33
thể trừu tƣợng mà bao gồm những con ngƣời cụ thể, và ở đây theo một quy ƣớc nhất định thƣờng đƣợc gọi chung là những chủ thể của nghệ thuật.
1.2.1 Về nguồn gốc tài năng nghệ thuật.
Trong kho tàng văn học dân gian của mình, các dân tộc thiểu số anh em đã sớm có ý thức lý giải về nguồn gốc của tài năng nghệ thuật. Có không ít các tác phẩm truyện kể dân gian mang ý thức truy nguyên về nguồn gốc của tài năng nghệ thuật đã đƣợc lƣu truyền khá rộng rãi trong một số dân tộc nhƣ : Tày, Cao Lan, Nùng... Do đâu con ngƣời biết ca hát và có đƣợc giọng hát thật say mê? Dƣờng nhƣ câu hỏi này đã sớm bật phát lên từ trong ý thức tìm tòi của các thế hệ nghệ nhân dân gian. Trong truyện cổ Những loài vật bị sửa chữa[59, 88], các nghệ nhân dân gian Tày cho rằng: tiếng hát mê ly của con ngƣời là do Pựt (có nơi phiên âm là Bụt, Pụt...) cử cô con gái út của mình - một nàng tiên có giọng hát tuyệt hay, xuống trần gian dạy cho loài ngƣời biết hát để cuộc sống ở cõi trần thêm vui tƣơi nhộn nhịp... Dân tộc Cao Lan, trong truyện cổTiếng hát nàng Slam[84 , 26] lại hƣớng tới lý giải nguồn gốc tài năng ca hát tuyệt diệu của cô gái Làu Slam - ngƣời nghệ sĩ huyền thoại bất tử, từ xƣa tới nay đã đƣợc ngƣời Cao Lan mệnh danh là Chúa thơ ca hoặc; "Thánh thơ ca, đƣợc tôn thờ ngang với các vị thần linh khác trong tín ngƣỡng của dân tộc". [135 , 19]. Họ cho rằng "Sở dĩ cô gái biết hát và có giọng hát tuyệt hay là do cô đã học và bắt chƣớc đƣợc những lời ca hay, những giọng hát ngọt cua các loài chim đang vui thú giữa chốn rừng xanh khi đi kiếm cui, hái rau" [184, 261]. Những truyện kể trên của dân tộc tày và dân tộc Cao Lan (có nhiều dị bản khác nhau) đều tìm đến nguồn gốc nghệ thuật nói chung, tài năng nghệ thuật nói riêng bằng một cảm quan nhuốm đậm sắc thái ly kỳ huyền ảo. Nghệ thuật bao giờ cũng ra đời do đòi hỏi của nhu cầu đời sống con ngƣời. Con ngƣời luôn có nhu cầu
34
hƣớng tới nghệ thuật - lãnh địa biểu hiện tập trung các giá trị của phạm trù cái đẹp. Con ngƣời cổ xƣa có thể thụ cảm đƣợc cái hay, cái đẹp qua nghệ thuật song họ khó có thể lý giải đƣợc thực chất của nghệ thuật và tài năng nghệ thuật trong các mối quan hệ phức tạp của nó. Vì thế, dƣới con mắt của ngƣời xƣa, tài năng nghệ thuật nói riêng, nghệ thuật nói chung đều là những hiện tƣợng thẩm mỹ kỳ bí, có liên quan với những đấng bậc siêu nhân nằm ngoài giới hạn khả năng của con ngƣời. Dân gian đã ký thác vào trong các lý giải của mình về chủ thể nghệ thuật bằng tất cả thái độ trân trọng rất đỗi trang nghiêm, huyền diệu mà vẫn ấm áp dƣ vị đời thƣờng của ngƣời lao động. Với dân gian, nghệ thuật và tài năng nghệ thuật là sản phẩm tinh thần linh diệu, vừa do đấng tối cao (Tiên, Bụt..) ban tặng cho loài ngƣời, vừa do chính loài ngƣời tự chung đúc, chắt lọc nên từ thế giới môi sinh đầy thơ mộng trong quá trình hoạt động sinh nhai của mình.
