Thực trạng dạy học theo định hƣớng tích cực, phân hoá và bám sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học hoá học 12 trường trung học phổ thông nội dung kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm theo định hướng tích cực, phân hoá và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng (Trang 34)

7. Cái mới của đề tài

1.2.2. Thực trạng dạy học theo định hƣớng tích cực, phân hoá và bám sát

chuẩn KT- KN ở trƣờng phổ thông

Các hoạt động:

Chúng tôi đã tham gia hai đợt thực tập: Đợt một từ ngày đến ngày 07/11/2011 đến ngày 03/12/2011, đợt hai từ ngày 20/02/2012 đến ngày 30/03/2012 tại các trƣờng THPT Cổ Loa- Hà Nội, THPT Mỹ Hào- Hƣng Yên, THPT Tiên Du 1- Bắc Ninh.

Trong thời gian thực tập, tiếp xúc và tìm hiểu thực tế dạy học ở trƣờng THPT chúng tôi đã tiến hành một số hoạt động sau:

- Điều tra về việc dạy học theo chuẩn KT- KN (xem phụ lục 1) 18 GV bộ môn Hóa tại các trƣờng phổ thông.

- Dự giờ 14 tiết của các thầy cô hƣớng dẫn và các thầy cô trong tổ. - Phân tích đƣợc 15 giáo án và vở của HS ở 7 lớp.

- Phân tích 5 đề 15 phút, 4 đề 45 phút, 2 đề học kỳ. - Tham gia đƣợc 4 buổi họp tổ chuyên môn.

Kết quả tìm hiểu thực trạng

Dạy học theo chuẩn KT- KN:

Qua thực tế tiếp xúc với các GV và qua phân tích phiếu điều tra chúng tôi thấy đa số các GV (100%) biết đến chuẩn KT- KN từ tài liệu hƣớng dẫn trong đó chỉ có 3 GV (16,67%) số GV có sử dụng chuẩn KT- KN khi soạn giáo án, khi lựa chọn bài tập đó là các GV trẻ. Số còn lại chỉ một số rất ít biết dùng chuẩn KT- KN để soạn mục tiêu bài dạy. Còn phần đông GV không dùng chuẩn KT- KN trong các giờ luyện tập, thực hành mà họ thực hiện giảng dạy, soạn giáo án, cũng nhƣ ra đề kiểm tra dựa vào kinh nghiệm. Có 15 GV (83,33%) biết họ chỉ dùng chuẩn KT- KN khi có đoàn thanh tra, kiểm tra.

Qua dự giờ, phân tích giáo án, vở ghi HS thu thập đƣợc chúng tôi thấy đa số GV soạn giáo án chƣa sử dụng chuẩn KT- KN và nội dung giáo án chƣa bám sát chuẩn KT- KN. Một số GV đã biết dùng chuẩn KT- KN để soạn mục tiêu bài dạy. Giáo án của GV về cơ bản đã đầy đủ các bƣớc lên lớp, nội dung bài học, đúng nội dung trọng tâm. Khi lên lớp thì GV không coi trọng, bám sát giáo án, soạn một kiểu nhƣng khi dạy lại một kiểu. Nhất là trong các giờ cần rèn luyện cho HS kỹ năng thao tác, quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận là đa số GV không tiến hành rèn cho HS kỹ năng này mà chỉ thông báo lý thuyết. Nhƣ vậy chƣa bám sát chuẩn KT- KN.

Qua phân tích số đề kiểm tra đã thu thập đƣợc và qua tiếp xúc trực tiếp khi họp tổ chuyên môn về vấn đề ra đề kiểm tra. Chúng tôi thấy đa số các đề kiểm tra đã đúng trọng tâm của bài, của chƣơng. Tuy nhiên việc ra đề không tiến hành theo các bƣớc soạn nhƣ: Xác định mục tiêu, nội dung, ma trận đề, xây dựng đáp án, biểu điểm và đặc biệt là khi ra đề không dựa vào chuẩn KT- KN. Các câu hỏi ít có nội dung thực nghiệm, nội dung thực hành và các bài tập thực tiễn. GV ra đề kiểm tra đa số là các GV lâu năm có kinh nghiệm

câu hỏi GV ra đôi khi vƣợt chuẩn. Ví dụ nhƣ trong đề kiểm tra 15 phút của lớp 12 cơ bản có đề bài nhƣ sau:

Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau. Viết PTHH:

2 3 2( 4 3) ( )3 [ ( ) ]4

Al Al O Al SO Al OH Na Al OH

Mà thực tế trong chƣơng trình chuẩn đƣa ra phƣơng trình:

3 2 2

( ) aA 2

Al OH NaOH N lO H O

Sản phẩm tạo phức: Na Al OH[ ( ) ]4 chỉ có trong chƣơng trình nâng cao:

3 4

( ) [ ( ) ]

Al OH NaOH Na Al OH

Thực trạng dạy học theo định hƣớng phân hóa

Qua dự giờ, xem giáo án của GV, xem vở của HS chúng tôi thấy GV đã biết dạy phân hóa HS giữa hai ban. Ban tự nhiên chủ yếu cho HS tự nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu nhanh lý thuyết, GV hƣớng dẫn một số phần kiến thức khó, sau đó cho HS làm bài tập luyện tập và nâng cao. Ban cơ bản GV giúp HS nghiên cứu lý thuyết với thời gian nhiều hơn và cho HS luyện tập dạng bài cơ bản. Ngoài ra một số GV còn biết dựa vào lực học của HS ở các lớp cơ bản khác nhau để hƣớng dẫn HS với cách khác nhau, thời lƣợng khác nhau.

GV cũng đã truyền đạt mức độ kiến thức là đúng đủ cho HS tùy theo từng ban. Ví dụ: Trong bài 13 “Liên kết cộng hóa trị” của ban cơ bản HS chỉ đƣợc cung cấp liên kết cộng hóa trị là liên kết đƣợc hình thành do sự hình thành cặp electron dùng chung. Nhƣng cũng nội dung đó ở bài 17 ban nâng cao thì ngoài những kiến thức nhƣ của ban cơ bản thì HS còn đƣợc cung cấp thêm những kiến thức về sự xen phủ obitan nguyên tử khi hình thành phân tử đơn chất, hợp chất giúp HS có thể hiểu sâu sắc vấn đề hơn, giúp ích cho việc nghiên cứu sâu hơn của HS ban nâng cao.

Thực trạng dạy học tích cực

Qua dự giờ, quan sát giáo án của các GV chúng tôi thấy GV đã bắt đầu áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣng chƣa nhiều. Một số GV trẻ thực hiện tốt các PPDH tích cực. Trong 14 tiết đã dự thì chỉ có 3 tiết GV sử dụng máy chiếu, thí nghiệm, phiếu học tập. Còn các tiết khác đa số GV chỉ mới dùng các phƣơng pháp vấn đáp gợi mở, nghiên cứu SGK mà chƣa biết dùng nhiều phƣơng tiện hỗ trợ. Nhất là ít dùng thí nghiệm trong dạy học bài mới cho HS. Đa số các GV ngại dùng thí nghiệm, không phải vì nhà trƣờng thiếu cơ sở vật chất mà do GV ngại làm, hay kỹ năng còn thiếu do dùng ít. Phần lớn các GV cho biết họ chỉ dùng thí nghiệm hóa học khi có đoàn thanh tra, kiểm tra, thi GV giỏi.

Một số ít vẫn còn dùng phƣơng pháp thông báo kiến thức cho HS.

Ví dụ: Khi dạy bài “Phản ứng oxi hóa- khử” lớp 10 cơ bản.

- GV cung cấp cho HS khái niệm chất khử, chất oxi hóa, sự khử sự oxi hóa. - GV lấy ví dụ và chỉ ra.

- HS lắng nghe, quan sát, ghi bài.

Mà trong bài này GV nên cho HS tự lấy ví dụ về phản ứng oxi hóa khử đã học ở lớp 8 và nhắc lại định nghĩa cũ. Từ đó dựa trên những kiến thức ở lớp 10 về số oxi hóa để hình thành khái niệm cho HS.

Kết luận chung về thực trạng dạy học theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN ở trƣờng THPT

Nhƣ vậy nhìn chung các trƣờng phổ thông hiện nay đã bƣớc đầu sử dụng chuẩn KT- KN trong giảng dạy và trong KT- ĐG nhƣng chƣa triệt để chỉ là hình thức. Số GV sử dụng chuẩn KT- KN là tài liệu chính còn rất ít mà đa số là dạy và ra đề kiểm tra theo kinh nghiệm. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy học phổ thông cần quan tâm chú trọng hơn nữa vấn đề này.

