Về tác dụng nghệ thuật

Một phần của tài liệu quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 46)

Phải nói ngay rằng trong các cảm nhận về nghệ thuật, dân gian các dân tộc thiểu số chủ yêu bày tỏ các quan niệm của mình về vai trò tác dụng của nghệ thuật. Nhìn trên tổng thể, đây là những quan niệm nghệ thuật ít nhiều mang màu sắc huyền diệu, phong phú về nhiều mặt. Căn cứ vào tần số xuất hiện mang tính phổ hiên của cácluận cứ, bƣớc đầu có thể khái quát những cảm nhận về vai trò tác dụng của nghệ thuật trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số theo một số phƣơng diện cơ bản sau đây:

1.3.1 Nghệ thuật thắt chặt tình hữu ái đồng loại.

Cuộc sống hàng ngày của các dân tộc chẳng mấy khi thiếu vắng lời ca, tiếng hát. điệu đàn... Họ có thể slilượn, phuối pác... (Tày - Nùng), thường, rang, boj mẹng... (Mƣờng), khắp

(Thái) ... ở mọi nơi khi cần thiết. Nghệ thuật thực sự gắn chặt với cuộc sống tinh thần các dân tộc trong mọi niềm vui nỗi buồn, trong từng nét sinh hoạt: và theo suốt cuộc đời của mỗi con ngƣời. Gắn bó sâu nặng với nghệ thuật trong từng thời khắc của cuộc đời, các dân tộc anh em đã thực tâm coi nghệ thuật tựa nhƣ nguồn vật chất cần thiết nuôi sống con ngƣời. Thiếu nó, cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt, vô vị biết bao: "Thiếu tiếng hát nhƣ ăn cơm không canh, ăn rau không muối" (Dân ca Thái). Với đồng bào Ê đe, Mơ nông, sự thiếu vắng nghệ thuật còn có thể sánh ngang với hiểm họa thiếu vắng những điều kiện sinh tồn tối thiểu của con ngƣời:

Cuộc sống thiếu tiếng đàn, tiếng hát nhƣ thiếu muối, thiếu cơm... [75, 708].

Trong cảm quan của nguôi Lô lô, nghệ thuật chính là chất men say dặc biệt góp phần làm cho cuộc sống COM ngƣời thêm khỏi sắc hƣơng hoa:

Hái lên cảnh mới đẹp

Hái lên nhà mới vui... v.v [ 188, 251]

Tồn tại trong nhƣng điều kiện sống thật khắc nghiệt, vất vả, họ đã tìm đến nghệ thuật với thiện ý nhờ nghệ thuật mà có thể làm vơi bớt đi những nhọc nhằn, buồn tẻ của đời thƣờng; nhờ nghệ thuật mà có thể góp thêm vào

43

cuộc sống những nét tƣơi tắn, lành mạnh để cuộc sống này trở nên thi vị, đáng yêu và đáng sống hơn. Vì thế, không phải vô cớ mà trong dân ca Giáy, ngƣời ta quan niệm "không hát, không cƣời là bụng xấu" [171 , 16]. Với họ, trong hoạt động nghệ thuật ngƣời ta chỉ có thể đến với cuộc vui chung trong niềm hứng khởi tràn đầy, trong nụ cƣời cởi mở, thành thật. Đồng bào các dân tộc bao giờ cũng, đòi hỏi sự vui say thành thật đến tột cùng: Vì vậy, nghệ thuật có sức mạnh hơn hẳn mọi hình thái ý thức khác trong việc gắn kết tình hữu ái giữa con ngƣời với con ngƣời. Dân tộc Mƣờng quan niệm tiếng hát, lời ca có tác dụng góp phần đắp xây hạnh phúc và tình yêu đôi lứa của con ngƣời:

Cùng cất cao lời thƣờng, rang Cho trai anh gái em nhà ta nên cửa

Cho trai anh gái em nhà ta nên nhà [42 ,28]

Ngƣời H'mông coi nghệ thuật nhƣ một phần giá trị vô giá của con ngƣời, thiếu nó con ngƣời ta sẽ khó có cơ hội giao kết với cộng, đồng; thậm chí còn có thể chuốc lấy bất hạnh:

