Bài tập về khả năng nhận biết mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 26)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2 Bài tập về khả năng nhận biết mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ

nhiều nghĩa.

Bài 1.

Ví dụ. Cho cột sau:

A B

(1) Bé chạy lon ton trên sân.

(2)Tàu chạy băng băng trên đường ray.

(3) Đồng hồ chạy đứng giờ.

(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ.

a) Hoạt động của máy móc.

b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.

c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.

d) Sự di chuyển nhanh bằng chân.

b)Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên? - Sự di chuyển. - Sự vận động nhanh. - Di chuyển bằng chân. Bài 2.

Ví dụ: Cho mỗi đoạn thơ, và đoạn văn sau:

1. Mùa xuân1 là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2

2.Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “nhân sinh thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa

nay hiếm.”(…) Khi người ta đã ngoài 70 xuân3, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

a)Từ xuân trong mỗi câu trên được dùng với nghĩa như thế nào?

b)Nêu nét nghĩa chung của từ xuân1 và từ xuân2 trong những câu trên? 2.1.3 Bài tập về khả năng nhận biết từ nhiều nghĩa trong sự phân biệt với từ đồng âm.

2.1.3.1Nhận biết từ nhiều nghĩa qua các trường hợp cho trước.

Ví dụ 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.

a) Chín

- Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. b) Đường

- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.

c) Vạt

- Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung.

- Chú Tư lấy dao vạt nhọn chiếc đầu gậy tre. - Những người Giáy, người Dao

Đi tìm măng hái nấm Vạt áo choàng thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều.

Nguyễn Đình Ảnh

[Bài 1/82_Luyện Từ và câu_Tiếng Việt 5]

Ví dụ 2: Điền Đ vào ô trống sau có từ đồng âm, điền N vào ô trống sau có từ nhiều nghĩa.

a)Nước Việt Nam vào mùa mưa, nước thường dâng cao. 

b)Bạn trường sơn đi nước cờ có tính chất quyết định đã mang vinh quang về cho nước nhà.

Ví dụ 3: Trong các câu sau đây, từ nào là từ đồng âm, em gạch 1 gạch, từ nào là từ nhiều nghĩa em gạch 2 gạch.

Chín

- Ngoài đồng, lúa chín vàng.

- Cơm đã chín.

- Minh được chín điểm môn toán. - Suy nghĩ cho chín rồi hãy nói

2.1.3.2 Nhận biết từ nhiều nghĩa qua việc đặt câu. Ví dụ: Cho từ “đá”

a)Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa cùa 2 từ đồng âm

... b) Đặt một câu “đá” được dung theo nghĩa gốc, một câu “đá” được dùng theo nghĩa chuyển.

... ... 2.2. Thực trạng về việc tiếp thu và nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học

Để làm rõ thực trạng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên đối tượng học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (lớp 5A và 5B); trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội (lớp 5A) và trường Tiểu học Yên Cường B – Ý Yên – Nam Định (lớp 5B). Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra (theo mẫu ở phụ lục) trên cơ sở các dạng bài tập đã nêu trên.

2.2.1 Kết quả số liệu thống kê

2.2.1.1. Dạng 1: Bài tập về nhận biết các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.

Với dạng 1 chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra số 1. Trong tổng số 150 phiếu phát ra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trường Tổng số phiếu Số phiếu đạt

yêu cầu Tỉ lệ (%)

Tiểu học Ngô Quyền 59 43 72,9%

Tiểu học Cổ Loa 42 34 81%

Tiểu học Yên Cường B 49 34 69,3%

2.2.1.2 Dạng 2: Bài tập về khả năng nhận biết mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.

Để khảo sát về mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa chúng tôi phát phiếu điều tra số 2 tương ứng với dạng bài tập số 2. Với 150 phiếu phát ra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trường Tổng số phiếu Số phiếu đạt

yêu cầu Tỉ lệ (%)

