Nếu nhƣ giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh vốn có những tƣơng đồng tất yếu về quan niệm nghệ thuật thì sự khác biệt ở đây cũng hiện diện nhƣ những thuộc tính hiển nhiên. Trong điều kiện môi sinh văn hóa, xã hội, kinh tế... khác biệt nhau, hơn nữa quá trình phát triển các mặt đó của các dân tộc không giống với dân tộc Kinh cho nên không thể có sự đồng nhất trọn vẹn giữa các dân tộc với ngƣời Kinh. Chỉ xin đƣợc đơn cử mội khía cạnh khác biệt về hình thái kinh tế xã hội giữa ngƣời Kinh với các dân tộc thiểu số để có ý thức rõ hơn về vấn đề này qua ý kiến của tác giả Nguyễn Hùng Vĩ: "Trong khi ngƣời Việt nằm ở chế độ phong kiến đã phát triển cao thì một số dân tộc khác nhƣ Tày, Thái, Mƣờng, Chăm, H'Rê, Khơ me... còn đang nằm ở chế độ phong kiến sơ kỳ. Một số dân tộc khác nữa thì vẫn nằm ở chế độ xã hội cộng đồng cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy (Các dân tộc thuộc nhóm Môn Khơme ở Tây Bắc dọc Trƣờng Sơn, một số dân tộc thuộc nhóm Mã lai - đa đảo...)" [133 , 34]. Thực tiễn sự khác biệt nhau về
91
nhiều mặt giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh là căn nguyên dẫn đến sự khấc biệt về sắc thái nội dung và cách thức biểu đạt quan niệm về nghệ thuật (và cái đẹp). Tuy nhiên nói đến sự khác biệt ở đây không có nghĩa là nói đến phía này có còn phía bên kia hoàn toàn không có mà là cả hai phía cùng có nhƣng với những tỷ lệ và mức độ nhiều hay ít mà thôi. Chẳng hạn nét nổi bật trong cách cảm nhận và lý giải về cái đẹp, về nghệ thuật của các dân tộc thiểu số là thiên về những so sánh, ví von giàu hình ảnh cụ thể. Điểm này với dân tộc Kinh cũng có, chỉ khác là ít khai thác thƣờng xuyên hơn và với tần số hạn chế hơn, hởi vì trong cách thức biểu đạt của ngƣời Kinh, phần nào họ đã vƣơn tới ý thức khái quát hàm xúc về đối tƣợng.
Sự khác biệt giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh xung quanh các quan niệm về nghệ thuật chủ yếu đƣợc biểu hiện ở các điểm sau đây.
2.2.1. Sự khác nhau về loại hình nghệ thuật đƣợc cảm nhận.
Nói đến "sự khác nhau về loại hình nghệ thuật đƣợc cảm nhận" ở đây chính là đặt vấn đề xem xét : văn học dân gian cổ truyền của các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh thƣờng hay tập trung ý thức bày tỏ quan niệm về nghệ thuật vào những loại hình nghệ thuật khác nhau nhƣ thế nào ?
Văn nghệ dân gian tồn tại dƣới hình thức diễn xƣớng nguyên hợp với sự đồng hiện của nhiều loại hình nghệ thuật. Song quan niệm về nghệ thuật của dân gian dƣờng nhƣ chỉ xoáy vào một số ít loại hình nghệ thuật cụ thể vốn gần gũi, quen thuộc với chủ thể nghệ thuật, ít khi dàn đều, dành đủ các lý giải cho mọi loại hình khác nhau. Điều này là hợp lý trong bối cảnh sinh hoạt văn hóa dân gian. Tƣơng ứng, với mội sinh, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa của mỗi dân tộc là sự hiện diện có phần trội hơn của mỗi loại hình nghệ thuật so với các loại hình khác cùng đồng hiện.