Con trai không biết thổi sáo thì khó lấy vợ

Con gái không biết gảy đàn môi thì khó lấy chồng. [ 186 , 54] Cảm nhận về tác dụng của nghệ thuật dƣờng nhƣ đã đƣợc các dân tộc đẩy tới mức tột bậc. Họ kỳ vọng vào nghệ thuật bằng tất cả nỗi niềm sủng ái hiếm cỏ, Trong truyện cổ

Chàng Sính [189,35] của dân tộc Mèo, cô gái con vị Thần nọ bỗng nhiên bị câm sau khi

đƣợc chàng Sính cứu thoát từ nanh vuốt của loài ác điểu. Song thật kỳ lạ, hễ cứ nghe tiếng đàn lời ca của chàng Sính từ ngục tối vọng về là nàng lại cƣời nói vui vẻ nhƣ xƣa. Bặt im tiếng đàn, lời ca của chàng Sính cô gái lại trở về với trạng thái tuyệt giao câm lặng với tất cả. Rõ ràng, ở đây tiếng đàn ca là thứ ma lực duy nhất có khả năng lay gọi tới nỗi niềm ẩn ức sâu xa của cô gái con vị thần nọ chứ

44

không phải là những thú vui của kẻ hầu, ngƣời hạ nơi lầu son gác tía của vua cha... Ở đó nghệ thuật quả là tiếng lòng tri âm, tri kỷ, có khả năng kết nối tình ngƣời thân thiết... Tiếng hát của nàng Slao trong truyện cổ cùng tên của dân tộc Thái cũng thật kỳ diệu. Tiếng hát mê ly, vang xa của nàng "làm cho mọi nguôi trong bản mƣờng thấy yêu thƣơng quý mến nhau hơn..." [185 293]. Nàng H'Bia Pang kiều diễm trong truyện cổ Chàng Cóccủa dân tộc Gia nai thật ngất ngây hạnh phúc khi nghe "tiếng đàn ngân nga, bay bổng 'theo làn gió của chàng Cóc..." [10 ,322]. Vì sức cuốn hút mê say của tiếng đàn, nàng đã tình nguyện kết duyên tình đôi lứa với chàng Cóc - con ngƣời có hình hài kỳ dị.

Cũng dân tộc Gia rai, trong truyện cổ Chuyện cây đàn đã kể rằng: Chàng Sét có một cây đàn tuyệt diệu. Tiếng đàn của chàng làm vui lòng cả buôn làng. Nhƣng từ ngày không còn cây đàn nữa thì "cả bản buồn bã, vợ của Sét cũng âu sầu héo hắt rồi chết..." [10 , 372]. Ở đây uy lực của nghệ thuật mới thật kỳ diệu. Có nó cuộc sống sẽ tràn đầy niềm vui hạnh phúc. Mất nó sự sống, niềm vui cũng trở nên héo hắt, tàn tạ. Nghệ thuật cần cho con ngƣời nhƣ cơm ăn. nƣớc uống, không khí để thở vậy... Nàng Ba La trong truyện cổ Chàng bali và nàng

Bala của dân tộc Tà ôi có giọng hát "hay còn hơn cả con chim hóthay nhất. Mỗi khi nàng hát trai gái trong bản kéo đến chật cả sân nhà" [57,19] để đƣợc nghe hát và tình tự vui vẻ với nhau...

Nàng Xe Đắc trong truyện cổ Gió Đóicủa dân tộc Ba Na có vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy, thƣờng ngày vẫn coi thƣờng, ghét bỏ và xa lánh Giơ ngƣời đầy tớ nam. Thế mà khi nghe tiếng đàn Tinh ninh của chàng Gió gẩy, Xe Đắc "bỗng sinh lòng yêu chàng tha thiết, mong mỏi đƣợc thấy mặt chàng. Suối đêm không ngủ, chỉ mong trời sáng để lên núi gặp chàng" [10, 121]. Biết rằng tình yêu là không có giới hạn, nhƣng cái ma lực diệu kỳ thiết

45

lập nên "mối tình sét đánh" giữa nàng Xe Đắc kiêu sa với chàng Giớ đầy tớ hèn hạ lại chính là tiếng nói của nghệ thuật chứ đâu phải nhờ vào những phƣơng tiện và uy lực nào khác. Nghệ Thuật là tiếng nói duy nhất khiến nàng Xe Đắc cuồng mê mà vƣợt qua giới hạn đẳng cấp của mình để đến với những con ngƣời dƣới đáy cùng của cuộc sống xã hội...