Về việc dạy học theo định hƣớng phân hóa: Đa số các GV đã chú ý vấn đề này. Tuy nhiên đôi khi lên lớp GV còn tự ý cắt giảm thời lƣợng dạy học bài mới của HS nhất là HS ban nâng cao để cho các em làm bài tập.

Về vấn đề dạy học theo định hƣớng tích cực: Các GV đã nhận thức đƣợc định hƣớng dạy học tích cực. Tuy nhiên việc áp dụng còn hạn chế, nhất là việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học.

Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng 1 đã đi nghiên cứu một số vấn đề làm cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nhƣ:

- Chƣơng trình Hóa học phổ thông: Vị trí, mục tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển chƣơng trình, nội dung, giải thích chƣơng trình. Qua đó đã chỉ ra đƣợc sự giống nhau và khác nhau giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao thể hiện ở mục tiêu, quan điểm, nội dung, chuẩn KT – KN, giải thích chƣơng trình.

- Vai trò của SGK, những đổi mới của SGK, cụ thể hơn thấy đƣợc những đổi mới của SGK Hóa học THPT. Nhận xét đƣợc nội dung SGK Hóa học so với với chƣơng trình và chuẩn KT- KN.

- Định hƣớng đổi mới PPDH Hóa học theo tinh thần dạy học tích cực. Từ đó có cơ sở để thiết kế giáo án dạy học tích cực theo chuẩn KT – KN phù hợp với định hƣớng đổi mới.

- Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tập huấn chỉ đạo dạy học và KT- ĐG theo chuẩn KT- KN.

- Thực trạng dạy học theo định hƣớng phân hóa, tích cực, bám sát chuẩn KT- KN ở trƣờng phổ thông.

Từ những vấn đề về lí luận và thực tiễn cho thấy việc nghiên cứu và triển khai dạy học theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN là một việc làm luôn luôn cần thiết, có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Hóa học hiện nay.

Đây là những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn để làm cơ sở cho việc nghiên cứu dạy học nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12 nâng cao theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN.

CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG TÍCH CỰC, PHÂN HÓA VÀ BÁM SÁT CHUẨN KT- KN NỘI DUNG “KIM

LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM” HÓA HỌC 12 THPT 2.1. Một số biện pháp chung để dạy học theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chƣơng 1, theo chúng tôi để dạy học theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN Hóa học ở trƣờng THPT cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Biện pháp 1: So sánh làm sáng tỏ những điểm giống nhau và khác nhau

cơ bản giữa chƣơng trình Hóa học và chƣơng trình Hóa học nâng cao THPT về mục tiêu, quan điểm, nội dung, phƣơng pháp, đánh giá kết quả học tập.

Biện pháp 2: So sánh để thấy đƣợc nội dung giống nhau và khác nhau

giữa SGK Hóa học và SGK Hóa học nâng cao THPT.

Biện pháp 3: So sánh để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về mức độ

cùng nội dung giữa chuẩn KT- KN theo chƣơng trình Hóa học và chƣơng trình Hóa học nâng cao THPT.

Biện pháp 4: So sánh để thấy rõ giống nhau và sự khác nhau giữa

chƣơng trình, chuẩn KT- KN với nội dung SGK, SGV, SBT và lấy chuẩn KT- KN làm thƣớc đo để điều chỉnh trong quá trình dạy học.

Biện pháp 5: Xác định rõ sự giống nhau và khác biệt về PPDH cùng một

2.2. Vận dụng các biện pháp trong dạy học Hóa học 12 THPT nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” theo định hƣớng tích cực, phân hóa và bám sát chuẩn KT- KN

2.2.1. Biện pháp 1: So sánh nội dung phần “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao Hóa học 12 THPT

Khác nhau về thời lƣợng chƣơng trình

Đặc điểm so sánh

Chƣơng trình chuẩn Hóa học 12 nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm”.