Bên cạnh những quan niệm nhuốm vẻ ly kỳ nhằm bày tỏ tinh thần trân trọng và linh thiêng hóa nguồn gốc tài năng nghệ thuật, rải rác đó đây từ trong ý thức dân gian ở buổi hồng hoang ấy cũng đã thai nghén và hình thành một số khía cạnh quan niệm nghệ thuật mang màu sắc duy vật sơ khai rất đáng chú ý về chủ thể nghệ thuật. Chẳng hạn, dân tộc Nùng, qua truyện cổ Ngày hội Sính Mình [18 40] đã trực tiếp đề cập đến nguồn gốc tài năng nghệ thuật đầy thuyết phục. Với họ, tài năng nghệ thuật vừa dựa trên cơ sở năng khiếu bẩm sinh, vừa là kết quả của quá trình tu luyện miệt mài, say mê. Truyện kể về đôi trẻ Sính, Mình cùng sống với nhau rất thân ái ở một bản xƣa của ngƣời Nùng. Cả hai đều rất yêu ca hát và đều có giọng hát tuyệt hay. Ngƣời con trai lên là Mình đến lúc 12 tuổi thì đƣợc các nàng tiên trên Mƣờng Trời xuống đón lên để học hát. Vốn đã có giọng hát hay, lại say mê học hát nên chẳng bao lâu chàng đã học thuộc tất cả mọi khúc ca của các nàng tiên trên Mƣờng Trời. Thành tài, chàng trở về trần gian để hát cho
35
dân bản nghe. Cho Mình vế trần, các nàng tiên lại xuống đón Sính (cô gái lúc ấy vừa tròn 12 tuổi) lên Mƣờng Trời học hát. Vốn có giọng hát tuyệt mỹ, lại cần mẫn, chăm chỉ nên chỉ sau một tháng, nàng đã thuộc làu mọi bài hát của các nàng tiên. Thành tài, Sính lại trở về trần cùng Mình hát cho dân bản nghe... Từ đó Sính, Mình trở thành trụ cột trong các cuộc vui chơi ca hát: "Tiếng hát của chàng thánh thót trầm bổng nhƣ nƣớc suối róc. rách chảy, giọng hát của nàng êm ái dịu dàng nhƣ gió ngàn nhẹ thổi vi vu qua bãi cỏ non xanh..." Qua những lần vui chung ca hát, đôi trai gái trẻ yêu nhau và kết thành đôi lứa vợ chồng. Ganh tị với tài sắc của Sính Mình, bọn chúa làng nham hiểm đã tìm cách chia rẽ, hãm hại Mình đề chiếm đoạt Sính. Nhƣng nhờ sự che chở, bảo vệ của dân làng, mọi âm mƣu đen tối của lũ chúa làng độc ác đều bị thất bại. Tiếng hát Sính, Mình vẫn cất cao mê say giữa bản mƣờng. Câu chuyện về Sính, Mình chứa đựng những ý nghĩn sâu sắc về chủ thể nghệ thuật. Dân gian đã cảm nhận khá thấu đáo các mối quan hệ chủ quan và khách quan dẫn đến việc hình thành tài năng nghệ sĩ. Cả Sính, Mình đều có những điều kiện chủ quan thuận lợi: họ đều vốn đã có giọng hát rất hay (bẩm sinh), lại yêu say mê và miệt mài học hát (cảm hứng và tinh thần rèn luyện). Đã vậy họ cũng có những điều kiện khách quan rất phù hợp và thuận lợi cho tài năng của họ có cơ hội phát sáng. Cả hai đều nhận đƣợc sự chỉ bảo ân cần của các nàng tiên trên Mƣờng Trời và sự che chở khích lệ của dân làng... Rõ làng, ở đây tài năng nghệ thuật là do sự tác thành biện chứng giữa các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong tác phẩm còn tiềm chứa một khía cạnh quan niệm khác đầy tinh thần nhân văn của dân gian xung quanh mối quan hệ giữa nghệ sĩ với cuộc sống của nhân dân lao động. Để cho Sính, Mình trở về trần hát cho dân bản nghe sâu khi đã tu luyện thành tài, dân gian muốn nhắn gửi mội ý tƣởng nhân đạo: nghệ thuật nói chung tài năng nghệ thuật nói riêng chỉ có thể phát huy giá trị của nó khi nó gắn bó
