Rèn luyện kĩ năng thực hành từ nhiều nghĩa cho học sinh Tiểu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 38)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.2.Rèn luyện kĩ năng thực hành từ nhiều nghĩa cho học sinh Tiểu

a) Nhận diện từ nhiều nghĩa.

Để giúp học sinh có thể nhận diện được từ nhiều nghĩa có trong câu, trong bài, giáo viên cung cấp cho học sinh vừa đủ những kiến thức về từ nhiều nghĩa. Cụ thể là:

+ Từ nhiều nghĩa chỉ là một hình thức ngữ âm nhưng có nhiều nghĩa. + Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau. Trong các nghĩa đó sẽ có một nghĩa gốc (tức là nghĩa sẵn có ngay từ đầu), các nghĩa còn lại sẽ là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc (do hiểu rộng nghĩa gốc ra mà có, còn được gọi là nghĩa phái sinh).

Vậy để học sinh phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển, giáo viên cần cung cấp cho học sinh:

- Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải.

- Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ).

Ví dụ: Trong câu sau, từ lưng là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa. Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.

(Tiếng hát em Cu – Tai ngủ trên lưng mẹ)

Rõ ràng, câu thơ trên, từ lưng là từ nhiều nghĩa. Ở đây, lưng (mẹ) được

dùng theo nghĩa gốc, chỉ bộ phận phía sau của con người, phẳng. Dựa theo nghĩa gốc của từ lưng, chúng ta có nghĩa phái sinh chỉ bộ phận phía sau của núi (lưng núi).

b) Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Khi dạy học sinh về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, sai lầm mà học sinh mắc phải nhiều nhất đó chính là phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi khi phân biệt là do các từ này có sự giống nhau về âm thanh.

Để giúp học sinh có thể phân biệt tốt 2 kiểu từ này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ từ nhiều nghĩa và từ đồng âm có sự khác nhau. Ở từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung. Còn từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về măt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào tức là giữa các nghĩa không thể tìm ra cơ sở chung nào.

Sau khi đưa ra cơ sở lí thuyết để học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ cụ thể.

 Từ nhiều nghĩa: chân

+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng Ví dụ: chân gà, đau chân

+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật dùng để đỡ cho một số bộ phận khác.

Ví dụ: Chân đèn, chân giường

+ Bộ phận dưới cùng của một sự vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền: Ví dụ: Chân răng, chân núi

Như vậy, giữa các nghĩa của từ chân có nét nghĩa chung chỉ bộ phận

cuối cùng.

Sau khi phân tích các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa riêng lẻ, giáo viên có thể đưa ra ngữ liệu chứa cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh phân biêt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Ví dụ 1:

Cho các câu sau đây, câu nào chứa từ chín là từ đồng âm, câu nào chứa từ chín là từ nhiều nghĩa.

- Cơm đã chín (1)

- Hôm nay, con được chín điểm toán (2) - Bị điểm kém, tớ ngượng chín cả người (3)

Trong 3 câu cừa nêu, câu 2 có từ chín đồng âm với từ chín ở trong câu

(1), câu (3).

Câu (1) và câu (3), từ chín là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ 2: Điền N vào câu chứa từ nhiều nghĩa, Đ vào câu có từ đồng âm. - Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Để làm được bài tập này, học sinh phải xác định được nghĩa của các từ giống nhau về hình thức ngữ âm. Sau đó căn cứ vào nghĩa của nó để học sinh điền.

- Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.

- Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Tuy học sinh Tiểu học hay nhầm lẫn khi xác định từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhưng phần nào học sinh cũng nắm bắt được bản chất của từ

đồng âm khác bản chất của từ nhiều nghĩa. Người ta đưa ra một số tiêu chí sau để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào. Ở từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung.

- Nếu có một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa đã tách ra, đã đứt đoạn mối liên hệ với toàn bộ cơ cấu nghĩa chung của nó cũng hình thành nên từ đồng âmvới từ ban đầu.

Tiêu chí về sự đứt đoạn liên hệ nghĩa không phải luôn luôn rõ ràng và ít nhiều không tránh khỏi chủ quan.

Ví dụ: Đài là “chỗ đất đắp cao để làm lễ” (đài cầu phong, vũ đài) và

(đài phát thanh).

- Tiêu chí về hình thái và cú pháp lại xác định rằng nếu 2 từ có quan hệ hình thái biến đổi khác nhau hoặc khả năng kết hợp, chi phối từ khác một cách khác nhau, thì đó là 2 từ đồng âm.

Tiêu chí này đạt được nguyên tắc hình thức hóa, nhưng khó áp dụng được vào các ngôn ngữ không biến hình.

- Đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ không biến hình rất tiêu biểu chúng ta không thể áp dụng tiêu chí hình thái mà vận dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với những tiêu chí sau:

+ Nếu có sự tách nghĩa dẫn đến đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa thì nên coi đây đã hình thành những từ đồng âm.

Ví dụ: cây1 (cây tre); cây2 (cây át cơ) ;cây3 (cây vàng)

Giữa cây1 và cây3 đã hoàn toàn đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa. Chúng

được coi là 2 từ đồng âm.

+ Khi một từ dược dùng trong hai tư cách từ loại khác nhau với hai nghĩa riêng, trong đó nếu nghĩa mới phát sinh do chuyển từ loại đã có khả

năng độc lập làm cơ sở tạo nên nghĩa phát sinh khác, thì lúc này nên tách ra làm hai từ đồng âm. Nếu không thỏa mãn điều kiện đó thì cần xử lí nó với tư cách là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ: Chai

Chai1 : Danh từ: chỗ da dày và cứng lại vì bị cọ sát nhiều Chai2 : Tính từ:

1: (Nói về da) đã trở thành dày và cứng

2: (Nói về đất) đã trở thành cứng, không xốp, khó cày bừa (Ruộng đất đã bị chai cứng).

3: Đã trở thành trơ, lì vì đã quá quen (Nó bị mắng nhiều chai mặt, không còn biết xấu hổ là gì nữa).

Ở đây, vì nghĩa 1 của chai2 (phát sinh từ chai1 ) đã tiếp tục phát sinh ra nghĩa 2 và nghĩa 3.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 38)