Định hƣớng phân hóa trong chƣơng trình Hóa học trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học hoá học 12 trường trung học phổ thông nội dung kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm theo định hướng tích cực, phân hoá và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng (Trang 26)

7. Cái mới của đề tài

1.1.4.Định hƣớng phân hóa trong chƣơng trình Hóa học trƣờng THPT

Phân hóa là một trong những định hƣớng quan trọng để phát triển chƣơng trình giáo dục phổ thông nói chung và chƣơng trình môn học trong đó có Hóa học nói riêng.

Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Hóa học THPT đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ Giáo dục kí quyết định chính thức ban hành năm 2006 gồm

cao THPT. Sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành các Bộ chƣơng trình: Chƣơng trình tự chọn THCS môn Hóa học, chƣơng trình tự chọn THPT môn Hóa học, chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên môn Hóa học THCS và THPT. Năm 2009 Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành chƣơng trình chuyên sâu môn Hóa học THPT lớp 10,11,12.

Chƣơng trình Hóa học THPT gồm chƣơng trình các lớp 10,11,12 đƣợc phân hóa theo chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao.

Chƣơng trình hóa học THPT đƣợc cấu trúc đồng tâm. Các chủ đề gần nhƣ có tên giống hoặc tƣơng tự nhau. Nội dung đã có ở chƣơng trình chuẩn thì chắc chắn sẽ có ở chƣơng trình nâng cao nhƣng thƣờng đƣợc trình bày ở mức độ lí thuyết cao hơn hoặc mở rộng hơn. Chƣơng trình Hóa học nâng cao THPT khác với chƣơng trình chuẩn về mức độ KT- KN.

Trong chƣơng trình nâng cao THPT môn Hóa học có nêu rõ: Mục tiêu của bộ môn Hoá học, mục tiêu phân hoá THPT phải đƣợc quán triệt và cụ thể hoá trong chƣơng trình hoá học THPT nâng cao. Đảm bảo tính phổ thông có nâng cao, gắn với thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học Hoá học hiện đại.

Chƣơng trình THPT nâng cao môn Hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng của một số HS có năng lực về khoa học tự nhiên. Mức độ nội dung chƣơng trình THPT nâng cao môn Hoá học cao hơn chƣơng trình THPT nhƣng thấp hơn mức độ nội dung của chƣơng trình chuyên sâu môn Hóa học THPT.

Chƣơng trình tự chọn THPT môn Hóa học đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng học tập của HS. Chƣơng trình tự chọn đƣợc xây dựng theo hai loại chủ đề: Chủ đề tự chọn bám sát và chủ đề tự chọn nâng cao.

giúp họ đạt đƣợc chuẩn kiến thức, kĩ năng của chƣơng trình Hoá học nâng cao, thí dụ: Một số khái niệm hoá học cơ bản: Obitan nguyên tử, sự lai hoá obitan, hằng số cân bằng hoá học, thuyết axit- bazơ của Bron- Stet,... Mối liên hệ giữa đặc điểm thành phần cấu tạo nguyên tử với tính chất cơ bản của nguyên tố, giữa đặc điểm cấu tạo phân tử với tính chất hoá học cơ bản của mỗi loại chất cụ thể: Cấu hình elctrron dạng ô lƣợng tử ở trạng thái kích thích và việc hiểu đƣợc số oxi hoá +1, +3, +5, +7 của clo,...

Chủ đề tự chọn nâng cao giúp HS đang học theo chƣơng trình chuẩn bổ túc thêm một số KT- KN để đạt đƣợc chuẩn của chƣơng trình Hoá học nâng cao.

Chủ đề tự chọn bám sát dành cho HS đang theo học chƣơng trình chuẩn hoặc chƣơng trình nâng cao. Chƣơng trình tự chọn bám sát chƣơng trình chuẩn hoặc chƣơng trình nâng cao giúp HS yếu kém :

- Ôn tập, hệ thống hóa, vận dụng từ đơn giản đến phức tạp để khắc sâu những kiến thức hóa học cơ bản trọng tâm, khó ở mỗi loại chƣơng trình.

- Vận dụng giải bài tập từ đơn giản đến phức tạp có liên quan để có đƣợc kĩ năng giải bài tập của mỗi chƣơng trình.

