Trong bối cảnh kinh tế thương mại thế giới và khu vực như hiện này, phương
thị trường. Quan điểm chủ đạo là tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường lớn có tiềm năng cũng như tranh thủ mở thêm các thị trường nhỏ khác.
Một là, Khu vực Châu Á: Trọng tâm ở khu vực này là các thị trường ASEAN,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. ASEAN là thị trường chủ yếu. Trong khối ASEAN, Thái Lan và Việt Nam là các thị trường truyền thống, quan trọng, có các
mối liên kết chặt chẽ và những ưu đãi nhất định (đa phương và song phương) cho hàng
hoá của Lào nói chung và Chămpasắc nói riêng. Tuy nhiên, trong bản than ASEAN cũng cần được đa dạng hoá hơn, tận dụng các khả năng để tăng xuất khẩu sang các thị trường đã có hàng hoá của Lào như Singapore, Malaysia, Inđonesia, Campuchia và
Myanmar. Đối với các thị trường Thái Lan, Việt Nam, Cămpuchia, Myanmar (và
Trung Quốc), thương mại biên giới vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Lào.
Về mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang khu vực ASEAN, là mặt hàng nông lâm
sản như:phẩm gỗ, cà phê và các loại rau quả ….Vậy những mặt hàng này tỉnh
Chămpasắc cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu. ngoài ra cần phải tăng tỷ trọng các mặt
hàng nông-lâm sản, một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm công nghiệp có
thế mạnh.
Trung Quốc là một thị trường lớn và đầy triển vọng, cần phải được đặc biệt chú
trọng. Đối với thị trường này, việc tranh thủ các ưu đãi trong khuôn khổ hợp tác Trung
Quốc-ASEAN, khai thác thị trường các tỉnh phía Nam Trung Quốc, và tập trung vào
các mặt hàng phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là các hướng
trọng tâm để Chămpasắc Lào đẩy mạnh xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu sang
Trung Quốc bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ, hàng nông-lâm và một số sản phẩm nguyên
nhiên liệu.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài loan cũng là các thị trường cần khai thác. Tuy nhiên, ở các thị trường này, cần nhận biết và tranh thủ được những cơ hội dành cho hàng hoá của Lào chung tỉnh Chămpasắc nói riêng để tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh riêng, do các thị trường này nhìn chung yêu cầu cao và mức độ cạnh tranh cũng lớn. Các mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này là gỗ và
sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng giầy dép, hàng nông-lâm sản và sản phẩm công nghiệp khác.
Hai là,Khu vực Châu Âu: Châu Âu hiện là thị trường lớn của tỉnh Chămpasắc
Lào, và sẽ tiếp tục đóng vai trò khu vực thị trường xuất khẩu quan trọng, do có những mặt hàng và lợi thế nhất định có thể thâm nhập được. Tuy vậy, việc giữ vững được vị trí ở thị trường này là không dễ dàng, do những ưu thế của hàng hoá Lào nói chung phần lớn mang tính tạm thời, không bền vững.
Thị trường Châu Âu có thể chia thành hai nhóm, là thị trườngEU và một số thị
trường khác ngoài EU như Na Uy, Thuỵ Sĩ, Nga. Đối với EU, các ưu đãi dành cho Lào (GSP) đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Lào sang thị trường này trong thời gian qua. Các ưu đãi này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, và khi tận dụng được, xuất khẩu của Lào sang EU sẽ đạt kết quả khả quan.
Như vậy, tỉnh Chămpasắc Lào cần phải nhanh chóng tận dụng cơ hội tốt này,
Hàng Cà phê của Chămpasắc Làotiếp tục chiếm một phần quan trọng trong xuất khẩu
của địa phương sang EU. Tuy nhiên, thị trường hàng Cà phê trên thế giới ngày càng
cạnh tranh khốc liệt và không dành cho các đối thủ nhỏ, yếu. Do vậy, ưu đãi của EU sẽ
là không đủ để giúp hàng cà phê của Chămpasắc Lào đứng vững. Lào nói chung cũng
như tỉnh Chămpasắc cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm khác được hưởng ưu đãi GSP như Giầy dép, chè, rau quả và cao su, đặc biệt chú ý các sản phẩm khác mà Lào
có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới như hàng nông-lâm sản, thủ công mỹ nghệ và
một số sản phẩm công nghiệp.
Ba là, Khu vực Châu Mỹ: Đây là các thị trường khá mới của Lào, trong đó
nhìn chung chỉ có một số mặt hàng nhất định của Lào có thể thâm nhập được. Điều này một phần do các mặt hàng của Lào khó cạnh tranh trên thị trường và do điều kiện địa lý không thuận lợi, nhưng một phần cũng do thiếu thông tin và chưa có các mối liên hệ thuận lợi cho giao dịch thương mại. Việc nghiên cứu ký thị trường và thiết lập các quan hệ bước đầu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc tăng cường xuất khẩu vào các thị trường này.
Đối với tỉnh Chămpasắc những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là Cà Phê, nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn còn ít so với thị trường khác trong khu vực và thế giới.