Đặt trong tƣơng quan đối sánh cụ thể, ƣu thế các lý giải về ca múa nhạc thuộc về các dân tộc thiểu số anh em. Dân tộc Kinh cũng có lý giải về
92
loại hình nghệ thuật này nhƣng tỷ lệ quan niệm cổ phần ít hơn so với các dân tộc thiểu số. Những quan niệm về ca múa nhạc dƣờng nhƣ bao trùm lên mọi thể loại khác nhau của văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Đó là những tán tụng, ngợi ca về giá trị, tác dụng của lời hát, giọng ca. tiếng đàn, khúc sáo, điệu khèn... trong tác phẩm. Chẳng hạn, trong truyện cổ
Hai đời của dân tộc Tà ôi, dân gian nói về tài thổi sáo của A Chích: "tiếng sáo anh cất lên cả
khu rừng rộn ràng hòa theo tiếng sáo, bầy chim trên cây tung cánh múa và cất tiếng hót vang. Sáo vui chúng hót rộn ràng, sáo buồn chúng hót nghe ai oán..."[57,55] Dân tộc H'mông kể về tài múa khèn tuyệt diệu của chàng Rùa trong truyện có cung tên "Chàng vừa khèn vừa múa những đƣờng tròn tuyệt đẹp. Tiếng khèn ấm áp du dƣơng bay lƣợn cùng với gió xuân lan hết núi thấp đến đồi cao. Con ngƣời đẹp cùng với những nhịp múa đẹp nhƣ bƣớm lƣợn khiến các cô gái không thể rời mắt đƣợc ..." [189,40]v.v. Những ví dụ tƣơng tự trong các tác phẩm tự sự cùng vói những chiêm nghiệm có phần khái quát trong các thể loại văn vần dân gian đã hợp thành một bộ phận các lý giải khá lớn về ca múa nhạc trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Phải nói rằng các dân tộc đã giành cho ca múa nhạc rất nhiều ƣu ái và thiện cảm. Hành trình của các nhân vật đáng trân trọng trong các tác phẩm thƣờng rất hay gắn với nhƣng hoạt động ca múa nhạc.... Nghệ thuật ca múa nhạc vì thế dễ có cơ hội đƣợc sử dụng thƣờng xuyên. Đi đánh giặc, trong tang lễ, tỏ tình khi yêu đƣơng, những dịp lễ hội v.v... Ở cảnh huống nào cũng cần đến sự hiện diện của nghệ thuật ca múa nhạc. Nói về hình tƣợng những cô gái, chàng trai lý tƣởng dƣờng nhƣ dân gian các dân tộc thiểu số thƣờng hay có ý thức trao thêm cho họ khả năng biết ca hát. thổi khèn, thổi sáo... Nghệ thuật âm nhạc trở thành một tiêu chí xác định phẩm giá của con ngƣời. Không biết âm nhạc là mất đi một phần niềm tin của cộng đồng về giá trị của bản thân. Theo Chế Lan Viên: "Phần đông ngƣời
93
H'mông đều biết một trong ba nhạc cụ: sáo, khèn, kèn môi". [157 , 36]. Chàng trai K'Đời trong truyện Chàng K'Đời và nàng Ka Blacủa dân tộc Cơ Ho đƣợc mọi ngƣời xem nhƣ đã trở thành một chàng trai đích thực khi "bàn tay khéo léo của anh đã biết làm những con thuyền độc mộc, biết giƣơng ná bắn con chim đang bay... Tiếng sáo của anh đã biết làm cho con suối đang chảy phải đừng lại, những cô gái đi rẫy thấy ngẩn ngơ mà dừng chân lại". [163 - 43]. Còn các cô gái trong ý thức dân gian đƣợc coi là đẹp ngƣời tốt nết thì chẳng có mấy ngƣời lại không biết hát hay, múa dẻo. Cô gái trong truyện Cô gái trong rừng và chàng trai