Chƣơng trình nâng cao Hóa học 12 nội dung “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm”. Tổng số tiết Lí thuyết Luyện tập Thực hành 10 tiết 7 tiết 2 tiết 1 tiết 11 tiết 7 tiết 2 tiết 2 tiết

Khác nhau về nội dung cụ thể

Chƣơng trình chuẩn Chƣơng trình nâng cao

Hóa học vô cơ 1. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

1. Kim loại kiềm.

2. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.

2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

4. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Nƣớc cứng.

5. Nhôm.

6. Một số hợp chất quan trọng của nhôm.

Ôn, luyện tập Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng.

Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm. Luyên tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm. Thực hành hóa học Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng.

Thực hành: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng. Thực hành: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm. Nhận xét

Chƣơng trình chuẩn khác với chƣơng trình Hóa học nâng cao về mức độ KT- KN. Trong chƣơng trình chuẩn, các nội dung đƣợc trình bày ở mức độ định tính. Trong chƣơng trình nâng cao các nội dung trên đƣợc trình bày ở mức độ định lƣợng, sâu hơn phù hợp sự phát triển tƣ duy của HS. Trong chƣơng trình nâng cao hệ thống bài luyện tập, thực hành đƣợc chú trọng về

Chƣơng trình chuẩn Hóa học cung cấp cho HS hệ thống KT- KN phổ thông, cơ bản, hiện đại thiết thực về Hóa học, gắn với đời sống. Chƣơng trình chuẩn môn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với năng lực của mọi HS.

Chƣơng trình Hóa học nâng cao dành cho HS có khuynh hƣớng về khoa học tự nhiên. Chƣơng trình Hóa học nâng cao cung cấp cho HS KT- KN Hóa học phổ thông cơ bản, tƣơng đối sâu và hoàn thiện hơn chƣơng trình chuẩn. Hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng, kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, lí thuyết và thực nghiệm hóa học đảm bảo phù hợp với nội dung và phƣơng pháp của chƣơng trình nâng cao. Nhƣ vậy mức độ nội dung chƣơng trình Hóa học nâng cao có nâng cao hơn chƣơng trình chuẩn.

2.2.2. Biện pháp 2: So sánh nội dung SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12 nâng cao THPT phần “Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm”

Nội dung giống nhau (Phần “Kim loại kiềm,

kiềm thổ, nhôm”)

Thời lƣợng và mức độ nội dung khác nhau SGK Hóa học 12 SGK Hóa học 12 nâng

cao Kim loại kiềm

- Vị trí trong bảng tuần hoàn. - Tính chất vật lý. - Tính chất hóa học. - Ứng dụng và điều chế. - Tính chất vật lý cung cấp thêm một số nét: Có màu trắng bạc, có ánh kim, dẫn điện tốt. - Không có phần cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm.

- Nghiên cứu riêng ở bài 28.

- Không cung cấp về màu sắc, tính ánh kim.

- Có thêm phần cấu tạo và tính chất kim loại kiềm.

khẳng định kim loại kiềm có tính khử mạnh dùng cơ sở năng lƣợng ion hóa nhỏ. - Có đƣa ra trạng thái tự nhiên.

- Không đƣa ra chi tiết các quá trình.

khẳng định tính khử mạnh của kim loại kiềm dựa vào năng lƣợng ion hóa I1 và thế điện cực chuẩn rất âm.

- Không đƣa ra trạng thái tự nhiên.

- Điều chế kim loại kiềm có đƣa ra chi tiết các quá trình xảy ra ở điện cực.

Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm - Natri hidroxit. - Natri hidrocacbonat. - Natri cacbonat. - Không đƣa ra cách điều chế NaOH. - Phần tính chất của NaHCO3 chỉ đƣa ra tính chất lƣỡng tính mà không có lập luận giải thích.

- Phần tính chất Na2CO3

chỉ nói chung mà không có phƣơng trình.

- Có nghiên cứu thêm

- Nghiên cứu riêng ở bài 29.

- Đƣa ra cách điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl. - Phần tính chất của NaHCO3 có đƣa ra lập luận cụ thể về tính chất lƣỡng tính là khả năng nhƣờng nhận proton rồi khẳng định. - Tính chất của Na2CO3 xét cụ thể có phƣơng trình.

Kim loại kiềm thổ

- Vị trí của kim loại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học hoá học 12 trường trung học phổ thông nội dung kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm theo định hướng tích cực, phân hoá và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)