Giải pháp về quy hoạch phát triển đô thị

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ (Trang 37)

3.1.1.1. Định hướng phát triển không gian Hà Nội đến năm 2050

Trên cơ sở phân tích thực trạng điều kiện hạ tầng, lợi thế, nhược điểm của Thủ đô Hà Nội theo hướng mở rộng, Bộ Xây dựng đề xuất 2 phương án về mở rộng ranh giới Thủ đô và phương án 1 được chính phủ chấp thuận. Theo phương án này, ranh giới Hà Nội mới bao gồm Hà Nội hiện tại, mở rộng thêm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Diện tích tự nhiên 334.470,02ha, dân số 6.232.940 người có 29 đơn vị hành chính quận huyện. Tầm nhìn của Thủ đô Hà Nội mở rộng, quy hoạch tới 2030 và hướng tới tầm nhìn 2050 là Thủ đô - biểu trưng của quốc gia, một đô thị hiện đại, năng động và hiệu quả, trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, một trung tâm lớn của quốc gia về văn hóa - khoa học - đào tạo - kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế có tầm khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tờ trình của Bộ Xây dựng cũng đưa ra dự báo, dân số của Hà Nội mở rộng đến 2030 sẽ đạt khoảng 10 triệu người và năm 2050 là 15 triệu người. Trong đó, dân số đô thị khoảng 11 triệu, chiếm tỷ lệ 70% và dân số nông thôn khoảng 4 triệu, chiếm 30%. Theo đó, các chỉ tiêu,tiêu chí xây dựng cho Thủ đô mới phải đặc biệt, ví dụ như diện tích ở trung bình phải trên 20m2/người, chỉ tiêu cây xanh hơn 20m2/người, diện tích dành cho giao thông (kể cả giao thông tĩnh) khoảng 20% tỷ lệ đất xây dựng đô thị. Các chỉ số về kinh tế xã hội như thu nhập bình quân đến 2030 đạt trên 5.000 USD/người, tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%, GDP thành phố chiếm từ 20 – 25% so với GDP cả nước.

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt đô thị (nội thị) dự kiến năm 2030 là 200 lít/người/ngày đêm và tỷ lệ cấp nước đạt 100%; năm 2050 là 250 lít/người/ngày đêm với tỷ lệ cấp nước đạt 100%. Các khu vực ngoại thị có tỷ lệ cấp nước là 150 - 180 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước đạt 90-100%. Về hệ thống giao thông vận tải, đáng chú ý là Hà Nội sẽ mở rộng và nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài với công suất tối đa 50 triệu lượt hành khách/năm dự kiến đến năm 2020; chuẩn bị dự trữ không gian cho sân bay thứ 2 của Vùng Thủ đô tại khu vực Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa - diện tích khoảng 3.000ha. Cho đến năm 2020, khu vực này vẫn canh tác nông nghiệp và không xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và dân cư nhằm giữ quỹ đất sau này cho việc xây dựng sân bay dự trữ nói trên.

Bộ Xây dựng dự kiến đưa ra 3 định hướng phát triển không gian Hà Nội mở rộng.

Định hướng thứ nhất, đô thị trung tâm là thành phố Hà Nội, chủ yếu ở phía Nam sông Hồng, là trung tâm chính trị-ngoại giao của quốc gia; tập trung hoạt động thương mại-giao dịch quốc gia và quốc tế... Khu vực đô thị cũ sẽ trở thành vùng đô thị bảo tồn, có tính lịch sử-văn hóa truyền thống. Thủ đô mới sẽ có 3 thành phố và 2 đô thị vệ tinh là Đại Nghĩa và Phú Xuyên. Ba trục phát triển đô thị chính bắt nguồn từ Ba Vì, Sóc Sơn và Ứng Hoà đều hướng về trung tâm thủ đô.

Định hướng thứ hai, sẽ lựa chọn các khung giao thông để tạo mối liên hệ hợp lý giữa đô thị trung tâm với vùng mở rộng và với các hành lang giao thông lớn cũng như đại lộ của quốc gia và vùng Hà Nội. Cùng lúc, sẽ phát triển các trục giao thông đô thị hoặc đại lộ gắn hành lang giao thông công cộng theo những tuyến mới đủ qui mô và cự li ngắn nhất hướng tới các trung tâm mới và xác định không gian các điểm kết nối.

