đường bộ và đường hàng không.
• Đầu mối phía Nam: khu vực Ngọc Hồi, khu vực cảng sông Khuyến Lương, bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị với các tuyến đường bộ và đường thuỷ.
• Đầu mối tiếp vận phía Đông: ga Cổ Bi, Hải Dương, cảng cạn, sắt bộ kết hợp.
• Bắc Ninh: là đầu mối bao gồm các loại phương thức vận tải như đường sắt quốc gia, quốc tế, đường bộ.
3.1.2. Giải pháp về tăng cường năng lực vận tài hành khách công cộng tại Hà Nội Nội
Mục tiêu: Tạo ra một mạng lưới vận tải hành khách công cộng đồng bộ và tương thích giữa các loại hình vận tải trong đô thị và từ trung tâm đô thị đến các huyện thị thuộc tỉnh, thành phố, từ đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp… có cự ly thích hợp, từng bước đa dạng hóa các loại hình vận tải, đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong thành phố ngày một tăng nhanh với cơ cấu phương tiện đi lại phù hợp, chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Theo dự báo nhu cầu đi lại của Hà Nội đến 2020 có khoảng 28 triệu lượt người/ngày.
Như vậy, để đạt được mục tiêu tối thiểu là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố vào năm 2020 là 20 – 25%, tức là khả năng chuyên chở của mạng lưới tuyến phải đạt khoảng 5.6 triệu lượt hành khách/ngày. Do đó, thành phố cần phải thực hiện quy hoạch lại mạng lưới tuyến, đổi mới phương tiện, đổi mới phương thức tổ chức quản lý điều hành, đầu tư hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.
3.2.1.1. Phát triển mạng lưới tuyến
Xây dựng và thiết lập mạng lưới tuyến xe buýt phù hợp với địa giới hành chính Hà Nội mới, trên cơ sở quy hoạch vùng thủ đô, trước mắt cần mở rộng mạng lưới xe buýt tại địa phận thành phố Hà Đông, từ khu vực nội thành Hà Nội đến Hà Đông, Sơn Tây và đến trung tâm các huyện, thị của khu vực Hà Tây cũ. Phát triển mở rộng vùng phục vụ đến các khu công nghiệp trên các trục đường cao tốc, và đến trung tâm các thành phố lân cận.
Hiện tại, mạng xe buýt tới Hà Đông mới chỉ có 2 tuyến là Trần Phú – Quang Trung đến Bala và Phùng Hưng ra Văn Điển. Trong giai đoạn sau này, cần phải điều chỉnh lộ trình, mở mới các tuyến trên quốc lộ 1A, quốc lộ 6…
Tiếp tục mở rộng mạng lưới tuyến trên những tuyến trục chính của phần đô thị đang được mở rộng, phát triển mạng lưới tuyến dọc theo trục đường quốc lộ đi qua các khu du lịch, khu đô thị vệ tinh… Tổ chức một số tuyến xe buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn gắn kết với mạng lưới xe buýt hiện có tại khu vực trung tâm thủ đô.
3.2.1.2. Kết cấu hạ tầng xe buýt
Đặc điểm quan trọng của hệ thống vận tải bằng xe buýt là đảm bảo sự linh hoạt cho các loại xe buýt. Vận tốc hợp lý sẽ cải thiện hoạt động của hệ thống và thu hút thêm hành khách. Trước hết, ta cần phải rà soát lại kết cấu hạ tầng xe buýt trên tất cả các tuyến đang sử dụng, hoàn thiện nốt những công trình phụ trợ như nhà chờ, điểm dừng…
Cải thiện vận tốc của xe buýt so với dòng giao thông bằng cách ưu tiên xe buýt trên một số tuyến phố nhất định, trong đó tối ưu là xây dựng đường xe buýt 2 chiều ở khu vực giữa đường tách riêng khỏi các luồng giao thông khác.
Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng đèn tín hiệu ưu tiên xe buýt khi qua các nút giao thông hoặc quy hoạch tuyến phố cấm phương tiện giao thông cá nhân. Người
dân muốn qua các khu vực này phải đi đường vòng, phương án này nên được áp dụng tại khu phố cổ nội thành Hà Nội.
3.2.1.3. Phương tiện
Mặc dù xe buýt là phương tiện đi lại có sản lượng cao, tần suất chạy xe trên các tuyến cũng khá lớn, nhưng vào giờ cao điểm xe buýt thường xuyên bị kẹt hoặc lượng hành khách lên xe quá đông (trên một số tuyến). Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng của xe buýt.
Như vậy, ta cần thiết phải đưa vào sử dụng những xe buýt có khớp nối trên một số tuyến đường như vậy trong thời gian chờ đợi các tuyến vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn đi vào hoạt động.
Khi đầu tư mới cần chú trọng các loại xe buýt có sàn thấp, hoặc có thiết bị nâng giúp người tàn tật có thể tiếp cận với xe buýt đồng thời giảm thời gian dừng đỗ giúp tăng hiệu quả luân chuyển hành khách.
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Đây là biện pháp hữu hiệu thu hút hành khách chuyển từ phương tiện vận tải cá nhân sang sử dụng phương tiện vận tải công cộng.
Chất lượng phục vụ của xe buýt được đánh giá trên các mặt:
• Thời gian phục vụ
• Tần suất chạy xe
• Xe chạy đúng giờ, dừng đỗ đúng điểm
• Thái độ phục vụ của lái xe, nhân viên soát vé
Hiện tại, có thể nói ở 3 mặt trên xe buýt đã đáp ứng khá tốt so với yêu cầu của người dân, tuy nhiên về mặt cuối cùng là thái độ phục vụ yếu kém đã và đang là đề tài nóng được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Hiện tượng tài xế xe buýt chạy ẩu diễn ra trên nhiều tuyến, xe buýt gặp đường tắc bỏ bến quay ngược lại khiến nhiều người dân bức xúc vẫn còn phổ biến ở một số
tuyến vào giờ cao điểm… Do đó, việc cải thiện chất lượng dịch vụ của hệ thống xe buýt hiện nay cần phải làm gấp, trong đó cần quan tâm tới vấn đề thu nhập của nhân viên phục vụ, tài xế lái xe để họ có thể yên tâm phục vụ tốt khách hàng.
3.2.1.5. Phương thức trợ giá
Hà Nội quản lý tập trung về mạng lưới tuyến, giá vé, chất lượng dịch vụ do đó đã tạo được thương hiệu cho xe buýt thủ đô. Trước đây, doanh nghiệp nhà nước độc quyền khai thác cung cấp các dịch vụ xe buýt thì nay nhiều tuyến đã được xã hội hóa.
Xã hội hóa hoạt động vận tải bằng xe buýt là chính sách đúng đắn của thành phố tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh kết hợp với chính sách trợ giá tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải công cộng bằng xe buýt nhằm cung cấp cho người dân đi xe một mức giá rẻ nhất có thể. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cho phép các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng được thu các loại phí quảng cáo trên vỏ xe, được kinh doanh các loại dịch vụ khác giúp giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.