Cung cấp kiến thức lí thuyết về từ nhiều nghĩa cho học sinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 36)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.1. Cung cấp kiến thức lí thuyết về từ nhiều nghĩa cho học sinh

Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phần từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng, học sinh cần nắm vững kiến thức về từ (đồng âm, nhiều nghĩa, trái nghĩa, đồng nghĩa, nghĩa của từ…). Muốn vậy, người giáo

viên cần có những định hướng, giải pháp cụ thể giúp học sinh lĩnh hội tri thức và biết vận dụng tốt kiến thức từ ngữ trong đó có luyện tập thực hành.

Đáp ứng yêu cầu trên, trước hết giáo viên cần trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định, cơ bản về từ nhiều nghĩa. Học sinh phải hiểu được từ nhiều nghĩa theo đúng hướng dẫn sách giáo khoa (Bài Từ nhiều nghĩa,

Tiếng Việt 5, tập 1, tr67): “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau”. Nghĩa gốc chính là nghĩa chính hay gọi là nghĩa đen, nghĩa có sẵn ban đầu.

Ví dụ: Mũi (người hoặc động vật): Bộ phận nhô lên giữa mặt người

hoặc động vật, dùng để ngửi.

Mũi (thuyền): Bộ phận nhô (lên) ra ở phía trước thuyền, dùng để rẽ

nước tiến lên.

Từ đó, các em nắm vững hình thức và nội dung của từ nhiều nghĩa – đó là điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc làm phong phú vốn từ tiếng Việt.

Ngoài ra, giáo viên có thể khái quát giúp học sinh hiểu thêm: “Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa mà nghĩa của chúng có sự liên hệ với nhau”.

Tiếp đó, thông qua các giờ Luyện tập về từ nhiều nghĩa, giáo viên củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng

âm. Cụ thể:

Trong tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa – tuần 7, giáo viên củng cố cho

học sinh các kiến thức về từ, sự chuyển nghĩa cơ bản của từ thông qua các ví dụ cụ thể.

Trong tiết Luyện tập về từ nhiều nghĩa – tuần 8, giáo viên giúp học sinh

phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm thông qua bài tập 1:

“Trong những từ in đậm dưới đây, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng âm”, Tiếng Việt 5, tập 1, tr82.

Tiếp theo, giáo viên giải thích về cơ chế chuyển nghĩa của từ.

“Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa được hình thành do cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ”

Ví dụ: Mũi trong “mũi dọc dừa” mang nghĩa gốc

Mũi trong “mũi thuyền” mang nghĩa phái sinh (hiểu rộng ra mà có)

Hiện tượng từ nhiều nghĩa mang tính chất phái sinh (có nghĩa gốc). Khi học sinh thắc mắc là tại sao từ nhiều nghĩa là một từ mà “âm lại hoàn toàn giống nhau”.

Chẳng hạn: Từ mũi trong “mũi người” và mũi trong “mũi thuyền”.

Mũi trong “mũi người” mang nghĩa gốc, là nghĩa có trước, chỉ “bộ

phân nhô ra phía trước mặt người hoặc động vật, dùng để ngửi”, mũi trong “mũi thuyền” hoặc mũi trong “mũi dao”, mũi trong “mũi súng”… mang

nghĩa chuyển, xuất hiện sau nghĩa gốc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng nhận thức từ nhiều nghĩa của học sinh tiểu học (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)