Nhận xét kết quả số liệu thống kê

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 31)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Nhận xét kết quả số liệu thống kê

Trên cơ sở kết quả thống kê của từng dạng bài tập và tìm hiểu tình hình học tập của một số trường, một số lớp, chúng tôi có những nhận xét về kết quả thu được và đưa ra một số nguyên nhân sai của học sinh khi làm bài như sau:

Trong dạng bài tập này dựa trên kết quả thu được chúng tôi nhận thấy kết quả học sinh xác định đúng từ nhiều nghĩa khá cao ở cả 3 trường:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 43 trên 59 phiếu đạt yêu cầu chiếm 72,9% ; tức là có 43 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên trong đó có 5 bài đạt điểm tuyệt đối ở lớp 5A, 8 bài được 9 điểm, 15 bài đạt 8 điểm, 10 bài được 7 điểm và 5 bài được 6 điểm. Đây là một kết quả khá cao.

Trường Tiểu học Cổ Loa: Có 34 trên 42 phiếu đạt yêu cầu chiếm 81%; tức là có 34 phiếu đạt đươc 6 điểm trở lên. Trong đó có 3 bài được 10 điểm, 5 bài được 9 điểm, 12 bài đạt 8 điểm, 8 bài được 7 điểm, 6 bài được điểm 6. So với 2 trường còn lại thì Cổ Loa có kết quả cao nhất.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 34 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm69,4% ; tức là có 34 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 5 bài được 9 điểm, 10 bài được 8 điểm, 14 bài được 7 điểm, 5 bài được điểm 6. Vì đây là một trường ở nông thôn nên so với 2 trường ở thành phố thì kết quả thấp hơn.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh làm sai bài. Cụ thể như sau:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 16 trên 59 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 27,1%; đây là những phiếu đạt số điểm dưới 6. Trong đó có 8 bài được 5 điểm, 5 bài được 4 điểm, 3 bài được 3 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: Có 8 trên 42 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 19% . Trong đó có 3 phiếu được 5 điểm, 2 phiếu đạt 4 điểm, 2 phiếu được 3 điểm và 1 phiếu được 2 điểm.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 15 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là số phiếu dưới 6 điểm chiếm 30,6%. Trong đó có 9 bài được 5 điểm, 3 bài 4 điểm, 1 bài 3 điểm, 1 bài 2 điểm.

Nguyên nhân học sinh làm sai là:

- Học sinh chưa đọc kĩ đề bài, nên không chú ý vào dữ liệu của đề bài. Cụ thể là ở bài tập 1 trong phiếu điều tra số 1( Đánh dấu X vào đáp án em cho

là đúng nhất) học sinh thường đánh dấu vào cả 2 đáp án c (Từ có 1 nghĩa gốc và một nghĩa chuyển) và d (Từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa

chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.) - Học sinh không hiểu nghĩa của từ. Đây là một nguyên nhân lớn gây ra lỗi sai ở nhiều dạng bài tập. Vì vậy ở bài tập 2 trong phiếu điều tra số 1 học sinh thường xác định nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.Trong trường

hợp lưng (lưng núi) và lưng (lưng mẹ) học sinh thường xác định lưng (lưng núi) là nghĩa gốc còn lưng (lưng mẹ) là nghĩa chuyển.

- Vốn từ ngữ của các em không nhiều, vì vậy việc đặt câu với từ nhiều nghĩa còn nhiều khó khăn. Cụ thể ở bài tập 3 nhiều học sinh chưa đặt câu chính xác và chưa đặt được câu.

2.2.2.2. Dạng 2: Bài tập về khả năng nhận biết mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.

Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát của dạng bài tập 2 có thể thấy số phiếu đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ không cao.

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 32 trên 59 phiếu đạt yêu cầu chiếm 54,2% ; tức là có 32 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó không có bài đạt điểm tuyệt đối, 3 bài được 9 điểm, 10 bài đạt 8 điểm, 5 bài được 7 điểm và14 bài được 6 điểm. So với dạng bài trước thì dạng bài này đạt yêu cầu ít hơn rất nhiều.