K'Khàrcủa dân tộc Cơ Ho; nàng Bala trong truyện cổ Chàng Bali và nàng Balacủa dân tộc Tà ôi; nàng Mứn trong truyện thơ Khăm Panhvà cô gái trong truyện cổ Sông Bằng êm sóng của dân tộc Thái, Làu Slam trong truyện cổ Tiếng hát của Làu Slam của dân tộc Cao Lan v.v... đều là những cô gái có tài ca hát tuyệt diệu... Trong các bản trƣờng ca, sử thi Tây Nguyên chẳng mấy khi bặt tiếng trống, tiếng cồng, chiêng... Vào những cảnh huống lễ hội hoặc ra quân chống lại kẻ thù, cả Tây Nguyên nhƣ ngất ngây trong thế giới âm thanh huyền diệu của cồng, chiêng, đàn nhạc... Những âm thanh kỳ diệu của âm nhạc đã đi vào tâm linh con ngƣời nhƣ một nỗi ám ảnh thƣờng trực. Ngƣời Tây Nguyên thƣờng dùng âm thanh cồng chiêng để làm bản vị nhận thức các đối tƣợng trong thế giới.Chẳng hạn nói về ngôi nhà rông dài rộng, họ thƣờng nói "nhà rông dài bằng tiếng chiêng" hoặc tiếng cƣời trong trẻo của cô gái thì đƣợc ví "tựa tiếng chuông Kua ngân dài" [119 ,10]. Gắn bó sâu nặng với ca vũ nhạc, trao cho ca nhạc tất cả nỗi niềm đam mê của mình nhƣ thế, các dân tộc anh em không thể không có ý thức về ca nhạc. Có lẽ đứng trƣớc dàn hợp xƣớng tổng hợp của cuộc biểu diễn, các nghệ sĩ dân gian dân tộc thiểu số đã chú mục nhiều nhất vào ca vũ nhạc - cái phần nổi trội hơn cả trong tổng thể nghệ thuật nói chung. Vì thế đến với văn học dân gian của
94
họ, chúng ta bắt gặp những khía cạnh quan niệm nghệ thuật ca múa nhạc là chính... Điền kiện môi sinh của các dân tộc thiểu số có nhiều yếu tố thuận lợi cho các loại hình nghệ thuật biểu diễn - trong đó có ca mún nhạc phát triển mạnh mẽ. Đời sống sản xuất, tập quán sinh hoạt, tín ngƣỡng thờ cúng... của các dân tộc thiểu số đều cần đến sự hiện diện của ca múa nhạc. Âm nhạc là phƣơng tiện hữu hiệu giúp họ thỏa nguyện những ƣớc muốn sinh tồn giữa một thế giới môi sinh nghiệt ngã. Nông Quốc Chấn quả quyết rằng: "Nghệ thuật nhảy múa là sở trƣờng ở các vùng dân tộc thiểu số" [196 , 55]. Sau khi phân tích các giai điệu vũ đạo của ngƣời Kinh, nghệ sĩ Đỗ Doãn Phƣơng kêt luận: "Nhìn về múa nhạc, các dân tộc ít ngƣời rực rỡ hơn nhiều" [129, 27]. Nhà nghiên cứu âm nhạc Tô Ngọc Thanh cũng từng nhận định: '"Hầu nhƣ tất cả các điệu múa nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số mà chúng tôi đƣợc biết và tham gia sƣu tầm có một chất lƣợng nghệ thuật rực rỡ và đẹp đến thế....Nhiều điệu múa của đồng bào chỉ cần đƣợc gia giảm đôi chút là đã chiếm giải khôi nguyên trong các cuộc thi trong và ngoài nƣớc". [196,123]. Nhũng điệu múa vẫn thƣờng đƣợc triển khai trên nền ca nhạc. Vì vậy ƣu thế về múa tất yếu cũng sẽ kéo theo ƣu thế về ca nhạc phát. triển. Đời sống thƣờng nhật của nhân dân các dân tộc anh em chẳng mấy khi thiếu vắng nghệ thuật ca múa nhạc. Ca nhạc là thứ ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt của họ cả khi buồn cũng nhƣ khi vui. Nhà thơ Lò Ngân Sủn phát hiện: "Trai gái H'mông chỉ tỏ tình với nhau bằng tiếng ugica (đàn môi), tiếng sáo, tiếng gầuplềnh (hát tình yêu). Chả thế mà trai gái H'mông ai cũng có chiếc ugica cất trong túi áo" [143,16].Tƣ tƣởng của C.Mác về "phƣơng thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quy trình sinh hoạt xã hội, chính trị, tinh thần" sẽ giúp ta hiểu rõ hơn thực chất căn nguyên phát triển mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật biểu diễn trong đời sống dân gian các dân tộc thiểu số anh em.
