Sự kế thừa quan niệm về nghệ thuật dân gian cổ truyền của các nhà văn dân tộc

Một phần của tài liệu quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 129)

văn dân tộc thiểu số hiện đại .

Nhƣ trên đã nói, quan niệm nghệ thuật trong văn học hiện đại các dân tộc ít ngƣời chủ yếu đƣợc thể hiện dƣới dạng nghị luận, song vẫn có hiện trạng không ít các quan niệm nghệ thuật đƣợc bộc lộ trong "dạng sáng tác".

Cả hai đều bộc lộ sự kế thừa tính chất truyền thống nhƣng mang những sắc thái khác nhau. Có thể căn cứ vào mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức để phân biệt nhƣng sắc thái này.

Quan niệm nghệ thuật trong văn học hiện đại các dân tộc có những đổi mới, cách tân nhƣng vẫn bảo lƣu, tiềm chứa những sắc thái quan niệm nghệ thuật truyền thống khi các nhà văn có dịp bày tỏ các quan niệm nghệ thuật , đặc biệt là về chủ thể nghệ thuật và chức năng văn nghệ... Ở những phần này, các nhà văn thƣờng bộc lộ quan niệm nghệ thuật dƣới "dạng sáng tác", mang tính chất thống nhất cao giữa nội dung và hình thức. Những phần nội dung thiên vé cách tân , các nhà văn chủ yếu bộc lộ quan niệm dƣới dạng nghị luận mới mẻ nghĩa là cũng có sự tƣơng hợp giữa nội dung và hình thức, tuy nhiên ở dạng nghị luận này vẫn chan chứa những sắc thái

126

truyền thống ở cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt... Dƣới đây sẽ triển khai vấn đề tính chất truyền thống của các quan niệm nghệ thuật qua hai phạm vi: trong "dạng sáng tác" và dưới dạng nghị luận.

3.2.1. Trong "dạng sáng tác".

Cầu nói ngay rằng: Các quan niệm về nghệ thuật của các nhà văn dân tộc ít ngƣời bộc lộ dƣới "dạng sáng tác" chủ yếu đƣợc triển khai qua văn xuôi tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết...) và qua thơ ca. Điều này cũng rất tƣơng đồng với các thế hệ nghệ nhân dân gian xƣa vốn chủ yếu chỉ bộc lộ các quan niệm về nghệ thuật của mình qua các tác phẩm tự sự và một phần là qua thơ ca tục ngữ... Hơn ở đâu hết, nhờ hiện hữu dƣới "dạng sáng tác", các quan niệm nghệ thuật cổ xƣa dƣờng nhƣ có dịp phục sinh trọn vẹn cả về nội dung và hình thức vốn có của nó.

Trong văn học hiện đại các dân tộc thiểu số, so với thơ ca vốn phát triển từ khá sớm, văn xuôi tự sự của họ mới đƣợc bạn đọc biết đến từ khoảng giữa những năm 50, đầu những năm 60 trở lại đây. So với các bậc tiền bối của chính mình trong văn học dân gian, các nhà văn chuyên viết văn xuôi nghệ thuật hiện đại chƣa có đƣợc những tác phẩm dày đặc, hoành tráng, song ngay từ những bƣớc đi ban đầu này, các nhà văn đã có ý thức bộc lộ các quan niệm nghệ thuật của mình trong những cảnh huống tự sự phù hợp... Nếu nhƣ qua thơ, các nhà thơ ngoài ý thức bộc lộ các quan niệm nghệ thuật về ca múa nhạc, họ còn phần nào để lâm đến nghệ thuận ca thơ, thì ở văn xuôi tự sự, các nhà văn dân tộc hiện đại chỉ chủ yếu bày tở quan niệm nghệ thuật của mình về uy linh của các loại nhạc khí, lời ca... Vì vậy, bên cạnh thơ ca, văn xuôi tự sự là thể loại có điều kiện thuận lợi cho những cảm nhận của các nhà văn dân tộc đối với thế giới âm thanh huyền diệu của ca vũ nhạc mà xƣa kia các thế hệ nghệ nhân dân gian đã cảm nhận bằng tất cả nỗi niềm đam mê của mình. Nhiều trang đoạn văn xuôi tự sự hiện đại có tiềm chứa

127

những quan niệm về nghệ thuật dƣờng nhƣ đã có sự hòa duyên sâu đậm với những sắc thái đặc trƣng của dân gian khi bộc lộ các quan niệm về nghệ thuật.