Định hướng thứ ba, sẽ phát triển các cực đô thị mới có đủ quy mô và cấu trúc đô thị hoàn chỉnh, hiện đại, đủ điều kiện thu hút đầu tư, tạo cơ hội việc làm và quỹ nhà ở để thu hút dân cư. Theo Bộ Xây dựng, về phía Bắc, vùng mở rộng đô thị, phát triển trung tâm đô thị Bắc sông Hồng gắn với vùng cửa ngõ tiếp vận quốc

gia Nội Bài. Về phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai liên kết phát triển các trung tâm mới cấp độ quốc gia. Về phía Nam, sẽ hình thành trung tâm công nghiệp, đầu mối tiếp vận tổng hợp phía Nam tại Phú Xuyên gắn trục quốc gia Đông Tây, cảng biển đi Tây Bắc và Hà Nội đi phía Nam.

3.1.1.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Theo quyết định số 90/2008/QĐ-TTG về quy hoạch và phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải phải được phát triển thống nhất, cân đối, đồng bộ, đảm bảo sự liên hoàn giữa các phương thức vận tải, giữa mạng lưới giao thông vận tải của vùng với mạng lưới giao thông vận tải quốc gia và quốc tế.

a) Đường bộ

Xây dựng các tuyến đường vành đai để giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông quá cảnh qua Hà Nội.

Xây dựng mới tuyến đường vành đai (vành đai IV) cao tốc vùng Thủ đô Hà Nội, bán kính phân bố trung bình từ 20 - 40 km, phục vụ giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông, đặc biệt xe tải và ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm vào thành phố hạt nhân.

Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường quốc gia kết nối liên thông các đô thị đối trọng xung quanh Hà Nội, bán kính phân bố trung bình 40 - 60 km (vành đai V), phục vụ mối giao lưu trực tiếp giữa các đô thị, đồng thời góp phần giải toả lưu lượng ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm. Xây dựng mới các tuyến đường mới dọc các hành lang kinh tế quan trọng giữa vành đai IV và vành đai V và các tuyến hướng tâm từ cảng hàng không quốc tế và các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng kết nối trực tiếp với Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông con lắc giữa thành phố hạt nhân với các thành phố trong vùng.

Trục đường cao tốc phía Bắc song song với quốc lộ 2 và quốc lộ 18 nối vùng Vân Nam - Trung Quốc và vùng Tây Bắc với cảng Cái Lân - Quảng Ninh.

Trục đường cao tốc phía Nam song song quốc lộ 6 và quốc lộ 5, liên hệ vùng Tây Bắc với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

Trục đường cao tốc Bắc Nam phía Tây là tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21 nối với quốc lộ 2.

Trục đường cao tốc Bắc Nam phía Đông song song với quốc lộ 1A, đây là tuyến đường ô tô quan trọng, huyết mạch của quốc gia và quốc tế.

Tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng quy mô 4 - 6 làn xe.

Cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới hệ thống đường tỉnh kết nối liên thông với mạng lưới đường quốc gia. Tổ chức các tuyến đường nội vùng nối liền hệ thống các điểm dân cư tập trung với các trục đường chính tạo thành mạng lưới đường bộ liên hoàn đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu nội ngoại vùng.

b) Đường sắt

Đường sắt quốc gia:

• Cải tạo nâng cấp 5 tuyến đường sắt quốc gia tập trung vào đầu mối Hà Nội thành các tuyến đường sắt đôi điện khí hoá.

• Cải tạo xây dựng hoàn chỉnh tuyến vành đai đường sắt tiếp cận khu vực Hà Nội, nhằm giải toả lưu lượng tàu quá cảnh chạy qua khu vực nội thành.

Xây dựng mới các tuyến đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận tải của các hướng:

• Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

• Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh.

• Đường sắt nội vùng: cải tạo kết hợp xây dựng các tuyến đường sắt nội vùng: từ Hà Nội đi Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn Tây.

• Nối kết hệ thống đường sắt nội vùng với hệ thống tuyến đường sắt đô thị. Nghiên cứu xây dựng mới một số tuyến đường sắt nhẹ kết nối các đô thị với các vùng du lịch nghỉ ngơi giải trí lớn trong vùng như: Ba Vì, Sơn Tây, Hoà Bình, Hưng Yên, Chùa Hương (Hà Tây).