Trường Tiểu học Cổ Loa: có 27 trên 42 phiếu đạt yêu cầu bài đạt yêu cầu chiếm 64,3%. Trong đó không có bài đạt 10 điểm, 3 bài được 9 điểm, 6 bài được 8 điểm, 6 bài đạt 7 điểm và 12 bài được điểm 6. Đây là một kết quả khá thấp.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 26 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm 53,1% ; tức là có 26 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 1 bài được 9 điểm, 6 bài được 8 điểm, 7 bài được 7 điểm, 12 bài được điểm 6. So với 2

trường trên thì trường Tiểu học Yên Cường B vẫn đạt kết quả thấp hơn. Và số bài đạt điểm 6 rất cao chiếm đến 46,2%.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều phiếu không đạt yêu cầu:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 27 trên 59 phiếu không đạt yêu cầu chiếm đến 45,8%; đây là những phiếu đạt số điểm dưới 6. Trong đó có 15 bài được 5 điểm, 5 bài được 4 điểm, 2 bài được 3 điểm, 3 bài chỉ đạt điểm 2 và 2 bài được 1 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: Có 15 trên 42 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 35,8% . Trong đó có 7 phiếu được 5 điểm, 2 phiếu đạt 4 điểm, 4 phiếu được 3 điểm và 2 phiếu được 2 điểm.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 23 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là số phiếu dưới 6 điểm chiếm đến 46,9%. Trong đó có 10 bài được 5 điểm,5 bài 4 điểm, 4 bài 3 điểm, 1 bài 2 điểm và 3 bài chỉ đạt điểm 1.

Nguyên nhân học sinh làm sai gồm nhiều nguyên nhân sau: - Học sinh chưa hiểu rõ các nét nghĩa .

Ví dụ: Nét nghĩa chung của từ chạy là “sự di chuyển bằng chân” nhưng

học sinh chọn là “sự di chuyển” chung. Như vậy các em vẫn chưa hiểu rõ nét nghĩa của từ.

- Đây là dạng bài rất khó với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Học sinh thường bị nhầm lẫn các nét nghĩa với nhau và chưa hiểu được các nét nghĩa. Vì vậy rất khó để xác định nét nghĩa chung.

Ví dụ: Trong bài tập 2 ở phiếu điều tra có rất nhiều học sinh chưa xác

định đúng nét nghĩa của từ xuân. Khi chưa xác định đúng thì không thể tìm ra

nét nghĩa chung.

2.2.2.3. Dạng 3: Bài tập về khả năng nhận biết từ nhiều nghĩa trong sự phân biệt với từ đồng âm.

So với dạng bài trên thì dạng bài này thu được kết quả khả quan hơn. Cụ thể như sau:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 41 trên 59 phiếu đạt yêu cầu chiếm 69,5% ; tức là có 41 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 3 bài đạt điểm tuyệt đối, 7 bài được 9 điểm, 17 bài đạt 8 điểm, 11 bài được 7 điểm và 3 bài được 6 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: có 30 trên 42 bài đạt yêu cầu chiếm 71,4%. Trong đó có 3 bài được 10 điểm, 7 bài được 9 điểm, 14 bài được 8 điểm, 4 bài đạt 7 điểm và 2 bài được điểm 6. Đây là một kết quả cao.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 31 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm 63,3% ; tức là có 31 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 4 bài được 9 điểm, 10 bài được 8 điểm, 13 bài được 7 điểm, 4 bài được điểm 6. So với 2 trường trên thì trường Tiểu học Yên Cường B vẫn đạt kết quả thấp hơn.

