Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách.
# Hạn ngạch:
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…
# Trợ cấp xuất khẩu:
Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.
1.4.2.Yếu tố về văn hoá – xã hội
Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng.
Nền văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định các thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy văn hoá là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất
khẩu luôn luôn phải qua tâm tìm hiểu yếu tố văn hoá ở các thị trường mà mình tiên
hành hoạt động xuất khẩu.
hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nghiên cứu các yếu tố này từ những giác độ khác nhau tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu. Trong trường hợp
này, chúng ta đặc biệt quan tâm đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này trong việc hình
thành và đặc điểm thịtrường tiêu thụ của doanh nghiệp.
Các thị trường luôn bao gồm con người thực với số tiền mà họ sử dụng trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ. Một cách đơn giản có thể hiểu: thị trường = khách hàng + túi tiền của họ. Các thông tin vềmôi trường này cho phép doanh nghiệp có thể
hiểu biết ở những mức độ khác nhau (từ khái quát đến cụ thể) về đối tượng phục vụ
của mình. Qua đó, có thể đưa ra một cách chính xác sản phẩm và cách thức phục vụ
khách hàng.
Tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích môi trường văn hoá - xã hội và
ảnh hưởng của nó đến kinh doanh:
- Dân số: (Quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu)
Số người hiện trên thị trường. Tiêu thức này ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thểđạt đến. Thông thường, dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về nhóm sản phẩm (sản phẩm) càng lớn, khối lượng tiêu thụ một sọ nào đó
càng lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội thương mại lớn... Tóm lại: Có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại
và ngược lại.
- Xu hướng vận động của dân số: (Dạng của nhu cầu và sản phẩm đáp ứng)
Tỷ lệ sinh/tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già trẻ. Tiêu thức này ảnh
hưởng chủ yếu đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thoả mãn nó trên thị trường, các yêu cầu về cách thức đáp ứng của doanh nghiệp như lựa chọn sản phẩm
đáp ứng, hoạt động xúc tiến...
- Hộ gia đình và xu hướng vận động: (Chất lượng và quy cách sản phẩm
khi thoả mãn nhu cầu của cảgia đình)
Độ lớn của một gia đình (bao gồm nhiều người trong gia đình). Có ảnh hưởng
đến sốlượng, quy cách sản phẩm cụ thể... khi sản phẩm đó đáp ứng cho nhu cầu chung
của cả gia đình. Đặc biệt có ý nghĩa khi phân tích trong mối liên hệ với thu nhập của
-Sự dịch chuyển dân cư và xu hướng vận động:
Sự hình thành hay suy giảm mức độ tập trung dân cư (người tiêu thụ) ở một khu vực
địa lý hẹp. Có ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp.
-Thu nhập và phân bổ thu nhập của người tiêu thụ: (Yêu cầu về sự thoả
mãn nhu cầu theo khảnăng tài chính).
Lượng tiền mà người tiêu thụ có thể sử dụng để thoả mãn nhu cầu cá nhân của
họ. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, số lượng tiền (thu nhập) sẽđược trang trải cho
các nhu cầu theo những tỷ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh
hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản phẩm, hình
thành nên khái niệm về chất lượng sản phẩm theo cách đánh giá của người tiêu thụ:
Sản phẩm vừa đủ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm thoả mãn khác
hàng theo mức độ yêu cầu khác nhau về chất lượng, chủng loại (thay thế) và dịch vụ.
1.4.3.Môi trường luật pháp và chính trị
Các yếu tố thuộc lĩnh vực luật pháp và chính trị chi phối mạnh mẽ sự hình
thành cơ hội thương mại và khảnăng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Sự ổn định của môi trường chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện
tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện
chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị
là một trong những điều kiện tiền đề ngoài kinh tế của doanh nghiệp. Mức độ hoàn
thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc
hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hoá
hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đây tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng
rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị
trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của Đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh.
Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động xuất khẩu. Các
vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng như các thông lệ quốc tế:
- Các qui định của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu(thuế, thủ tục qui định
về mặt hàng xuất khẩu,qui định quản lý về ngoại tệ..)
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu
tham gia.
- Các qui định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.
- Qui định về giaodịch hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ
- Qui định về lao động, tiền lương, thời gian lao động, nghỉ ngơi, đình công, bãi
công
- Qui định về cạnh tranh độc quyền, về các loại thuế.
- Qui định về vấn đề bảo về môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng, thực
hiện hợp đồng.
- Qui định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng.
Ngoài những vấn đề nói trên chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại
thương khác như:Hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan....
Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy họ phải nắm bắt được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
1.4.4.Một số giải pháp có tác động đến việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, các nước thường áp dụng các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu trên cơ sở làm tăng thêm lợi thế của nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới, giúp các nhà sản xuất trong nước phát triển nhanh thị trường tiêu thụ bên ngoài. Có rất nhiều giải pháp có tác động đến hoạt động xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng của một quốc gia. Tuỳ thuộc đặc điểm riêng có về nguồn lực, lợi thế tương đối, các thị trường tiềm năng và thể chế chính trị mà mỗi nước sẽ lựa chọn và kết hợp các biện pháp sao cho thích hợp.
