TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn NGÂN SÁCH đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG VIỄN THÔNG tại VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 68)

Kết quả ƣớc lƣợng là:

HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ = 5,788E-17 - 0.167 THỜI GIAN - 0.168 CHI PHÍ +0.465 CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH + 0,272 AN TOÀN CÔNG TRÌNH + 0,083 CỘNG ĐỒNG

Dựa vào kết quả ƣớc lƣợng ta thấy rằng kết quả này thỏa mãn các giải thiết nghiên cứu và kỳ vọng dấu của hệ số ƣớc lƣợng trừ biến CỘNG ĐỒNG.

Biến CỘNG ĐỒNG tuy thỏa mãn về dấu nhƣng không có ý nghĩa thống kê, thể hiện các nhà đầu tƣ, nhà thấu không quan tâm tới các yếu tố xã hội khi thực hiện dự án. Trong khi các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng các doanh nghiệp quan tâm tới các yếu tố cộng đồng, môi trƣờng, xã hội thì sẽ có kết quả hoạt động tốt hơn, giá trị của công ty tăng (theo Franks 2011).

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 59

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ở chƣơng 3, tác giả nghiên cứu đã trình bày kết quả kiểm định các mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu cũng nhƣ các giả thuyết đƣa ra trong mô hình. Qua phân tích định lƣợng thông qua các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tƣ vào hạ tầng viễn thông của VTTP, ta thấy hiệu quả đầu tƣ của VTTP ngày càng đƣợc cải thiện.

Thông qua mô hình nghiên cứu định lƣợng, kiểm định thang đo, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố xuyên phá EFA và phân tích hồi quy bội ta thấy rằng hiệu quả đầu tƣ các dự án viễn thông có tƣơng quan âm với thời gian, chi phí thực hiện nhƣng tƣơng quan dƣơng với chất lƣợng công trình. Do đó cần phải nâng cao công tác dự toán, chọn nhà thầu thi công tốt, không làm chậm trễ tiến độ và hơn hết là nâng cao chất lƣợng công trình thì hiệu quả đầu tƣ vào hạ tầng viễn thông là cao nhất. Hiệu quả đầu tƣ vốn NSNN vào các dự án hạ tầng viễn thông có liên quan mật thiết với các nhân tố thời gian, chi phí công trình và chất lƣợng công trình. Do đó để nâng cao hiệu quả đầu tƣ thì cần kiểm soát tốt các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả đầu tƣ. Tác giả đề xuất các nhóm giải pháp sau:

4.1. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP

4.1.1. Các nhóm giải pháp kiểm soát yếu tố làm suy giảm chất lƣợng công trình

Từ kết quả nghiên cứu ở chƣơng 3, ta biết rằng yếu tố Chất lƣợng công trình (gồm 6 rủi ro đã chọn lọc) có ảnh hƣởng nhiều nhất đến Hiệu quả đầu tƣ công đối với các dự án viễn thông. Vì lẽ ấy, quá trình xây dựng giải pháp phải lƣu tâm đến yếu tố này nhƣ yếu tố hàng đầu, là trọng tâm của hệ thống các giải pháp đồng bộ, đi liền với nhau. Thứ tự về độ “mạnh-yếu” của các yếu tố tác động nằm trong nhân tố Chất lƣợng công trình đƣợc sắp xếp theo chiều từ trên xuống dƣới nhƣ bảng dƣới đây.

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 60

Bảng 4.1: Các yếu tố tác động nằm trong nhân tố Chất lƣợng công trình

STT Yếu tố tác động Điểm trung bình

1 Chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể chƣa phù hợp, đầu tƣ

không đồng bộ 3.4

2 Cơ chế cho khâu lập dự án và thiết kế chƣa phù hợp 3.4

3 Các quy định về đơn vị tƣ vấn chƣa hợp lý, đơn vị tƣ

vấn thiếu năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm 3.2 4 Nghiệm thu không đúng khối lƣợng thực tế thi công 3.2

5

Vi phạm quy chế đấu thầu, lựa chọn nhà thầu không công bằng, có sự thông đồng giữa các nhà thầu, thông đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tƣ.

3.1

6 Thay đổi chủng loại, bớt xén nguyên vật liệu 3.1

Nhìn vào bảng trên ta thấy, các yếu tố tác động thuộc nhóm Chất lƣợng công trình có một sự phân hoá tƣơng đối rõ, cụ thể là chia thành 3 nhóm. Nhƣ vậy, hiệu quả đầu tƣ công trong những dự án viễn thông phụ thuộc khá nhiều vào việc giảm thiểu tối đa yếu tố tác động của nhóm 1 và nhóm 2 (Điểm trung bình từ 3,2 đến 3.4).

