Giúp học sinh nhận biết từ nhiều nghĩa bằng các phương tiện trực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 42)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.3.Giúp học sinh nhận biết từ nhiều nghĩa bằng các phương tiện trực

quan

Khái niệm từ nhiều nghĩa đối với học sinh Tiểu học là một khái niệm rất khó. Vì vậy giáo viên cần giúp học sinh nhận biết về từ nhiều nghĩa bằng cách liên hệ thực tế, bằng trực quan sinh động, bước đầu hình thành cho học sinh cảm quan về từ nhiều nghĩa.

- Giáo viên đưa ra những bức tranh để giúp học sinh nhận thức cảm tính về từ nhiều nghĩa.

- Giáo viên giúp học sinh liên hệ trong thực tiễn để phân biệt những từ nhiều nghĩa.

Ví dụ: Đối với từ “mắt” đây là từ chỉ bộ phận người và động vật nên có rất nhiều nghĩa. Giáo viên có thể đưa ra bức tranh hình đôi mắt người hay động vật và một bức tranh quả na để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ và biết đâu là nghĩa gốc và đâu là nghĩa chuyển:

Mắt1: Đôi mắt của bé mở to Mắt2: Quả na mở mắt.

Bài 1/67_Luyện từ và câu_Tiếng Việt 5

Giúp học sinh nhận thức từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ đã cho.

Bằng những cách sau:

- Hướng dẫn các em liên hệ thực tế khách quan.

- Đưa ra các tranh ảnh giúp học sinh liên hệ đến từ cần tìm.

- Giải nghĩa cho học sinh bằng những từ ngữ phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của trẻ.

- Đưa ra những ngữ cảnh có sử dụng từ cho sẵn. - Hướng dẫn học sinh nắm được nghĩa của từ.

Ví dụ: Khi giáo viên đưa ra từ nhiều nghĩa như từ răng, giáo viên đưa ra bức tranh cái răng, và yêu cầu học sinh tìm các nghĩa chuyển được của từ đó. Như (răng cưa), (răng của chiếc cào). Sau đó giải thích nghĩa của từ cần

KẾT LUẬN

1. Từ nhiều nghĩa là một trong những phần kiến thức quan trọng trong

phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nói riêng và trong chương trình Tiếng Việt ở

bậc Tiểu học nói chung. Do đó, việc tìm hiểu về khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học là thực sự cần thiết và là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.

2. Trên cơ sở tiến hành điều tra, khảo sát vấn đề nhận thức từ nhiều nghĩa ở 3 trường là Tiểu học Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc và trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội và trường Tiểu học Yên Cường B – Ý Yên – Nam Định. Thông qua các dạng bài tập cụ thể chúng tôi nhận thấy khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh là khá tốt. Tỉ lệ học sinh nhận thức được từ nhiều nghĩa qua từng dạng bài tập chiếm khoảng 71,4%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những học sinh chưa xác định đúng từ nhiều nghĩa. Số lượng này không nhiều, trung bình chiếm khoảng 28,6%.

3. Nhằm nâng cao khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất cụ thể như cung cấp kiến thức lí thuyết về từ nhiều nghĩa cho học sinh Tiểu học, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh Tiểu học, giúp học sinh nhận biết từ nhiều nghĩa bằng các phương tiện trực quan.

Chúng tôi mong rằng khóa luận sẽ góp phần thiết thực vừa giúp học sinh nắm vững lí thuyết, vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài nhận thức từ nhiều nghĩa nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung. Vì vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng của đề tài này có giá trị ứng dụng nhất định, chúng tôi

mong được sự góp ý bổ sung ý kiến của thầy cô, các bạn trong khoa giáo dục Tiểu học và trong nhà trường.

PHỤ LỤC

Phiếu điều tra và kết quả.

1. Dạng 1. Bài tập về nhận biết các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.

Dạng bài tập này được đưa ra dưới dạng phiếu điều tra và kết quả như sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1

Bài 1. Đánh dấu (X) vào đáp án em cho là đúng nhất

Từ nhiều nghĩa là:

a) Từ có nhiều nghĩa. 

b) Từ có âm giống nhau.  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Từ có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển. 

d) Từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. 

Đáp án: “d”

Bài 2. Trong các câu sau, từ nào mang nghĩa gốc từ nào mang nghĩa chuyển.

a) Tay

- Bình yên nhất là 2 bàn tay mẹ.

- Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng b) Lưng

- Em bé ngủ ngon trên lưng mẹ

- Lưng núi thì to c) Xuân

- Mùa xuân là tết trồng cây

- Làm cho đất nước, càng ngày càng xuân

Đáp án:

a)Nghĩa gốc: tay “tay mẹ” Nghĩa chuyển: tay “dang tay” b)Nghĩa gốc: lưng “lưng mẹ” Nghĩa chuyển: lưng “lưng núi” c)Nghĩa gốc: xuân “mùa xuân” Nghĩa chuyển: xuân “càng xuân”

Bài 3. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều

nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng

Đáp án:

- Lưỡi:

Cô bé thè lưỡi. Lưỡi dao này rất sắc.

- Miệng:

Miệng của bé chúm chím. Đong lấy miệng bát gạo.

Bài 4. Tìm hai từ nhiều nghĩa và đặt câu phân biệt chúng. Đáp án: Chín.

- Cơm chín rồi.

- Bị điểm kém, An ngượng chín cả người

Kết quả:

Trường Tổng số phiếu Số phiếu đạt

yêu cầu Tỉ lệ (%)

Tiểu học Cổ Loa 42 35 83,4%

Tiểu học Yên Cường B 49 32 65,3%

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2 Bài 1. Cho cột sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A B

(1) Bé chạy lon ton trên sân.

(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray.

(3) Đồng hồ chạy đứng giờ. (4) Dân làng khẩn trương chạy lũ.

a) Hoạt động của máy móc.

b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.

c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.

d) Sự di chuyển nhanh bằng chân.

a)Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột

A

b)Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong

tất cả các câu trên? - Sự di chuyển. - Sự vận động nhanh. - Di chuyển bằng chân. Đáp án: a): 1 – d, 2 - c, 3 – a, 4 - b b) : Sự di chuyển

Bài 2. Cho mỗi đoạn thơ, và đoạn văn sau: 1. Mùa xuân1 là tết trồng cây

2.Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “nhân sinh thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa

nay hiếm.”(…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân3, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

a) Từ xuân trong mỗi câu trên được dùng với nghĩa như thế nào?

b) Nêu nét nghĩa chung của từ xuân1 và từ xuân2? Đáp án:

a)

- Xuân1: Mùa trong năm, chỉ thời gian.

- Xuân2: Chỉ sự tươi đẹp.

- Xuân3: Chỉ tuổi tác, thời gian.

b)Nét nghĩa chung của từ xuân1 và từ xuân2: Chỉ thời gian. Kết quả:

Trường Tổng số phiếu Số phiếu đạt

yêu cầu Tỉ lệ (%)

Tiểu học Ngô Quyền 59 32 54,23%

Tiểu học Cổ Loa 42 27 64,28%

Tiểu học Yên Cường B 49 26 53,1%

PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 3

Bài 1. Điền Đ vào ô trống sau có từ đồng âm, điền N vào ô trống sau có từ nhiều nghĩa.

a) Nước Việt Nam vào mùa mưa, nước thường dâng cao.  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Bạn Trường Sơn đi nước cờ có tính chất quyết định đã mang vinh quang về cho nước nhà.

Đáp án: a)

b)

Đ N

Bài 2. Cho từ “đá”

a)Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của 2 từ đồng âm.

... ... b) Đặt một câu “đá” được dùng theo nghĩa gốc, một câu đá được dùng theo nghĩa chuyển.

... ...

Bài 3. Nối từ với nghĩa thích hợp:

Đáp án:

“Cô ta gắt như mắm” với “ nói khó nghe” “Mắm này gắt thế” với “ăn không ngon”

Bài 4. Trong các câu sau đây, từ nào là từ đồng âm, em gạch 1 gạch, từ

nào là từ nhiều nghĩa em gạch 2 gạch.

Chín:

- Ngoài đồng, lúa chín1 vàng. - Cơm đã chín2.

- Minh được chín3 điểm môn toán. - Suy nghĩ cho chín4 rồi hãy nói. Đáp án:

- Từ đồng âm: chín1 đồng âm với chín3

- Từ nhiều nghĩa: chín1 là nghĩa gốc, chín3 và chín4 là nghĩa chuyển.

Kết quả:

Trường Tổng số phiếu Số phiếu đạt Tỉ lệ (%) Gắt: Nói khó nghe

Cô ta gắt như mắm.

Gắt: Ăn không ngon Mắm này gắt thế.

yêu cầu

Tiểu học Ngô Quyền 59 41 69,5%

Tiểu học Cổ Loa 42 30 71,4%

Tiểu học Yên Cường B 49 31 63,2%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê A, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

2.Lê Biên (1999), Từ loại Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4.Lê Phương Nga, Nguyên Trí (1999), Phương pháp day học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

5.Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

6.Nguyễn Minh Thuyết (2004), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5, Nxb giáo

dục, Hà Nội.

7.Bộ giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, sách giáo viên lớp 5,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 42)