36
với sinh mệnh của quần chúng nhân dân. Sự chống phá điên cuồng của bọn chúa làng gian ác là hành vi tất yếu của giai cấp thống trị vô nhân và tàn bạo đối với các giá trị nghệ thuật đầy tinh thần nhân văn. dân chủ của nhân dân. Nhƣng một khi nghệ sĩ đã thuộc về nhân dân, vì nhân dân thì tất yêu sẽ đƣợc nhân dân chia sẻ, cộng cảm và bảo vệ. Sức mạnh của nhân dân sẽ vô hiệu hóa mọi hành vi chống phá thù địch của các thế lực đen tối trong xã hội đối với các giá trị văn nghệ chân chính. Đặt những chi tiết huyền bí, thần kỳ (chuyện Sính Mình lên Mƣờng Trời học hát) sang một bên, từ tác phẩm chúng ta có cả một bài học nghệ thuật vô giá, mãi mãi có giá trị thời sự về bản chất, vai trò, vị thế ngƣời nghệ sĩ trong cuộc sống. xã hội.
1.2.2. Về mối quan hệ giữa chủ thể nghệ thuật với vốn văn nghệ cổ truyền của dân tộc.
Trong các sinh hoạt văn nghệ dân gian, không thể phủ định vai trò rất quan trọng của truyền thống văn nghệ đối với thực tiễn ứng tác của các cá nhân. Tác giả Chu Xuân Diên đã từng nói: "Truyền thống giúp cho ứng tác của cá nhân đƣợc dễ dàng hơn, đồng thời quy định cả khuôn khổ cho sự ứng tác đó nữa" [75, 39]. Với các dân tộc anh em, vốn hiểu biết về văn hóa nghệ thuật cổ truyền có ý nghĩa quyết định đến kết quả hoạt động nghệ thuật của các nghệ nhân. Hãy xem cuộc đối đáp giữa đôi trai gái H'mông về một cuộc hát không thành công của họ:
-Chàng trai hỏi:
Bạn bè, mọi ngƣời đều mở bài ca vui vẻ khắp nơi Bài ca rộn ràng thấm tận từng thớ gan
Nàng hỡi, ta bảo nàng hát sao nàng không hát. [21, 216] -Cô gái trả lời:
Bài gì, câu gì chàng cũng học đƣợc đủ Bài gì, can gì chàng cũng học đƣợc đều
37
Bài gì, câu gì em cũng không học đƣợc đủ
Bài gì, cồn gì em cũng không học đƣợc đều... [21 , 222].
Vậy là cô gái im hơi lặng tiếng suốt cuộc hát, khƣớc từ mọi lời mời mọc đon đả của chàng trai ấy hoàn toàn là do vốn tiếng nghệ thuật dân ca của mình học đƣợc còn quá ít ỏi. "Bài gì, câu gì cũng không học đƣợc đủ, đƣợc đều..." thì làm sao có đủ can đảm bƣớc ra ứng tác với đối tƣợng giao tiếp nghệ thuật của mình vốn đã thuần thục mọi câu, mọi bài trong kho tàng dân ca truyền thống của dân tộc... Các dân tộc anh em đã đúc kết một quan niệm tƣởng nhƣ giản đơn mà có ý nghĩa thiết thực đối với mọi thế hệ nghệ sĩ khác nhau: Nghê sĩ cần phải trau dồi vốn hiểu biết toàn diện về văn nghệ cổ truyền của dân tộc thì hoạt động nghệ thuật mới có thể có đƣợc kết quả viên mãn.