Trong truyện ngắn Lời sli ân tình, Hoàng Trung Thu đã dành những trang văn cảm

động kể về cuộc đời cô Mảy - một đoàn viên thanh niên tích cực của hợp tác xã, có giọng hát tuyệt hay. Trong một buổi đắp đập làm thủy lợi, cô cất cao tiếng hát của mình phục vụ mọi ngƣời trên công trƣờng: "Những lời sli của cô làm vui lòng ngƣời, những lời sli biết nâng cái chân, cái tay nhẹ lâng lâng làm công quên mỏi..." [168, 228], khiến cho "Ngày hội thủy lợi đông vui nhƣ mùn xuân chim vui hội ngộ". Cũng chính lời sli của cô đã góp phần gắn chặt tình yên đôi lứa giữa cô với Tâm ngay trên công trƣờng lao động... Ý thức về vai trò khích lệ niềm vui lao động dựng xây và kết duyên tình đôi lứa của nghệ thuật qua truyện ngắn này của Hoàng Trung Thu qua thật rất gần gũi với nỗi niềm và cách nói của các nghệ nhân xƣa qua các truyện cổ dân gian có tiềm chƣa quan niệm về tác dụng của nghệ thuật.

Triều Ân trong truyện ngắn Câu chuyện cuộc đời đã tập trung đặc tả tiếng hát dân ca say sƣa của một cô gái H'mông khi mới gia nhập hợp tác xã: "Tiếng hái của cô khi vút cao, khi hạ thấp, vui tƣơi nhƣ nắng mùa xuân, khi tha thiết tựa lá reo trong gió "... Và thật kỳ diệu, "chính tiếng hát của cô đã làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc nỗi lòng của ngƣời xã viên mới ấy." [168 ; 101]. Trong truyện ngắn Mây tan, Triều Ân còn có dịp miêu tả sức mạnh lời hát mê ly của Chẹ Tàn (một cô gái ngƣời Dao). Tiếng hát của cô khiến bao ngƣời, trong đó có Piao rạo rực ngất ngay: "Piao xao xuyến quá... Piao nhƣ thấy có cái gì nhảy nhót ở trong lòng... mà Thấy lòng mình vui phơi phới..." [168,104] . Triều Ân còn có những trang miêu tả lý thú về giá trị của lời ca tiếng hát qua các truyện ngắn Truyện tiếng khèn A Pá và truyện

128

Người con trai Mèo [5 - 102, 103]. Ông là ngƣời đặc biệt có duyên trong cách bộc lộ các ý

tƣởng về nghệ thuật dƣới dạng sáng tác văn xuôi nghệ thuật.