95
Dân tộc. Kinh tuy cũng có nói đến ca múa nhạc nhƣng không có độ dày các lý giải về loại hình nghệ thuật này (đặc biệt là những lý giải về các loại nhạc cụ) nhƣ các dân tộc anh em. Song bù lại họ có khá nhiều những kiến giải về văn chƣơng và ngôn từ nghệ thuật. Nhiều vấn đề về bản chất của văn học, chất lƣợng thơ văn, tiếp nhận văn học, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm v.v... mà các thế hệ nghệ nhân dân gian các dân tộc thiểu số không hề nhắc đến thì đã đƣợc dân gian ngƣời Kinh sớm có ý thức tiếp cận và lý giải khá thấu đáo.
Trong ý thức dân gian ngƣời Kinh, văn thơ là những giá trị tinh túy, cao siêu, không phải ai cũng có thể bƣớc vào lãnh địa văn chƣơng một cách dễ dàng. Bằng những truyện cƣời hóm hỉnh, thông minh, dân gian dân tộc Kinh đã trực tiếp dè bỉu những loại thơ văn quá kém cỏi, nhếch nhác. Truyện cƣời Ngửi văn kể chuyện một ngƣời mù có tài "ngửi văn" rất độc đáo: có thể biết đây là Tây Sương kývì ngửi thấy mùi son phấn, kia là Tam quốc chí. vìngửi thấy có mùi binh đao. Đến khi thầy tú nọ đƣa văn của mình ra thì ngƣời mù liền hỏi: "Văn của anh chứ gì?" Thày tú vặn: "Sao biết?" Ngƣời mù liền đáp "Nghe có mùi thum thủm". [178 , 109]. Truyện cƣời Lấy đâu ra mà rặntrực tiếp chế diễu anh đồ dốt làm câu đối. Thấy anh đồ loay hoay mãi không thành, chị vợ anh ta hỏi: "Có khó bằng rặn đẻ không anh?" Anh ta trả lời: "Đẻ thì còn có con trong bụng, rặn mãi phải ra, chứ làm câu đối, chữ không có lấy đâu ra mà rặn" [178, I74]. Cƣời cợt nhạo báng những loại văn rởm, đồng thời dân gian cũng đề ra yêu cầu rất cao đối với giá trị nghệ thuật của thơ văn. Chẳng hạn dân tộc Kinh đã chế diễu loại Thơ con cóc: "Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc nhảy ra..., con cóc nhảy đi..." hay loại thơ mô phỏng nhạt nhẽo theo lối sao chép trần trụi hiện thực qua việc mô tả cái chuông:
96
Đánh nó kêu boong boong Treo lên nhƣ cái vai
Ấy nó vốn bằng đồng. [96 , 268].
Làm sao có thể đến với thơ văn khi tiềm năng thơ văn của con ngƣời trống rỗng,giản đơn nhƣ anh thầy đồ nọ? hay nhƣ tác giả của những bài Thơ con cóc, Thơ cái chuông kia?
Đặc biệt, chất lƣợng sáng Tác văn học cũng đƣợc dân gian dân tộc Kinh trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến khá độc đáo:
Văn hay chẳng lọ dài dòng. hoặc:
Văn hay chẳng luận đọc dài Vừa mở đầu bài đã biết văn hay v.v...