Ngoài những phiếu đạt yêu cầu còn rất nhiều phiếu không đạt yêu cầu. Cụ thể như sau:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 18 trên 59 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 30,5%. Trong đó có 8 bài được 5 điểm, 5 bài được 4 điểm, 2 bài được 3 điểm, 3 bài được 2 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: có 12 trên 42 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 28,6% . Trong đó có 6 phiếu được 5 điểm, 3 phiếu đạt 4 điểm, 1 phiếu được 3 điểm và 2 phiếu được 2 điểm.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 18 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là số phiếu dưới 6 điểm chiếm 36,8%. Trong đó có 12 bài được 5 điểm, 3 bài 4 điểm, 2 bài 3 điểm, 1 bài 2 điểm.

Nguyên nhân học sinh làm sai gồm nhiều nguyên nhân sau:

- Học sinh chưa nắm chắc cơ sở lý thuyết của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Ở từ nhiều nghĩa giữa các từ có một cơ sở nhất định, có thể tìm ra một

cơ sở ngữ nghĩa chung. Còn từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào. Vì vậy trong bài tập 1 của phiếu điều tra số 3, học sinh rất khó xác đinh được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, dẫn đến học sinh chỉ đánh dấu một cách không chủ đích.

- Vì chưa nắm rõ nghĩa của từ nên bài tập 2 của phiếu điều tra số 3 học sinh thương không đặt được câu có từ đồng âm mà thường đặt câu có từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

+ Cánh tay của anh ấy thật khỏe.

+ Giang là một tay cầu lông của lớp em.

- Với bài tập số 3 của dạng bài tập này thì học sinh làm đúng nhiều nhất. Vì đây là dạng bài tập nối từ đơn giản. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh

nhầm lẫn giữa từ gắt “nói khó nghe” và gắt “ăn không ngon” nên đã nối sai.

- Trong phiếu điều tra số 3 thì bài tập 4 là dạng bài tập học sinh làm sai nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh chưa đọc kĩ câu hỏi “Trong các câu sau đây, từ nào là từ đồng âm, em gạch 1 gạch, từ nào là từ nhiều nghĩa em gạch 2 gạch” hay chính xác hơn là chưa hiểu rõ nội dung câu hỏi. Vì vậy học sinh thường chỉ gạch 1 gạch vào câu. Ngoài ra cũng do chưa phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nên học sinh thường làm sai khá nhiều ở bài tập này.

2.3. Một số để xuất nhằm nâng cao năng lực hiểu biết từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học

2.3.1 Cung cấp kiến thức lí thuyết về từ nhiều nghĩa cho học sinh Tiểu học

Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phần từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng, học sinh cần nắm vững kiến thức về từ (đồng âm, nhiều nghĩa, trái nghĩa, đồng nghĩa, nghĩa của từ…). Muốn vậy, người giáo

viên cần có những định hướng, giải pháp cụ thể giúp học sinh lĩnh hội tri thức và biết vận dụng tốt kiến thức từ ngữ trong đó có luyện tập thực hành.

Đáp ứng yêu cầu trên, trước hết giáo viên cần trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định, cơ bản về từ nhiều nghĩa. Học sinh phải hiểu được từ nhiều nghĩa theo đúng hướng dẫn sách giáo khoa (Bài Từ nhiều nghĩa,

Tiếng Việt 5, tập 1, tr67): “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau”. Nghĩa gốc chính là nghĩa chính hay gọi là nghĩa đen, nghĩa có sẵn ban đầu.

Ví dụ: Mũi (người hoặc động vật): Bộ phận nhô lên giữa mặt người

hoặc động vật, dùng để ngửi.

Mũi (thuyền): Bộ phận nhô (lên) ra ở phía trước thuyền, dùng để rẽ

nước tiến lên.

Từ đó, các em nắm vững hình thức và nội dung của từ nhiều nghĩa – đó là điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc làm phong phú vốn từ tiếng Việt.

Ngoài ra, giáo viên có thể khái quát giúp học sinh hiểu thêm: “Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa mà nghĩa của chúng có sự liên hệ với nhau”.

