giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
Các doanh nghiệp Thái Lan luôn luôn sử dụng lý thuyết về lợi thế quy mô và
thường yêu cầu hoặc có những đơn hàng và khối lượng lớn tới hàng trục triệu USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp của tỉnh Chămpasắc Lào phần lớn là doanh nghiệp vừa và
nhỏnên đã không đáp ứng được các yêu cầu này. Vì vậy, cần phải hình thành và phát
triển các doanh nghiệp có qui mô lớn. Quá trình hình thành và phát triển các loại hình
quá trình tích tụ, tập trung vốn để hình thành các Công ty lớn, Tập đoàn mạnh.
Khuynh hướng thứ hai dựa vào sự đòi hỏi thay đổi thường xuyên của thị trường để
hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thay đổi theo thị trường. Tuy là
hai khuynh hướng khác nhau, các chủ thể kinh doanh khác nhau nhưng lại có phân
công và gắn kết với nhau theo xu hướng: Các Công ty lớn, Công ty xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh là nòng cốt trong việc xúc tiến thương mại, bảo đảm khảnăng mở rộng thịtrường, có tiềm lực và khảnăng ứng dụng khoa học và kỹ thuật, là dòng chủ lực và nắm giữ các luồng lưu thông hàng hoá chính cùng với các Công ty vừa và nhỏ có khả
năng điều chỉnh linh hoạt, có quan hệ kinh tế với các Công ty lớn, hình thành mạng
lưới doanh nghiệp hoạt động trên thịtrường quốc gia và quốc tế. Để có thể hình thành
được các doanh nghiệp có qui mô lớn, đáp ứng được các đơn hàng có khối lượng lớn
của doanh nghiệp Thái Lan cần thiết phải mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết
giữa kinh tế Nhà nước nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng với các thành
phần kinh tếkhác trong và ngoài nước. Có các chính sách và giải pháp hợp lý để thúc
đẩy sự liên kết giữa các Tổng công ty và Công ty vừa và nhỏ trong nội bộ ngành hàng
nông sản và với các ngành hàng khác để hình thành được các Tập đoàn kinh tế hoặc
Tập đoàn thương mại có qui mô lớn, có khả năng đáp ứng được các đơn hàng lên tới
nhiều trục triệu đô la (USD) trong một thời gian ngắn. Tăng nhanh khảnăng tích tụ và tập trung vốn đểđổi mới thiết bị và công nghệ cho phù hợp với yêu cầu buôn bán theo
các phương thức hiện đại.