H' Linh Nie (nhà văn nữ ngƣời Ê đê), ngòi bút giầu bản lĩnh, rất mới mẻ hiện đại mà cũng rất dân gian khi có dịp bày tỏ cảm quan về nghệ thuật. Hành văn và ý thức nghệ thuật của chị lắng đọng sâu xa chất sử thi dân gian cổ xƣa của ngƣời Ê đê qua những so sánh sinh động, giầu chất thơ: "Tắt, tắt, tắt!Chiêng mừng vang lên mỗi lúc một dồn dập. Sar ơi! Hãy đem nỗi đau này của ĐAn San tới tận vực Sê rê pốc sâu thẳm. Cho cả bầy cá sấu ở dƣới sông Krong no kia thôi hững hờ, nổi lên cùng chia sẻ. Liang ơi! Hãy đem tình yêu của H'bia rải khắp chín tầng trời, tầng đất, cho con chim có đôi, ngƣời có bạn, cả những nàng tiên thanh thản suốt đời trên bầu trời bao la kia cảm nỗi đau đớn của tình yêu bị cắt rời..." [82, 81]. (Sar, Liang: các loại chiêng của ngƣời Ê đê - HML). Qua ý thức về sức mạnh của nhạc khí (tiếng chiêng Sar và Liang), nhà văn đã ký thác cho nghệ thuật những sức mạnh kỳ vĩ. Tiếng chiêng Sar nhƣ đã làm sống dậy nỗi bi tráng thủa nào của Đam San mà khiến cho muôn loài trong đó có cả loài ác thú cá sấu) cũng phải động lòng chia sẻ. Còn tiếng chiêng Liang có thể đem đến cho muôn ngƣời và muôn loài trên "khắp chín tầng trời, tầng đất" khát vọng tình yêu nồng nàn cũng nhƣ nỗi đau tình ái của nàng Hơ bia trong trƣờng ca Đam San thủa trƣớc. Ở đây nhà văn đã thực sự thả hồn mình nƣơng theo đôi cánh bay huyền diệu của nhạc khí linh thiêng mà sống trọn vẹn với mọi nỗi niềm của ngƣời xƣa. Ngoài ý nghĩa bày tỏ nỗi niềm ngƣỡng mộ, cảm phục đối với sức mạnh chinh phục tuyệt diệu của nghệ thuật, ý thức của H'Linh Nie còn giúp bạn đọc hình dung thêm sức mạnh siêu phàm của nghệ thuật ở việc kết nối những không gian xa cách xƣa và nay, lịch sử và hiện tại nữa. Ý thức về sức mạnh vô biên của nghệ thuật nhƣ vậy chỉ có thể chắp cánh từ ý thức về nghệ

129

thuật của dân gian dân tộc đã từng đƣợc mô tả sinh động qua các trang sử thi, trƣờng ca, truyện cổ Tây Nguyên rực rỡ.

Cũng nhƣ vậy, nhà văn Vƣơng Trung đã đƣa vào tiểu thuyết Mối tình Mường Sinh của mình cả không khí và hơi thở hào hùng của dân gian Thái trong một đoạn viết về một cuộc vui liên hoan văn nghệ. Ở đó lời thúc giục của ông già bản Lò Kầm Khốn là lời của ngƣời xƣa nói về nghệ thuật đích thực: "Hãy nổi chiêng lớn, Hãy nổi cong lên... Cong lớn hãy nổi lên nhƣ sấm rền! Vang rền giũ điều xấu khỏi mƣờng. Vang động thức mệnh mƣờng đứng vững! Vang vọng tận muôn phƣơng, ngƣời muôn phƣơng vui đến hầu! Vang vọng đến tận muôn rừng, chim muông rừng bay đến hợp! Vang vọng đến tận muôn núi sông, cá muôn núi sông bơi về tụ." [25, 616] v.v... Ở đây ý thức về nghệ thuật của nhà văn hiện đại Vƣơng Trung quả thực đã giao thoa bền chắc vào trong ý thức về nghệ thuật của dân gian xƣa một cách trọn vẹn.

Rõ ràng, từ ý thức về vai trò tác dụng của nghệ thuật đến cách thức biểu đạt dung dị, thành thật của các nhà văn hiện đại đều rất thấm đậm màu sắc dân gian cổ điển của cha ông. Hơi thở của dân gian truyền thống đã hòa vào nhịp thở của các nhà văn hiện đại khi họ có dịp bày tỏ các cảm nhận của mình về giá trị của nghệ thuật (đặc biệt là nghệ thuật ca vũ nhạc). Trong tâm thức của các nhà văn hiện đại, nghệ thuật xƣa cũng nhƣ nay chẳng bao giờ suy giảm sức mạnh phi thƣờng của nó. Trải qua bao đời nay, họ vẫn rất mực trung thành với những tâm niệm bất biến về súc mạnh nghệ thuật chân chính của mình. Trân trọng và đề cao nghệ thuật nhƣ một báu vật vô giá, dành cho nghệ thuật tất cả mọi đam mê bằng những nỗi niềm thành thật, dung dị của mình... đó là tinh thần căn bản tạo thành mẫu số chúng cho mọi thế hệ nhà văn xƣa và nay của các dân tộc anh em. Tinh thần nghệ thuật này không chỉ thấm thía qua các trang viết tự sự - tiếng nói sở trƣờng của các thế hệ nhà