Đồng bào Mƣờng khi đến chia vui với đám cƣới, họ dồn mọi thiện ý thành thật của mình vào trong lời "thƣờng, rang" (tên các làn điệu dân ca Mƣờng). Lời hát là niềm vui, là ƣớc nguyện, là tất cả..., nó hơn mọi lời lẽ mời chào ngọt ngào, chúc tụng cao sang:

Tôi không biết nói sao cho phải Không biết nói lại sao cho nên

Chỉ xin cất lời thƣờng, rang vào áng hội Để đôi bên chú bác họ hàng đều vui

Để cô dâu chú rể trăm tuổi bạc đầu [21, 496].

Đến với đám cƣới của một số dân tộc ít ngƣời mới thấy rõ vai trò tác dụng to lớn của nghệ thuật. Ở đó, lời ca tiếng hát dƣờng nhƣ đóng vai trò chủ âm. Trong đám cƣới của ngƣời Tày, Nùng những cuộc hát đối đáp giữa hai làng này với gái ban nọ (hoặc ngƣợc lại) cứ diễn ra thâu đêm trọn ngày.

Nổi niềm trân trọng nghệ thuật thƣờng đƣợc mọi ngƣời ký thác vào ngay trong câu hát đầy thiện tâm giành cho cô dâu chú rể:

Cầu cho sinh con đẹp nhƣ hoa mạnh khỏe Khôn giỏi cả binh mã văn chƣơng. [17 , 40]

Ở đó niềm kỳ vọng chân thành của cộng đồng dành cho đôi uyên ƣơng trong ngày cƣới vẫn là nỗi niềm kỳ vọng vào năng lực nghệ thuật của con ngƣời... Trong đám cƣới của ngƣời Giẻ Triêng, sau khi lễ trao vòng cầu hôn vừa chấm dứt cũng là lúc chiêng trống nổi lên rộn ràng, mọi ngƣời vừa nâng rƣợu vừa chúc tụng nhau bằng những bài hát dân ca... Trong phong tục

46

của ngƣời Chăm, Êđê... chiêng, trống đƣợc coi nhƣ những bảo vật linh thiêng. Ngoài những dịp lễ hội, ngƣời ta còn dùng chiêng trống vào dịp đón tiếp bạn bè, khách quý. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Tây Nguyên nhƣ: Phạm Tu. Phạm Phúc Minh, Kpa Ylăng, Ronandel... thì: "ngƣời ta đánh chiêng", đánh trống là để nói chuyện với nhau một cách chân thành, sâu lắng nhất. Khi hai ngƣời song tấu, có một ngƣời luôn luôn nêu câu hỏi. còn ngƣời kia trả lời. Họ tiu rằng : Hai ngƣời bạn ở xa nhau, khi gặp nhau, chẳng cần nói gì, chỉ cần cùng nhau đánh trống đôi vài giờ là hiểu nhau một cách cặn kẽ nhất về đời sống gia đình, con cái, sức khỏe, tình cảm của nhau trong thời gian họ sống xa nhau." [103 , 149]. Rõ ràng ngôn ngữ của nghệ thuật thật quá đỗi kỳ diệu. Nó không chỉ làm cho con ngƣời gần gũi và hiểu biết nhau hơn mà còn khơi dậy ở con ngƣời những tình cảm sâu kín nhất mà chỉ có trực giác tinh nhạy của con ngƣời mới có thể thẩm thấu đƣợc trọn vẹn.