Thời lƣợng dành cho các chủ đề bám sát chƣơng trình nâng cao tối đa là 30% thời lƣợng chính khoá (78 tiết cho cả cấp THPT). Sự phân chia chủ đề, số lƣợng các chủ đề bám sát môn Hoá học đƣợc căn cứ vào mục tiêu và thời lƣợng cho các chủ đề bám sát (30 % thời lƣợng chính thức).

Chƣơng trình chuyên sâu THPT môn Hóa học đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở:

- Mục tiêu giáo dục của loại hình THPT chuyên nói chung và chuyên Hóa học nói riêng.

- Chƣơng trình môn Hóa học THPT nâng cao lớp 10,11,12.

Ngoài nội dung dạy học theo chƣơng trình THPT nâng cao, tổng thời lƣợng dành cho nội dung hóa học chuyên sâu lớp 10 là 53 tiết, lớp 11 là 48 tiết, lớp 12 là 42 tiết đƣợc phân bố cụ thể theo nội dung các chuyên đề thuộc hóa học hữu cơ, hóa học đại cƣơng - vô cơ, hóa học phân tích và thực hành hóa học.

Tùy điều kiện cụ thể từng trƣờng và trình độ HS có thể thay đổi thứ tự cũng nhƣ kết hợp nội dung nâng cao với nội dung chuyên sâu cho phù hợp.

Một số vấn đề thực tế triển khai chƣơng trình dạy học Hóa học hiện nay

Việc phân hóa ở THPT Việt Nam theo hƣớng phân ban gồm 3 ban cơ bản là:

- Ban cơ bản: HS học tất cảc các môn học theo chƣơng trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học( Chƣơng trình chuẩn).

- Ban Khoa học tự nhiên: HS học theo chƣơng trình nâng cao THPT 4 môn học: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học. Các môn khác thực hiện theo chƣơng trình chuẩn.

- Ban Khoa học xã hội: HS học theo chƣơng trình nâng cao THPT 4 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, môn Ngoại ngữ. Môn Hóa học và các môn học còn lại thực hiện theo chƣơng trình chuẩn.

Qua thực tiễn khảo sát ban đầu việc dạy học ở một số địa phƣơng sau ba năm thực hiện cho thấy:

- Xu hƣớng HS chọn học môn Hóa học theo chƣơng trình chuẩn với ban cơ bản ngày càng tăng cao. Nguyên nhân có thể HS cho rằng mức độ nội dung ở ban cơ bản thấp hơn, dễ tiếp thu hơn mà vẫn có thể thi vào các trƣờng đại học,

để học tập trung vào ba môn học để thi vào đại học cao đẳng của bất cứ khối thi đại học, cao đẳng nào.

- Xu hƣớng HS chọn học môn Hóa học theo chƣơng trình nâng cao cùng với ban khoa học tự nhiên ngày càng giảm. Nguyên nhân có thể là do HS cho rằng nội dung nặng hơn và mức độ nội dung thi vào đại học cao đẳng khó hơn và cũng không có khác biệt hơn khi chọn học Hóa học ở ban cơ bản.

Việc triển khai dạy học tự chọn môn Hóa học nói riêng và các môn nói chung đƣợc một số địa phƣơng cho rằng còn gặp khó khăn về trƣờng lớp, về Giáo viên, về tài liệu, về đánh giá...nên cũng còn có những hạn chế nhất định. Việc triển khai dạy học theo chƣơng trình chuyên sâu môn Hóa học mới xây dựng cũng mới bắt đầu trong khi chƣa có sách mới dùng cho khối chuyên Hóa học THPT đƣợc biên soạn theo chƣơng trình mới.

Định hƣớng phân hóa đã thể hiện rõ trong chƣơng trình Hóa học Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện định hƣớng phân hóa cũng chỉ mới là bƣớc đầu nên còn có một số hạn chế nhất định. Những nghiên cứu so sánh đầy đủ và toàn diện hơn là rất cần thiết để chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế cần khắc phục, góp phần xây dựng định hƣớng phát triển chƣơng trình giáo dục phổ thông nói chung và chƣơng trình môn Hóa học nói riêng trong tƣơng lai.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dạy học hoá học 12 trường trung học phổ thông nội dung kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm theo định hướng tích cực, phân hoá và bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng (Trang 26)