Tiếp đó, thông qua các giờ Luyện tập về từ nhiều nghĩa, giáo viên củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng

âm. Cụ thể:

Trong tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa – tuần 7, giáo viên củng cố cho

học sinh các kiến thức về từ, sự chuyển nghĩa cơ bản của từ thông qua các ví dụ cụ thể.

Trong tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa – tuần 8, giáo viên giúp học sinh

phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm thông qua bài tập 1:

“Trong những từ in đậm dưới đây, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng âm”, Tiếng Việt 5, tập 1, tr82.

Tiếp theo, giáo viên giải thích về cơ chế chuyển nghĩa của từ.

“Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa được hình thành do cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ”

Ví dụ: Mũi trong “mũi dọc dừa” mang nghĩa gốc

Mũi trong “mũi thuyền” mang nghĩa phái sinh (hiểu rộng ra mà có)

Hiện tượng từ nhiều nghĩa mang tính chất phái sinh (có nghĩa gốc). Khi học sinh thắc mắc là tại sao từ nhiều nghĩa là một từ mà “âm lại hoàn toàn giống nhau”.

Chẳng hạn: Từ mũi trong “mũi người” và mũi trong “mũi thuyền”.

Mũi trong “mũi người” mang nghĩa gốc, là nghĩa có trước, chỉ “bộ

phân nhô ra phía trước mặt người hoặc động vật, dùng để ngửi”, mũi trong “mũi thuyền” hoặc mũi trong “mũi dao”, mũi trong “mũi súng”… mang

nghĩa chuyển, xuất hiện sau nghĩa gốc.

2.3.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành từ nhiều nghĩa cho học sinh Tiểu học a) Nhận diện từ nhiều nghĩa. a) Nhận diện từ nhiều nghĩa.

Để giúp học sinh có thể nhận diện được từ nhiều nghĩa có trong câu, trong bài, giáo viên cung cấp cho học sinh vừa đủ những kiến thức về từ nhiều nghĩa. Cụ thể là:

+ Từ nhiều nghĩa chỉ là một hình thức ngữ âm nhưng có nhiều nghĩa. + Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau. Trong các nghĩa đó sẽ có một nghĩa gốc (tức là nghĩa sẵn có ngay từ đầu), các nghĩa còn lại sẽ là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc (do hiểu rộng nghĩa gốc ra mà có, còn được gọi là nghĩa phái sinh).

Vậy để học sinh phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển, giáo viên cần cung cấp cho học sinh:

- Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải.

- Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ).

Ví dụ: Trong câu sau, từ lưng là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa. Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.

(Tiếng hát em Cu – Tai ngủ trên lưng mẹ)

Rõ ràng, câu thơ trên, từ lưng là từ nhiều nghĩa. Ở đây, lưng (mẹ) được

dùng theo nghĩa gốc, chỉ bộ phận phía sau của con người, phẳng. Dựa theo nghĩa gốc của từ lưng, chúng ta có nghĩa phái sinh chỉ bộ phận phía sau của núi (lưng núi).

b) Giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Khi dạy học sinh về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, sai lầm mà học sinh mắc phải nhiều nhất đó chính là phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi khi phân biệt là do các từ này có sự giống nhau về âm thanh.

Để giúp học sinh có thể phân biệt tốt 2 kiểu từ này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ từ nhiều nghĩa và từ đồng âm có sự khác nhau. Ở từ nhiều nghĩa, giữa các nghĩa có mối quan hệ nhất định, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung. Còn từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về măt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào tức là giữa các nghĩa không thể tìm ra cơ sở chung nào.

Sau khi đưa ra cơ sở lí thuyết để học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ cụ thể.

 Từ nhiều nghĩa: chân

+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng Ví dụ: chân gà, đau chân

+ Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật dùng để đỡ cho một số bộ phận khác.

Ví dụ: Chân đèn, chân giường

+ Bộ phận dưới cùng của một sự vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền: Ví dụ: Chân răng, chân núi

Như vậy, giữa các nghĩa của từ chân có nét nghĩa chung chỉ bộ phận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)