Nghệ thuật thật quý hóa cho nên trong cảm quan của ngƣời Dao nghệ thuật còn có thể đền bù cho con ngƣời mọi nỗi bất hạnh trong cuộc đời thực tại. Có lẽ cũng nhƣ ngƣời Phù lá đã nói ở trên, trong cảm quan của ngƣời Dao, "chữ nghĩa" là phƣơng tiện lƣu giữ các làn điệu dân ca, truyện cổ... cho nên nó có ý nghĩa kết tinh những giá trị văn nghệ cổ truyền của dân tộc. Với họ, ngƣời thông hiểu "chữ nghĩa" là ngƣời thực sự hạnh phúc, vì thế họ mới có câu ca rằng:

Giỏi giang chữ nghĩa không con cũng chẳng lo. [21 , 373]

(Thật ra trên thực tế dân tộc Dao là một trong những dân tộc (bên cạnh ngƣời Tày, ngƣời Nùng, ngƣời Thái..) có chữ Nôm Dao khá sớm. Rất có thể câu ca trên ra đời vào thời kỳ ngƣời Dao đã biết sử dụng chữ viết vào thực tiễn sáng tạo và huyền bá các giá trị văn nghệ của mình. Đáng tiếc là cho tới nay, vẫn chƣa có ai đặt vấn đề sƣu tầm và khảo cứu tích cực những di

47

sản văn nghệ quý báu của ngƣời Dao đang còn ở dạng "dã sinh". Trong câu ca trên, khái niệm "chữ nghĩa" ở đây không phải là chữ nghĩa văn chƣơng thuần túy mà là một thành tố gắn kết trong tổng thể diễn xƣớng nghệ thuật nguyên hợp dân gian của họ. Thơ ca của ngƣời Dao đến tận thời kỳ Bàn Tài Đoàn căn bản vẫn là thơ hát - thơ đặt trong sự diễn xƣớng tổng hợp rất gần với lối diễn xƣớng thơ ca dân gian truyền thống. Họ viết thơ ra là để ca hát cho nên ngƣời giỏi giang chữ nghĩa ở đây cũng chính là ngƣời giỏi ca hát, diễn xƣớng).

Nếu biết rằng: có một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, Tây Bắc nƣớc ta rất có ý thức lƣu truyền câu tục ngữ: "Không có mèo chuột gặm khung cửi, không có con ngƣời ta khinh thƣờng" thì mới thấy tâm sự da diết của ngƣời Dao về giá trị của văn nghệ đối với cuộc sống hàng ngày của con ngƣời. Môi trƣờng sống khắc nghiệt, mức sống thấp kém, mê tín dị đoan... là những căn nguyên dẫn đêu hiện trạng đau lòng "hữu sinh vô dƣỡng". Tuyệt sinh với các dân tộc ít ngƣời lại càng là một bất. hạnh lớn lao. Niềm vui "con đàn cháu lũ" là niềm vui chung của mọi tộc ngƣời. Với các dân tộc thiểu số những tộc ngƣời vốn thƣờng sống trong hoàn cảnh môi sinh "đất rộng ngƣời thƣa", nỗi niềm ấy càng trở thành khát vọng thƣờng trực day dứt. Từ đó mới hay rằng tấm lòng yêu quý, trân trọng đối với nghệ thuật của các dân tộc anh em tha thiết biết nhƣờng nào một khi họ dám chấp nhận nổi bất hạnh không con để thay vì có đƣợc sự thông hiểu chữ nghĩa (văn chƣơng nghệ thuật) bù lại.

Càng ý thức về tác dụng cố kết nhân tâm của nghệ thuật, dân gian các dân tộc thiểu số lại càng đòi hỏi cao về yêu cầu hƣớng thiện của nghệ thuật chân chính. Với họ, nghệ thuật cần phải góp phần xƣa đi mọi thù địch bắc ám, nghệ thuật không thể kích động oán thù, ly tán nhân tâm. Ngƣời H'mông thƣờng hát:

