Nhạy phương pháp DPASV trong HCl và NaCl

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ nhạy của phương pháp von ampe hòa tan xác định lượng vết bitmut (III) (Trang 65)

Tiến hành thực nghiệm tương tự cho các trường hợp nghiên cứu khi có mặt NaCl nồng độ khác nhau từ 0,48 M đến 2,8 M. Sauk hi thu được các giá trị thực nghiệm chúng tôi vẽ đồ thị và xây dựng các phương trình phụ thuộc của sI = f(ip) và ip = f(C) trên bảng 3.18. Giải hệ phương trình (1.20) và ip = f(C) thu được các giá trị Cmin, K trên bảng 3.19, vẽ sự phụ thuộc của Cmin, K vào nồng độ NaCl trên hình 3.10.

Bảng 3.18: Sự phụ thuộc sI = f(ip) và ip = f(C) trong các hệ Bi3+ khi có mặt HCl 0,3 M và NaCl nông độ khác nhau.

Stt CNaCl EPic (V) sI ip = f(C) 1 0 -0,040 (0,0096 ± 0,0007).ip + (0,2059 ± 0,0604) (10,538 ± 0,251). C 2 0,48 -0,078 (0,0099 ± 0,0013).ip + (0,2302 ± 0,1215) (10,223 ± 0,114). C 3 0,96 -0,096 (0,0101 ± 0,0013).ip + (0,2210 ± 0,1259) (10,254 ± 0,131). C 4 1,6 -0,108 (0,0111 ± 0,0012).ip + (0,2106 ± 0,1153) (10,282 ± 0,156). C 5 2,0 -0,121 (0,0121 ± 0,0013).ip + (0,1995 ± 0,1224) (10,214 ± 0,140). C 6 2,8 -0,140 (0,0130 ± 0,0014).ip + (0,1802 ± 0,1292) (10,201 ± 0,172). C

Bảng 3.19: Các giá trị Cmin, K (µg/L) của phương pháp DPASV định lượng Bi3+ trong HCl 0,3 M và NaCl có nồng độ (M) khác nhau.

CNaCl C, ip K=1 K=2 K=3 K=4 K=5 K=6 K=7 K=8 K=9 K=10 Cmin,K 0,040 0,081 0,124 0,169 0,215 0,263 0,313 0,365 0,419 0,475 0,48 ip 0,271 0,556 0,855 1,171 1,503 1,853 2,224 2,616 3,031 3,472 Cmin,K 0,038 0,078 0,119 0,162 0,206 0,252 0,300 0,350 0,402 0,457 0,96 ip 0,277 0,567 0,872 1,193 1,530 1,886 2,261 2,657 3,077 3,521 Cmin,K 0,036 0,074 0,114 0,155 0,198 0,243 0,290 0,338 0,390 0,443 1,60 ip 0,251 0,515 0,794 1,088 1,400 1,730 2,080 2,453 2,850 3,273 Cmin,K 0,035 0,071 0,109 0,149 0,191 0,234 0,280 0,328 0,379 0,432 2,00 ip 0,299 0,614 0,944 1,292 1,659 2,046 2,456 2,890 3,350 3,838 Cmin,K 0,032 0,065 0,099 0,136 0,174 0,257 0,257 0,301 0,349 0,399 n = 5 2,80 ip 0,321 0,658 1,011 1,382 1,772 2,618 2,618 3,076 3,561 4,075 Cmin,K 0,082 0,170 0,265 0,367 0,478 0,731 0,731 0,876 1,035 1,212 0,48 ip 0,555 1,169 1,850 2,611 3,465 5,532 5,532 6,796 8,261 9,975 Cmin,K 0,078 0,163 0,254 0,353 0,460 0,705 0,705 0,845 1,000 1,172 0,96 ip 0,566 1,191 1,882 2,652 3,514 5,588 5,588 6,848 8,301 9,993 Cmin,K 0,075 0,156 0,244 0,341 0,447 0,692 0,692 0,836 0,997 1,178 1,60 ip 0,514 1,086 1,727 2,448 3,267 5,283 5,283 6,543 8,028 9,802 Cmin,K 0,072 0,150 0,236 0,330 0,435 0,683 0,683 0,831 0,999 1,192 2,00 ip 0,613 1,290 2,043 2,884 3,830 6,127 6,127 7,537 9,179 11,11 Cmin,K 0,065 0,137 0,216 0,303 0,402 0,638 0,638 0,782 0,947 1,141 n = 3 2,80 ip 0,657 1,380 2,180 3,070 4,066 6,463 6,463 7,922 9,608 11,58

Kết quả cho thấy khi nồng độ NaCl tăng lên thì thế cực đại giảm theo chiều âm hơn đồng thời nồng độ Cmin,K giảm tức độ nhạy của phương pháp tăng lên theo sự tăng của nồng độ NaCl có mặt trong dung dịch. Nếu chấp

nhận quy tắc 3 thì khi số nghiệm n = 5 độ nhạy của phương pháp cỡ 0,1 µg/L tương đương 5.10-10 (0,1 ppb), và khi số thí nghiệm là n = 3 thì độ nhạy của phương pháp là 0,2 µg/L tương đương 1.10-9 M (0,2 ppb). Còn nếu chấp nhận K = 10 thì LOQ của phương pháp khi số thí nghiệm n = 5 cỡ 0,4 µg/L tương đương 2.10-9 M (0,4 ppb), và khi số thí nghiệm là n = 3 thì LOQ của phương pháp là 1,1 µg/L tương đương 5.10-9 M (1,1 ppb).