Tiểu học Ngô Quyền 59 32 54,23%

Tiểu học Cổ Loa 42 27 64,28%

Tiểu học Yên Cường B 49 26 53,1%

2.2.1.3. Dạng 3: Bài tập về khả năng nhận biết từ nhiều nghĩa trong sự phân biệt với từ đồng âm

Nhằm tìm hiểu khả năng nhận biết từ nhiều nghĩa trong sự phân biệt với từ đồng âm, chúng tôi phát ra 150 phiếu điều tra áp dụng ở cả 3 trường và thu được kết quả sau:

Trường Tổng số phiếu Số phiếu đạt

yêu cầu Tỉ lệ (%)

Tiểu học Ngô Quyền 59 41 69,5%

Tiểu học Cổ Loa 42 30 71,4%

Tiểu học Yên Cường B 49 31 63,2%

2.2.2. Nhận xét kết quả số liệu thống kê

Trên cơ sở kết quả thống kê của từng dạng bài tập và tìm hiểu tình hình học tập của một số trường, một số lớp, chúng tôi có những nhận xét về kết quả thu được và đưa ra một số nguyên nhân sai của học sinh khi làm bài như sau:

Trong dạng bài tập này dựa trên kết quả thu được chúng tôi nhận thấy kết quả học sinh xác định đúng từ nhiều nghĩa khá cao ở cả 3 trường:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 43 trên 59 phiếu đạt yêu cầu chiếm 72,9% ; tức là có 43 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên trong đó có 5 bài đạt điểm tuyệt đối ở lớp 5A, 8 bài được 9 điểm, 15 bài đạt 8 điểm, 10 bài được 7 điểm và 5 bài được 6 điểm. Đây là một kết quả khá cao.

Trường Tiểu học Cổ Loa: Có 34 trên 42 phiếu đạt yêu cầu chiếm 81%; tức là có 34 phiếu đạt đươc 6 điểm trở lên. Trong đó có 3 bài được 10 điểm, 5 bài được 9 điểm, 12 bài đạt 8 điểm, 8 bài được 7 điểm, 6 bài được điểm 6. So với 2 trường còn lại thì Cổ Loa có kết quả cao nhất.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 34 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm69,4% ; tức là có 34 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 5 bài được 9 điểm, 10 bài được 8 điểm, 14 bài được 7 điểm, 5 bài được điểm 6. Vì đây là một trường ở nông thôn nên so với 2 trường ở thành phố thì kết quả thấp hơn.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh làm sai bài. Cụ thể như sau:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 16 trên 59 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 27,1%; đây là những phiếu đạt số điểm dưới 6. Trong đó có 8 bài được 5 điểm, 5 bài được 4 điểm, 3 bài được 3 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: Có 8 trên 42 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 19% . Trong đó có 3 phiếu được 5 điểm, 2 phiếu đạt 4 điểm, 2 phiếu được 3 điểm và 1 phiếu được 2 điểm.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 15 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là số phiếu dưới 6 điểm chiếm 30,6%. Trong đó có 9 bài được 5 điểm, 3 bài 4 điểm, 1 bài 3 điểm, 1 bài 2 điểm.

Nguyên nhân học sinh làm sai là:

- Học sinh chưa đọc kĩ đề bài, nên không chú ý vào dữ liệu của đề bài. Cụ thể là ở bài tập 1 trong phiếu điều tra số 1( Đánh dấu X vào đáp án em cho

là đúng nhất) học sinh thường đánh dấu vào cả 2 đáp án c (Từ có 1 nghĩa gốc và một nghĩa chuyển) và d (Từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa

chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.) - Học sinh không hiểu nghĩa của từ. Đây là một nguyên nhân lớn gây ra lỗi sai ở nhiều dạng bài tập. Vì vậy ở bài tập 2 trong phiếu điều tra số 1 học sinh thường xác định nhầm lẫn giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.Trong trường

hợp lưng (lưng núi) và lưng (lưng mẹ) học sinh thường xác định lưng (lưng núi) là nghĩa gốc còn lưng (lưng mẹ) là nghĩa chuyển.