Văn chƣơng thƣờng thấm đƣợm ý thức chủ quan của chủ thể sáng tạo. Không có một bản lĩnh tiếp nhận tinh táo dễ sinh ra chủ quan phiến diện khi lĩnh hội. Sự thực ấy cũng đã đƣợc đồng bào Kinh khái quát:
Xƣa nay thế thái nhân tình
Văn mình thì đẹp, vợ mình thì hay.... [72 - 119]
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, nhờ ngôn từ mà xây cất nên. Trong dân gian dân tộc Kinh tuy không có mấy những lời bàn trực tiếp về văn học nhƣng một khi đã có ý thức nói về lời hay, câu đẹp... là dân gian đã nói đến ngôn từ có tính chất nghệ thuật,- Nói khá nhiều về ngôn từ thẩm mỹ nghệ thuật cũng có nghĩa là họ đã bƣớc đầu tiếp cận đến văn học ở một khâu then chốt. Quả vậy, lọc tìm trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Kinh, số lƣợng những câu nói có ý nghĩa bộc lộ quan niệm về ngôn từ nghệ thuật là phƣơng tiện quan trọng bạc nhất của văn học đã đƣợc đông bào Kinh luận bàn đến với một số lƣợng khá dồi dào. Họ đã sớrn có ý thức suy tƣ, nắm bắt đƣợc những sắc thái da dạng của ngôn từ. Với ngƣời trung thực thì "nói nhƣ
97
đinh đống cột". Những kẻ ba hoa khoác lác thì "nói trơn nhƣ nƣớc chảy". Với kẻ lật lọng, lèo lá thì "Nói xuôi cũng đƣợc, nói ngƣợc cũng hay". [122, 75] v.v...
Ngƣời Kinh ý thức về việc sử dụng ngôn từ bằng tất cả nỗi niềm nhân ái, nhân văn: - Lời nói không mất tiền mua;
Chọn lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Hoa thơni ai nỡ bỏ rơi
Ngƣời khôn ai nỡ nặng lời với ai? v.v... [178 , 165].
Quả thật dân tộc Kinh đã có một bộ phận quan niệm khá đặc sắc về nghệ thuật thơ văn và ngôn từ thẩm mỹ.
So với các dân tộc thiểu số anh em, văn chƣơng với ngƣời Kinh đã sớm trở thành một nghệ thuật hoạt động khá độc lập. Nó sớm tách khỏi cơ cấu nghệ thuật nguyên hợp nhờ sự hiện diện của chữ viết từ khá sớm. Theo nhà nghiên cứu văn học Bùi Văn Nguyên: "Văn học Việt Nam (tức văn học của ngƣời Kinh - HML) phôi thai vào khoảng thời kỳ Bắc thuộc và hình thành từ khi nền tự chủ đƣợc xác lập... Nhƣ vậy, chúng ta (tức ngƣời Kinh -HML) đã có hẳn một nền văn học viết từ thế kỷ X trở về sau.'' [105 , 46]. Tất nhiên nền văn học viết ở buổi sơ kỳ này chủ yếu là nền văn học viết bằng chữ Hán. Còn nền văn học viết bằng chữ Nôm phiên âm dân tộc, theo tác giả Đinh Gia Khánh thì "hình thành vào đời Trần", tuy nhiên tác giả cũng đã lƣu ý đến một số ý kiến cho rằng "chữ Nôm xuất hiện từ thời kỳ Bắc thuộc" [77, 139]. Trong khi đó nền văn học viết của một số ít dân tộc thiểu số hình thành rất muộn mằn. Dân tộc Tày - một trong những dân tộc có nền văn học viết sớm nhất và phát triển nhất trong số các dân tộc thiểu số.. "đã từng có những tác phẩm đạt tới tầm cao của cả nƣớc" (Lâm Tiến) [154,18]. thì cũng phải đến thế kỷ XVII mới xuất hiện những tác gia, tác
98
phẩm viết bằng chữ Nôm Tày. Văn học viết của dân tộc Thái còn xuất hiện muộn hơn nữa