của tài liệu GIỚI THIÊU CHUNG BUỒNG MÁY (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)