• Hệ thống đường sắt đô thị cần được nghiên cứu, đầu tư xây dựng thành mạng lưới đường sắt giao thông công cộng hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống các công trình phục vụ đường sắt:

• Xây dựng các đầu mối kết nối liên thông giữa các tuyến đường sắt, đặc biệt giữa các tuyến đường sắt hướng tâm với tuyến đường sắt vành đai.

• Xây dựng cầu, các công trình và trang thiết bị an toàn chạy tàu.

• Xây dựng hệ thống các nhà ga đầu mối hàng hoá (Ngọc Hồi, Cổ Bi, Yên Viên, Bắc Ninh, Bắc Hồng...) nhằm đảm bảo mối liên kết thống nhất giữa các tuyến của hệ thống đường sắt quốc gia qua khu vực đầu mối Hà Nội.

• Xây dựng hệ thống các nhà ga đầu mối hành khách đảm bảo mối liên kết thống nhất giữa hệ thống đường sắt nội đô với hệ thống đường sắt vùng và quốc gia.

c) Hàng không

Xây dựng, cải tạo nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không lớn, hiện đại khu vực phía Bắc: năm 2020 đạt 15,2 triệu hành khách/năm, tương lai đến năm 2030 và sau 2030 có thể tiếp nhận 25 triệu và 50

triệu hành khách/năm. Tiếp tục nghiên cứu vị trí, quy mô của sân bay quốc tế thứ 2 trong vùng khi sân bay Nội Bài đã có dấu hiệu mãn tải và dự trữ phát triển lâu dài. Cải tạo nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Cát Bi - Hải Phòng nhằm phục vụ hành khách nội địa kết hợp quốc tế. Sân bay Gia Lâm phục vụ du lịch nội địa tầm ngắn.

d) Đường thuỷ

Cải tạo nâng cấp các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh.

Đầu tư và khai thác hợp lý tuyến đường thủy sông Hồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và du lịch đường sông.

Cải tạo xây dựng hệ thống các cảng sông trong vùng (cụm cảng Hà Nội, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam). Kết hợp với hệ thống đường sắt, đường bộ tạo thành các đầu mối giao thông trung chuyển quan trọng của vùng.

e) Giao thông đô thị và nông thôn

Định hướng phát triển giao thông đô thị:

• Quỹ đất dành cho giao thông đô thị phải đạt 20 - 25% tổng diện tích đất xây dựng thành phố.

• Mật độ bình quân đường giao thông (không kể đường khu dân cư) tại khu vực trung tâm 6 - 8 km/km2, các khu vực khác 3 - 5 km/km2.

• Tổ chức vận tải hành khách công cộng cho các đô thị:

 Đối với thành phố trung tâm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị: đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị thành mạng lưới đường sắt vận tải hành khách công cộng hoàn chỉnh theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.

 Đối với các đô thị khác tổ chức vận tải hành khách công cộng chủ yếu bằng các loại xe buýt vừa và nhỏ. Hạn chế tối đa sử dụng phương tiện cá nhân, khống chế chỉ tiêu xe con từ 80 - 100 xe/1.000 dân.

• Tổ chức quản lý giao thông đô thị một cách khoa học bằng các trang thiết bị hiện đại.

Giao thông nông thôn - miền núi:

• Duy trì, củng cố mạng lưới giao thông hiện có, nâng cấp một số tuyến quan trọng, từng bước đưa vào cấp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn.

• Xây dựng một số đường mới, cầu, cống, kết nối liên hoàn với hệ thống đường tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

• Sử dụng vật liệu tại chỗ là chính, tập trung việc nhựa hóa và bê tông xi măng hóa.

f) Về hệ thống công trình phục vụ giao thông

Cầu cống:

• Cải tạo nâng cấp các cầu trên các tuyến phù hợp với cấp hạng đường.

• Xây dựng mới một số cầu phục vụ giao thông: 1 cầu trên vành đai V (cầu Vĩnh Thịnh); 2 cầu trên vành đai IV (cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà); 3 cầu trên các đường trục chính giao thông đô thị; xây mới 1 cầu qua sông Đuống.

Xây dựng hệ thống các nút giao cắt lập thể theo đúng tiêu chuẩn của các tuyến giao cắt.

Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ (Trang 37)