130

văn dân tộc thiểu số mà còn thâm ngấm vào giữa các câu thơ, bài thơ của các nhà thơ hiện đại khi họ có dịp bày tỏ các cảm nhận của mình và nghệ thuật. Các lý giải về nghệ thuật qua thơ Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Lò Ngân Sủn, Lâm Quý, Lò Văn Cậy, Đinh Lƣợng v.v... căn bản có sự "diệu ngộ" sâu sắc với các quan niệm về nghệ thuật của dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Nông Quốc Chấn là một trong những nhà thơ rất tích cực triển khai các ý tƣởng về nghệ thuật của mình qua thơ. Có lẽ ông là ngƣời có nhiều nhất những câu thơ mang những ý tƣởng độc đáo về nghệ thuật. Vốn có ý thức suy ngẫm về văn học nghệ thuật một cách khá hệ thống, lại có khả năng biểu đạt tự nhiên, cởi mở theo lối dân gian, cho nên những câu thơ thơ có liên quan đến việc bày tỏ quan niệm nghệ thuật của ông bao giờ cũng thật độc đáo bất ngờ'. Nói về tình cảm thân ái giữa các nƣớc Đông Dƣơng qua cuộc liên hoan nghệ thuật tại Viên Chăn (Lào) ngày 27/11/ 1983. nhà thơ đã tìm đến hình thức biểu đạt bằng thơ để bày tỏ quan niệm về vài trò gắn kết tình ngƣời của nghệ thuật một cách ý vị:

... Sáng đèn hay sóng mắt nhìn nhau

Điệu múa nhạc ca thay tiếng nói... [ 22, 127]

Thành công hơn cả trong số các câu thơ, bài thơ nói về nghệ thuật của Nông Quốc Chấn có lẽ là bài thơ về Chiếc đàn tính dân tộc rất độc đáo. Tứ thơ dƣợc mở ra nhƣ một câu chuyện cổ dân gian huyền ảo:

Chiếc đàn tính vốn có mƣời ba dây Vì tiếng nó vang to, vang xa Nên vua ra lệnh cắt đi gần hết

Nhƣng chẳng vua nào cắt đƣợc âm thanh dân tộc, Đàn ba dây vẫn thánh thót cuộc đời. [154, 137]

Ông là ngƣời rất tích cực đổi mới về mọi mặt cho thơ mình, vậy mà chất dân gian miền núi hồn nhiên, mộc mạc vẫn dung chứa tiềm tàng trong

131

mỗi câu thơ, đoạn thơ của ông khi có dịp lý giải về nghệ thuật. Ý thức đề cao sức mạnh tác động diệu kỳ của nghệ thuật trong dân gian đã có dịp đƣợc ông "tạo dáng" lại rất tƣơng khớp qua những câu thơ quá đỗi hồn nhiên, sinh động, giàu hình ảnh xác thực:

Tiếng đàn tính lọt vào tai và ruột

Tiếng vang lên ngọn cây, đỉnh núi cao cao vút Vƣợn trố mắt nhìn trƣợt chân ngã quên con Chim trong tổ bay ra ngơ ngác bồn chồn Ve đậu trên cành hoa im tiếng. [22 , 40]

Quan niệm nghệ thuật đánh giặc cứu nuớc và phụng sự công cuộc lao động dựng xây cuộc sống trong văn học dân gian cũng đƣợc ông kế thừa trọn vẹn cả về nội dung tƣ tƣởng lẫn hình thức biểu đạt dung dị, chân phác:

Ngƣời nghệ sĩ là ngƣời chiến sĩ Khi quân thù đặt súng giơ bom Mỗi màu mỗi nét nhƣ chân lý

Cuộc sống hòa bình hát áo cơm. [22,141] v.v...