Giá trị văn học nghệ thuật cổ truyền của các dân tộc đƣợc lƣu truyền lại cho các thế hệ sau chắc chắn chủ yếu bằng con đƣờng Truyền khẩu (điều hiển nhiên trong bối cảnh văn học dân gian cổ xƣa chƣa có chữ viết), song đây đó có một số dân tộc anh em đã sáng tạo ra những truyện kể độc đáo mang khát vọng lƣu truyền các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền bằng văn tự, chữ viết của mình. Truyện cổ Người Phù lá mất chữcủa dân tộc Phù lá kể về một chàng trai đi học chữ. Để nhớ cho kỹ, chàng bèn nuốt hết chữ vào bụng. "Từ đó dân tộc Phù lá không có chữ nữa. Nhƣng vì chữ đã đƣợc nuốt vào trong bụng rồi cho nên họ vẫn nhớ nguyên tất cả những bài thơ, bài hát truyện cổ từ thời xƣa đã đƣợc ông cha truyền lại bằng chữ viết." [156 , 14]. Ở đây vô hình trung dân gian đã xem chữ là ký hiệu lƣu giữ lại cái giá trị văn nghệ dân gian cổ truyền của dân tộc. Tuy không còn chữ nhƣng các giá trị văn hóa cổ xƣa của dân tộc đã đƣợc cất giữ ở chốn sâu thẳm của thể phách con ngƣời, cho nên nó sẽ tồn tại vĩnh cửu chừng nào còn sự tồn tại của con ngƣời. Biết đặt niềm tin vào sự trƣờng sinh của các giá trị
38
nghệ thuật truyền thống cũng có nghĩa là các nghệ nhân dân gian đã biết tự xây đắp cho mình bản lĩnh sống vững vàng trong thực lại vốn còn nhiều những nhọc nhằn, lo loan, trong đó có nỗi lo toan về sự mai một của các giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc.
Bổ sung cho những ý tƣởng đầy nhân văn của dân tộc Phù lá, dân tộc Mảng qua truyện cổ Vì sao người Mảng không có chữ lại trực tiếp giãi bày nỗi lo mất dần đi các giá trị nghệ thuật rực rỡ của cha ông. Ý tƣởng này đƣợc thể hiện xoay quanh lời thoại của một ngƣời kể chuyện. Họ cho rằng ngƣời Mảng vốn có chữ nhƣng do không biết cách lƣu giữ đƣợc nên chữ đã bị mai một, mất mát đi. Khi không có chữ nữa những lời hát, những câu từ ngữ ông bà răn dạy con cháu qua ngàn đời cứ mất dần đi vì không có chữ để lƣu lại đƣợc "[183,32]. Nỗi lo ấy tựa nhƣ nỗi ám ảnh kinh hoàng qua lời kể của các thế hệ nghệ nhân dân gian dân tộc Mảng vốn thiết tha yêu chuộng các giá trị nghệ thuật cổ truyền của cha ông. Nhƣng thật diễm phúc cho cả một dân tộc khi họ còn biết lo toan cho viễn cảnh văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình. Những giá trị văn hóa nghệ thuật quá khứ sẽ không bao giờ bị thất tán, mai một chừng nào trong cộng đồng dân tộc ấy còn sống dậy nhũng lo âu gìn giữ đầy trách nhiệm nhƣ thế... Rõ ràng, với các dân tộc anh em, còn sự tồn tại của giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc cũng có nghĩa là còn sự tồn sinh đầy kiêu hãnh của dân tộc đó. Hơn bao giờ hết, họ hiểu sâu sắc vai trò to lớn của các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống đối với quá trình sáng tạo và hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ trong thực tại. Không phải ngẫu nhiên, trong phong tục của một số dân tộc anh em vẫn còn bảo lƣu những mỹ tục rất đáng trân trọng. Các cụ ông, cụ bà ngƣời Tày, Nùng thƣờng truyền dạy cho con cháu của mình các bài dân ca đối đáp tình yêu, các câu tục ngữ, truyện cổ vào các dịp Tết nguyên đán, lễ hội mùa xuân...'''Những gia đình nghệ nhân, thầy Mo, thầy Xƣơng... của ngƣời
39
Mƣờng thƣờng đem thơ Nàng Nga - Hai Mối luyện cho con cháu mình từ lúc lên bốn, lên năm tuổi" [56, 81]. Ngƣời Thái, ngƣời H'mông, ngƣời Mƣờng... và một số dân tộc ở Tây Nguyên có tục "nhập cữ" cho đứa trẻ để xác nhận nó đã trở thành một thành viên chính thức của cộng đồng. Trong lễ "nhập cữ", ngƣời ta trao "vật làm tin" cho đứa trẻ (vòng bạc đeo cổ, vòng chỉ buộc tay hay rìu, rựa...) trong tiếng hát ru ngọt ngào hay trong tiếng chiêng đánh theo nhịp chiến đấu hào hùng... và "cứ mỗi lần có một đứa trẻ nhập cữ là một dịp để toàn bộ cộng đồng tuyên thệ giữ gìn bảnsắc văn hóa dân tộc". [196, 112]. Thƣờng xuyên có ý thức để cho thế hệ cháu con đƣợc hòa mình vào giữa dòng chảy văn hóa cổ truyền của dân tộc ngay từ thuở ấu thơ nhƣ vậy quả là một nếp sống văn hóa quý báu cần đƣợc duy trì và gìn giữ cho muôn đời sau.
1.2.3.Về tinh thần giao cảm và ý thức trách nhiệm của chủ thể nghệ thuật.
Trong không khí diễn xƣớng dân gian tổng hợp, sức cuốn hút của nghệ thuật thật kỳ diệu. Ở đó không ai có thể thờơ hoặc bàng quan. Cuộc vui đã mở mà "không hát không cƣời là bụng xấu" (Dâu ca Giáy). Chủ thể nghệ thuật cần có niềm hứng khởi chân thành nồng nhiệt mới có thể hội nhập một cách tự nhiên vào các hoạt động nghệ thuật của cộng đồng:
Ngƣời ta có đôi, có lứa chân nhảy, tay múa
Ta đây không đôi, không lứa chí ngồi than và khóc! [21, 132]
Cô gái H'mông cô đơn, mặc cảm chỉ biết ngồi "than và khóc", chứ không thể miễn cƣỡng hòa nhập vào cuộc vui bằng một trạng thái tinh thần giả tạo, hời hợt. Rõ ràng, nghệ thuật chỉ dung nạp những trạng thái tinh thần chân cảm và đam mê tột bậc của mỗi thành viên tham gia hoạt động nghệ thuật. Còn đây là tình cảnh của một cô gái Tày. Cô gái trầm tƣ, bất động suốt cuộc sli, lượn, đối đáp vui chung. Cô không hát không phải vì thiếu đôi, thiếu lứa hay vơi thiếu bài bản dân ca Truyền thống, mà vì dự cảm thấy ở ngƣời yêu trong lúc gặp gỡ để ca hát có một điều bất thƣờng, không vui. Cô gái buông lời trách móc ngƣời yêu và tự thanh minh cho mình:
40 Gặp chàng ở gốc xâu
Làm cao giá ý không thấy nhau Làm cao giả ý không chào hỏi Đàn ông lắm bụng thật rõ quá
Đêm nay đâu dám cất lời ca... [21, 132].
Quan niệm về chủ thể nghệ thuật ở phƣơng diện giao tiếp nghệ thuật của dân gian quả