- Vốn từ ngữ của các em không nhiều, vì vậy việc đặt câu với từ nhiều nghĩa còn nhiều khó khăn. Cụ thể ở bài tập 3 nhiều học sinh chưa đặt câu chính xác và chưa đặt được câu.

2.2.2.2. Dạng 2: Bài tập về khả năng nhận biết mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ nhiều nghĩa.

Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát của dạng bài tập 2 có thể thấy số phiếu đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ không cao.

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 32 trên 59 phiếu đạt yêu cầu chiếm 54,2% ; tức là có 32 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó không có bài đạt điểm tuyệt đối, 3 bài được 9 điểm, 10 bài đạt 8 điểm, 5 bài được 7 điểm và14 bài được 6 điểm. So với dạng bài trước thì dạng bài này đạt yêu cầu ít hơn rất nhiều.

Trường Tiểu học Cổ Loa: có 27 trên 42 phiếu đạt yêu cầu bài đạt yêu cầu chiếm 64,3%. Trong đó không có bài đạt 10 điểm, 3 bài được 9 điểm, 6 bài được 8 điểm, 6 bài đạt 7 điểm và 12 bài được điểm 6. Đây là một kết quả khá thấp.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 26 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm 53,1% ; tức là có 26 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 1 bài được 9 điểm, 6 bài được 8 điểm, 7 bài được 7 điểm, 12 bài được điểm 6. So với 2

trường trên thì trường Tiểu học Yên Cường B vẫn đạt kết quả thấp hơn. Và số bài đạt điểm 6 rất cao chiếm đến 46,2%.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều phiếu không đạt yêu cầu:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 27 trên 59 phiếu không đạt yêu cầu chiếm đến 45,8%; đây là những phiếu đạt số điểm dưới 6. Trong đó có 15 bài được 5 điểm, 5 bài được 4 điểm, 2 bài được 3 điểm, 3 bài chỉ đạt điểm 2 và 2 bài được 1 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: Có 15 trên 42 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 35,8% . Trong đó có 7 phiếu được 5 điểm, 2 phiếu đạt 4 điểm, 4 phiếu được 3 điểm và 2 phiếu được 2 điểm.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 23 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là số phiếu dưới 6 điểm chiếm đến 46,9%. Trong đó có 10 bài được 5 điểm,5 bài 4 điểm, 4 bài 3 điểm, 1 bài 2 điểm và 3 bài chỉ đạt điểm 1.

Nguyên nhân học sinh làm sai gồm nhiều nguyên nhân sau: - Học sinh chưa hiểu rõ các nét nghĩa .

Ví dụ: Nét nghĩa chung của từ chạy là “sự di chuyển bằng chân” nhưng

học sinh chọn là “sự di chuyển” chung. Như vậy các em vẫn chưa hiểu rõ nét nghĩa của từ.

- Đây là dạng bài rất khó với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Học sinh thường bị nhầm lẫn các nét nghĩa với nhau và chưa hiểu được các nét nghĩa. Vì vậy rất khó để xác định nét nghĩa chung.

Ví dụ: Trong bài tập 2 ở phiếu điều tra có rất nhiều học sinh chưa xác

định đúng nét nghĩa của từ xuân. Khi chưa xác định đúng thì không thể tìm ra

nét nghĩa chung.

2.2.2.3. Dạng 3: Bài tập về khả năng nhận biết từ nhiều nghĩa trong sự phân biệt với từ đồng âm.

So với dạng bài trên thì dạng bài này thu được kết quả khả quan hơn. Cụ thể như sau:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 41 trên 59 phiếu đạt yêu cầu chiếm 69,5% ; tức là có 41 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 3 bài đạt điểm tuyệt đối, 7 bài được 9 điểm, 17 bài đạt 8 điểm, 11 bài được 7 điểm và 3 bài được 6 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: có 30 trên 42 bài đạt yêu cầu chiếm 71,4%. Trong đó có 3 bài được 10 điểm, 7 bài được 9 điểm, 14 bài được 8 điểm, 4 bài đạt 7 điểm và 2 bài được điểm 6. Đây là một kết quả cao.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 31 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm 63,3% ; tức là có 31 phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 4 bài được 9 điểm, 10 bài được 8 điểm, 13 bài được 7 điểm, 4 bài được điểm 6. So với 2 trường trên thì trường Tiểu học Yên Cường B vẫn đạt kết quả thấp hơn.