Lò Ngân Sủn chủ yếu viết thơ tình. Thơ tình yêu của ông mang âm hƣởng nồng nàn mà sâu lắng của chất dân ca Giáy. Chính ông đã từng tâm sự: "Các bài thơ tình của tôi hầu hết đều từ trong cổ tích, ca dao mà ra... nhiều khi tôi bê nguyên xi cả cái ý, cái tứ cũng nhƣ một số câu trong cổ tích, dân ca vào trong thơ của mình... phải thừa nhận rằng: tôi đã học tập rất nhiều ở trong cổ tích, dân ca, ở trong các bài thơ tình mà tôi đã đƣợc đọc, cũng, có khi là ở trong bài hát mà tôi đƣợc nghe, ở trong bức họa mà tôi đƣợc xem..."[143,60]. Vì thế những câu thơ mà Lò Ngân Sủn hƣớng tới biểu đạt các quan niệm về nghệ thuật không khác xa mấy so với ý thức tƣ tƣởng và cách nói của dân gian xƣa. Bài Đêm hát đối của ông có những khổ thơ căn bản tƣơng đồng với dân ca Giáy ở khát vọng nghệ thuật, phụng sự cuộc sống

132 và vun đáp hạnh phúc lứa đôi:

Hát nữa đi em cho bản làng đông vui Cho hạt lúa từ tay ta nảy mầm Cho hạt ngô từ tay ta thành bắp

Cho anh và em kết nên bạn trăm năm ... [146,34]

Xuyên suốt bài thơ, ý tƣởng về nghệ thuật của nhà thơ cƣ chao liệng qua lại giữa hai miền hiện đạt và quá khứ nhƣ một nỗi niềm nghệ thuật không thể phân xuất làm đôi:

Xƣa cha mẹ gặp nhau Câu hát nổi giông bão Nay anh và em gặp nhau

Câu hát ngân nga đến cháy lòng Câu hát ấm lòng ngƣời muôn thủa.

Cảm nhận về câu hát (cũng là lời thơ, câu thơ) của Lò Ngân Sủn chẳng khác mấy so với cách cảm nhận về uy lực phi thƣờng của nghệ thuật trong ý thức dân gian:

Câu hát bay vào thăm thẳm Tỏa lên trời, lƣợn xuống đất

Con trai nghe lòng bâng khuâng nỗi nhớ Con gái nghe ngực căng phồng bối rối. Tiếng hát có sắc nắng

Giọng hát có mật ngọt. [146 , 24]

Giá trị của nghệ thuật cũng đi đƣợc Lò Ngân Sủn chiêm nghiệm qua sự hòa đồng giữa truyền thống văn hóa và sức sáng tạo kỳ diệu trong thực tại:

Câu hát từ hạt gạo sinh ra

Lời hát do cha ông truyền lại.. [146,58] Cũng nhƣ các thế hệ cha ông mình, nhiều khi Lò Ngân Sủn đã phó

133

thác cho nghệ thuật những sức mạnh siêu phàm hiếm thấy: Tiếng hát mẹ ngày xƣa Hát bên sông cá nổi Tiếng hát em bây giờ Lúa xanh đồng bát ngát ... Ở câu hát, câu hát Trong nhƣ dòng suối mát

Vẫn cung bậc ngày xƣa... [ 146; 9]

Với ông, nghệ thuật xƣa cũng nhƣ nay, dƣờng nhƣ đều có những sức mạnh thần kỳ giúp con ngƣời thoả nguyện những ƣớc mơ về cuộc sống no ấm hạnh phúc:

Hãy hát những lời hát hay

Tỏa xuống nƣơng bắp ruộng đồng; Gọi những mùa vàng năm tấn. [168, 74]

Ý thức về vai trò kết duyên tình đôi lứa của nghệ thuật trong văn học dân gian cũng đƣợc Lò Ngân Sủn kế thừa một cách tự nhiên, thành thật:

Chúng tôi biết yêu

Từ trong cuộc hát đối...[28 , 142]

Trong ý thức của Lò Ngân Sủn, đời ngƣời thì có những biến thiên, có sinh, có tử, còn

Một phần của tài liệu quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)