Để có cơ sở cho việc lựa chọn hệ số K chúng tôi tiến hành đo các mẫu có hàm lượng Bi3+ nhỏ. Kết quả đo các mẫu cho trên hình 5.8 và 5.9.

Hình 3.8: Kết quả đo dòng DPASV dung dịch mẫu có hàm lượng Bi3+ 0.07 µg/L.

Hình 3.9: Kết quả đo dòng DPASV dung dịch mẫu có hàm lượng Bi3+ 0,10 µg/L.

Kết quả cho thấy nếu trong dung dịch có hàm lượng 0,07 µg/L thì không có tín hiệu đo, còn khi nồng độ Bi3+ 0.10 µg/L thì có tín hiệu đo và hàm lượng tính theo đường chuẩn ip = (10,54 ± 0,25). C là C = 0,131 µg/L sai số mắc phải là 31,3%. Như vậy có thể coi giới hạn phát hiện của Bi3+ trong dung dịch có thể thu được khi sử dụng K = 3 với số thí nghiệm n = 5 hay K = 2 khi số thí nghiệm n = 3.

Kết luận: Như vậy trong phương pháp định lượng Bi3+ bằng phương pháp DPASV trong môi trường HCl có thể chấp nhận thừa số K = 2 khi số thí nghiệm n = 3 hay K = 3 khi n = 5 cho giới hạn định lượng cỡ 0,1 µg/L.

KẾT LUẬN CHUNG

QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CHÚNG TÔI ĐÃ THU ĐƯỢC CÁC KẾT QUẢ SAU ĐÂY:

1. Đã nghiên cứu được các điều kiện tối ưu xác định lượng vết Bitmut bằng phương pháp xung vi phân:

- Thời gian điện phân: 60 s

- Thế điện phân: -0,19 V - Biên độ xung: 0,03 V

- Thời gian sục khí: 200 s - Tốc độ khuấy: 2200 vòng/phút. - Kiểu giọt: 4. - Tốc độ quét: 0,005 V/s.

- Thế bắt đầu quét: -0,19 V - Thế kết thúc: 0,00 V.

2. Đã kiểm tra quá trình định lượng Bitmut bằng DPASV. Trên cơ sở đó đã tiến hành kiểm tra sự phân bố kết quả đo dòng khuếch tán của phương pháp DPASV đối với Bi3+ trong môi trường HCl và ở các nồng độ khác nhau của muối NaCl. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy hầu hết các giá trị thực nghiệm đều có phân bố thực nghiệm không khác so với phân bố chuẩn và phân bố logarit chuẩn.

3. Đã xác định độ nhạy của phép định lượng Bi3+ bằng phương pháp DPASV trong môi trường axit HCl và NaCl. Kết quả cho thấy trong nến HCl và NaCl có thể xác định được Bi3+ với hàm lượng cỡ 0,1 µg/L.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Lan Anh, Lê Quốc Hùng, Từ Vọng Nghi (1993), “Nghiên cứu đo điện lượng xác định nồng độ chất phân tích trong phương pháp von- ampe hoà tan”, Tạp chí hoá học.

2. Doerffel K. (1983), Thống kê trong hoá học phân tích, Trần Bình và Nguyễn Văn Ngạc dịch, NXB ĐH và THCN, Hà Nội.

3. Trần Hữu Hoan, Trần Chương Huyến, Từ Vọng Nghi, Chu Xuân Anh (1984), “Xác định lượng vết asen bằng các phương pháp phân tích điện hoá hoà tan. Phương pháp hoà tan catot”, Tạp chí hoá học

4. Nguyễn Khắc Lam, Hoàng Hữu Cường, Nguyễn Phương Thảo, Lê Ngọc Anh, Đồng Thị Thanh Thuỷ, Mặc Thị Hà (1998), “Xác định hàm lượng Selen trong huyết tương bằng phương pháp von-ampe hoà tan anot (ASV)”, Tạp chí phân tích hoá, lí và sinh học.

5. Nguyễn Khắc Lam, Nguyễn Thị Huế và CTV (1995), “Xác định lượng vết TCB bằng phương pháp von-ampe hoà tan hấp phụ (AdSV)”, Tạp chí hoá học.

6. Lê Đức Ngọc (1999), Xử lí số liệu và kế hoạch hoá thực nghiệm, ĐHQG - Trường ĐHKHTN – Khoa Hoá học.

7. Hồ Viết Quý, Nguyến Tinh Dung (1990), Các phương pháp phân tích lí hoá, Đại học Sư pham Hà Nội I.

Trong bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ nhạy của phương pháp von ampe hòa tan xác định lượng vết bitmut (III) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)