48 Hát không hát lời nặng Hát không hát chửi ngƣời Hát chẳng, hát tiếng đau

Bài hát không nguyền rủa anh chị Hát không để ngƣời già ghét

... Hát theo đƣờng vui, không hát chửi ngƣời ... [157 , 39] Nghệ thuật không chỉ cố kết lòng ngƣời trong cùng một cộng đồng mội địa phƣơng cụ thể. với các dân tộc anh em, nghệ thuật chân chính còn lan tỏa tác dụng lôi cuốn của nó tới những vùng quê, miền quê, tới các dân tộc anh em khác. Nàng, Slam trong truyện cổ cùng lên của ngƣời Cao lan (đã từng nói ở (trên) có giọng hát tuyệt hay, lời ca của nàng không chỉ đem lại niềm vui cho đồng-bào mình ở bản Cao Lan mà còn véo von cất cao ở cả bản ngƣời Tày, ngƣời Thái, ngƣời Dao, ngƣời Lô Lô... Ở đâu tiếng hát của nàng "cũng trong trẻo sâu lắng, tận tình hết mực" [I85 , 293]. Vào những ngày "ăn năm, uống tháng" ở Tây Nguyên, cả thế giới tƣởng nhƣ cùng ngất ngây với con ngƣời trong những điệu cồng, chiêng say đắm. Họ ký thác vào điệu nhạc cồng chiêng niềm vui bất tận của con ngƣời. Niềm vui ấy không chỉ đƣợc giãi bày, cộng cảm trong giới hạn cộng đồng dân tộc mình mà đƣợc trao gửi tới khắp tận cùng vũ trụ, trong đó có các dân tộc láng giềng thân thiết. Hãy nghe Đam San ra lệnh cho tôi tớ "Ở các con! Hãy đánh lên cho tiếng chiêng bay tới chín tầng trời; lọi xuống sàn nhà tới tận bảy tầng đất, cho lan qua phía tây tới ngƣời Lào buôn voi, vọng sang phía đông lọt tai ngƣời Kinh buôn muối" [40 , 67]. Dân tộc Thái ở Tây Bắc rất tự hào về kho làng nghệ thuật dân gian đặc sắc của mình. ở đó không chỉ có những sử thi, truyện thơ, truyện cổ dân gian... bất hủ, ở đó còn là nơi ghi lại chứng tích về mối tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em chống lại chế độ phong kiến suy tàn. Tại đây, ngƣời ta còn lƣu truyền với ý thức trân trọng những bài ca tuyệt

49

đẹp về cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ XVIII do Hoàng Công Chất lãnh đạo: Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ Ngân vang khắp cánh đồng Mƣờng Thanh bao la

Ngƣời Kinh cùng ngƣời Thái, với ngƣời Mèo, ngƣời Xá... Vui vẻ cùng nhau tay làm miệng hát. [111,234]

Đó là bản hợp ca cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu và dựng xây qua quá trình lịch sử. ơ đó nghệ thuật, thực sự là sợi dây thắt chặt tình hữu ái đồng bào và tình cảm giữa các dân tộc. Ý thức về sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc qua tiếng hát ngân vang của quân Keo Chân (quân lính ngƣời Kinh của Hoàng Công Chất) cũng chính là ý thức về thiên chức cao cả của nghệ thuật trong việc làm cho các dân tộc xích lại gắn nhau hơn để sát Cánh bên nhau thành một khối hòa hợp thống nhất trong công cuộc đánh giặc cứu nƣớc cũng nhƣ trong sự nghiệp lao động hòa bình.

Một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc H'mông, Lô Lô, La chí...), trong cảm quan của mình về vai trò tác dụng của nghệ thuật đôi khi còn đƣợc "đẩy tới mức kỳ ảo. Với họ, nghệ thuật không chỉ cần cho con ngƣời đang sống mà còn cần thiết cho cả ngƣời đã khuất. Dân tộc H'mông có cả một hệ thống các "bài hát chỉ đƣờng" cho linh hồn ngƣời chết đến nơi an nghỉ. Trong đám ma của ngƣời H'mông rất ít tiếng khóc, lời than thê thảm mà ngƣợc lại ở đó chẳng mấy khi bặt im tiếng khèn, tiếng trống và những lời ca ai oán đƣợc biểu đạt bằng lời hoặc tiếng khèn. Họ quan niệm "hát để chỉ đƣờng, chỉ lối cho ngƣời (ngƣời chết) biết đƣờng đi cùng tiên tổ" [21,477] Ngƣời Lô Lô cũng có cả một hệ thống những bài "hát dẫn" vừa có tác dụng báo tin buồn và mời họ hàng gần xa đến dự đám ma, vừa để "đƣa hồn

Một phần của tài liệu quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)