Ngoài những phiếu đạt yêu cầu còn rất nhiều phiếu không đạt yêu cầu. Cụ thể như sau:

Trường Tiểu học Ngô Quyền: Có 18 trên 59 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 30,5%. Trong đó có 8 bài được 5 điểm, 5 bài được 4 điểm, 2 bài được 3 điểm, 3 bài được 2 điểm.

Trường Tiểu học Cổ Loa: có 12 trên 42 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 28,6% . Trong đó có 6 phiếu được 5 điểm, 3 phiếu đạt 4 điểm, 1 phiếu được 3 điểm và 2 phiếu được 2 điểm.

Trường Tiểu học Yên Cường B: Có 18 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là số phiếu dưới 6 điểm chiếm 36,8%. Trong đó có 12 bài được 5 điểm, 3 bài 4 điểm, 2 bài 3 điểm, 1 bài 2 điểm.

Nguyên nhân học sinh làm sai gồm nhiều nguyên nhân sau:

- Học sinh chưa nắm chắc cơ sở lý thuyết của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Ở từ nhiều nghĩa giữa các từ có một cơ sở nhất định, có thể tìm ra một

cơ sở ngữ nghĩa chung. Còn từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa của chúng không có mối quan hệ nào. Vì vậy trong bài tập 1 của phiếu điều tra số 3, học sinh rất khó xác đinh được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, dẫn đến học sinh chỉ đánh dấu một cách không chủ đích.

- Vì chưa nắm rõ nghĩa của từ nên bài tập 2 của phiếu điều tra số 3 học sinh thương không đặt được câu có từ đồng âm mà thường đặt câu có từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

+ Cánh tay của anh ấy thật khỏe.

+ Giang là một tay cầu lông của lớp em.

- Với bài tập số 3 của dạng bài tập này thì học sinh làm đúng nhiều nhất. Vì đây là dạng bài tập nối từ đơn giản. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh

nhầm lẫn giữa từ gắt “nói khó nghe” và gắt “ăn không ngon” nên đã nối sai.

- Trong phiếu điều tra số 3 thì bài tập 4 là dạng bài tập học sinh làm sai nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh chưa đọc kĩ câu hỏi “Trong các câu sau đây, từ nào là từ đồng âm, em gạch 1 gạch, từ nào là từ nhiều nghĩa em gạch 2 gạch” hay chính xác hơn là chưa hiểu rõ nội dung câu hỏi. Vì vậy học sinh thường chỉ gạch 1 gạch vào câu. Ngoài ra cũng do chưa phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nên học sinh thường làm sai khá nhiều ở bài tập này.

2.3. Một số để xuất nhằm nâng cao năng lực hiểu biết từ nhiều nghĩa của học sinh Tiểu học

2.3.1 Cung cấp kiến thức lí thuyết về từ nhiều nghĩa cho học sinh Tiểu học

Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phần từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng, học sinh cần nắm vững kiến thức về từ (đồng âm, nhiều nghĩa, trái nghĩa, đồng nghĩa, nghĩa của từ…). Muốn vậy, người giáo

viên cần có những định hướng, giải pháp cụ thể giúp học sinh lĩnh hội tri thức và biết vận dụng tốt kiến thức từ ngữ trong đó có luyện tập thực hành.

Đáp ứng yêu cầu trên, trước hết giáo viên cần trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định, cơ bản về từ nhiều nghĩa. Học sinh phải hiểu được từ nhiều nghĩa theo đúng hướng dẫn sách giáo khoa (Bài Từ nhiều nghĩa,

Tiếng Việt 5, tập 1, tr67): “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)