1.4.4.1.Sử dụng công cụ thuế
chỗ, thuế xuất khẩu làm cho mức giá quốc tế cao hơn so với giá trong nước, tức là nó làm cho mức giá trong nước của nông sản xuất khẩu bị hạ thấp tương đối so với mức giá quốc tế. Nhìn chung, thuế xuất khẩu tác động trực tiếp và bất lợi đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và làm giảm sản lượng của hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thuế xuất khẩu không làm xuất khẩu giảm đi nhiều mà có thể làm lợi cho nước xuất khẩu nếu nước này có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm xuất khẩu, chẳng hạn trong điều kiện được hưởng độc quyền, hay nếu nhu cầu đối với sản
phẩm có độ co giãn thấp (<1) để có thể thu được những khoản lợi lớn từ hàng xuất
khẩu. Nhìn chung để khuyến khích xuất khẩu, các quốc gia thường không áp đặt mức thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên ở một số nước đang phát triển, người ta có thể đánh thuế những mặt hàng xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu, một mặt để tăng nguồn thu thuế, cải thiện tỷ giá ngoại thương và khuyến khích xuất khẩu hàng nông sản. Đối với các quốc gia lớn có thị phần ưu thế một mặt hàng nào đó người ta
cũng có thể dùng thuế xuất khẩu để cải thiện tỷ giá ngoại thương của mình.
1.4.4.2.Tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là quan hệ về sức mua giữa bản tệ (hay nội tệ) so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là ngoại tệ có khả năng chuyển đổi tự do.
Tỷ giá hối đoái là loại giá quan trọng nhất, chi phối những loại giá khác và tác động đến sản xuất. Đặc biệt, xuất nhập khẩu là lĩnh vực chịu sự tác động trực tiếp và nhạy cảm nhất trước những biến động của tỷ giá hối đoái.
Khi xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế
nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, cần phân biệt hai loại tỷ giá là tỷ giá
hối đoái danh nghĩa (do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày) và tỷ giá hối đoái
thực tế. Tỷ giá hối đoái thực tế được tính như sau:
Pw RER = Ro
Pd
Trong đó: RER là tỷ giá hối đoái thực tế;
Ro là tỷ giá hối đoái danh nghĩa;
Pw là chỉ số giá quốc tế, PRdRlà chỉ số giá trong nước.
chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của mỗi nước, sự chênh lệch mức lãi suất ngân hàng, kết quả của những dự đoán thị trường, các yếu tố tâm lý đầu cơ.
Tỷ giá hối đoái thường được các Chính phủ sử dụng để tác động tới hoạt động
xuất nhập khẩu thông qua biện pháp nâng và hạ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ. Tuy
nhiên, phá giá đồng nội tệ chỉ là biện pháp nhất thời để nâng đỡ sản xuất trong nước và nó cũng không phải là biện pháp hữu hiệu trong mọi trường hợp. Đây không thể là biện pháp lâu dài vì nhiều mặt hàng xuất khẩu hoặc sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu có nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác và muốn thay đổi mức xuất khẩu cần phải có thời gian. Hơn nữa, phá giá đồng nội tệ còn làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của đồng tiền quốc gia trên trường quốc tế.
1.4.4.3.Những khuyến khích về tài chính
Việc cung cấp tín dụng với những điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư, sản xuất và xuất khẩu có vai trò quan trọng và là một yếu tố chủ chốt của sự thành công của nước xuất khẩu ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tín dụng có thể được cung cấp dưới nhiều hình thức, qua các kênh khác nhau tùy thuộc vào chính sách của mỗi Chính phủ như các khoản cho vay dài hạn, ngắn hạn, tín dụng và trợ cấp xuất khẩu.
Các khoản cho vay dài hạn: Với lãi suất thấp hơn thị trường qua hệ thống ngân hàng hay các thể chế tài chính với sự hỗ trợ của Chính phủ hay ngân hàng trung
ương có thể được cấp cho các dự án đã được phê duyệt – thường là các loại dự án
được hưởng ưu đãi về thuế như đã nêu trên. Các khoản vay này không bị giới hạn ở những dự án xuất khẩu, nhưng khả năng có nguồn thu ngoại tệ là một tiêu chuẩn quan trọng để bình chọn.
Các khoản cho vay để sản xuất: Thường là những khoản cho vay ngắn hạn cũng với lãi suất thấp hơn thị trường nhằm khuyến khích và hỗ trợ các nhà xuất khẩu. Khác với các khoản cho vay đầu tư lâu dài, các khoản này nhìn chung chỉ được cấp
riêng cho xuất khẩu - để tài trợ cho nhập khẩu và dự trữ nguyên liệu, hàng sơ chế và
hàng chờ tiêu thụ.
nước ngoài vay vốn (lãi suất ưu đãi) để nước vay sử dụng số tiền đó mua hàng hoá của
nước cho vay. Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách Nhà nước và việc cho vay
thường kèm theo các điều kiện ràng buộc về kinh tế và chính trị. Tín dụng xuất khẩu hay được các nhà xuất khẩu truyền thống, các nước công nghiệp mới nổi có tiềm lực kinh tế mạnh áp dụng để chiếm lĩnh thị trường và khuyếch trương sản phẩm của họ ở các thị trường mới.
Trợ cấp xuất khẩu: Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước giành ưu đãi về tài chính cho các nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Trợ cấp trực tiếp: Nhà nước thực hiện chế độ giá ưu đãi đối với các nhà kinh
doanh sản xuất hàng xuất khẩu khi sử dụng các công trình hạ tầng như điện, nước, phương tiện thông tin liên lạc, vận tải, dịch vụ thanh toán, bù giá xuất khẩu ... để hạ
thấp chi phí sản xuất hàng xuất khẩu. Trên thực tế, các Chính phủ dành trợ cấp đặc
biệt lớn cho lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, có thể thực hiện trợ cấp xuất khẩu khi ngành xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu phải đóng thuế