Do đó, cần có cơ chế hợp lý cho các khâu lập dự án, thiết kế, chọn nhà thầu có năng lực cụ thể nhƣ sau:

- VTTP cần xem xét thành lập các nhóm kỹ thuật dự án chuyên trách, xây dựng cấu trúc tổ chức quản lý dự án hoàn chỉnh, trong đó xây dựng qui chế về phạm vi công việc, thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các bộ phận trong công tác chuẩn bị đầu tƣ nhƣ qui hoạch tổng thể, khảo sát mặt bằng, hiện trạng, lập dự án, thiết kế ... phải đƣợc xác định rõ ràng, chuẩn xác hạn chế tình trạng điều chỉnh dự án, thiết kế trong quá trình triển khai thi công.

- Xây dựng cơ chế tuyển dụng nhà thầu chặt chẽ, có chính sách thƣởng phạt nghiêm minh nhằm tuyển dụng đƣợc các nhà thầu thực hiện dự án tốt nhất.

4.1.2. Các nhóm giải pháp ngăn chặn yếu tố tác động làm kéo dài thời gian dự án.

Việc để một dự án xây dựng công trình viễn thông kéo dài hơn dự tính sẽ khiến hiệu quả đầu tƣ công cũng bị giảm, do chủ đầu tƣ phải trả thêm chi phí cho công tác xây

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 61 dựng, chịu khoản chi phí lãi vay gia tăng. Đó là còn chƣa nói đến chậm đƣa vào sử dụng công trình viễn thông, một hạ tầng quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển, sẽ khiến cho nền kinh tế bị kìm hãm.

Một trong những biện pháp quan trọng để có thể giảm thiểu yếu tố làm kéo dài thời gian dự án là chuyên môn hóa cao. Sự suy thoái kinh tế, nhu cầu xây dựng đi xuống và các thay đổi thất thƣờng cũng nhƣ các khó khăn gia tăng đã tác động nhà thầu khi họ sử dụng hoàn toàn lao động trực tiếp của mình. Ngoài sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã dẫn đến chuyên môn hóa công nghệ xây dựng và phân hóa giữa lao động lành nghề và lao động phổ thông. Hiện nay, trong công tác xây dựng, nhìn chung nhà thầu đƣợc chuyên môn hóa theo một số công việc nhất định.

Theo quan điểm truyền thống, quá trình xây dựng sẽ đƣợc tính kể từ khi nhà thầu bỏ giá thấp nhất đƣợc chấp nhận và hợp đồng đƣợc ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tƣ, công việc sẽ đƣợc thực hiện tại mặt bằng thi công và lúc này, phần lớn yếu tố tác động gây thiệt hại về lợi ích sẽ xảy ra đối với nhà thầu. Quan điểm này đúng nếu nhƣ tổng thầu sử dụng lực lƣợng lao động của họ để thực hiện phần lớn các công tác xây dựng, còn khi tổng thầu ký hợp đồng với nhà thầu phụ thì điều này cũng không hoàn toàn đúng.

Theo thời gian, việc chuyên môn hóa ngày càng đƣợc đẩy mạnh. Một số công ty đã xây dựng các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp, nhờ đó kỹ năng và năng lực của cán bộ nhân viên của họ đƣợc phát triển đáng kể. Nhà thầu chuyên môn hóa đóng vai trò khá quan trọng. Nhà thầu chuyên môn hóa có thể đồng thời là nhà thiết kế, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và lắp đặt vào công trình đối với một số công trình đặc biệt hoặc phức tạp nhƣ đƣờng ống, công trình ngầm...

Đối với công tác khảo sát, yêu cầu hàng đầu là số liệu khảo sát phải đầy đủ, đáng tin cậy để phục vụ tốt nhất cho công tác thiết kế và chuẩn bị thi công. Lựa chọn nhà thầu khảo sát cẩn thận, dựa trên thông tin về năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ khảo sát, cũng nhƣ uy tín của đơn vị khảo sát. Nếu không thực hiện đƣợc yêu cầu này dẫn đến phải khảo sát bổ sung, thiết kế lại các bộ phận công trình sẽ làm đẩy thời gian dự kiến hoàn thành dự án lên nhiều hơn, đồng thời tăng vọt chi phí phát sinh, làm tăng tổng mức đầu tƣ gây lãng phí thất thoát vốn đầu tƣ. Mặt khác, ngay sau khi nhà thầu ký hợp đồng với chủ đầu tƣ, nhà thầu phải tiến hành ngay việc khảo sát thiết kế bản vẽ

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 62 thi công. Khi phát hiện đƣợc sai sót, bất hợp lý trong quá trình thực hiện phải xử lý một cách nhanh nhạy và phải có biện pháp khắc phục tránh gây ảnh hƣởng lâu dài và gây thiệt hại cho cả chủ đầu tƣ và nhà thầu. Trong trƣờng hợp khảo sát thực tế hiện trƣờng có sai khác so với hồ sơ thiết kế kỹ thuật thì đơn vị Tƣ vấn giám sát cùng nhà thầu kiến nghị với chủ đầu tƣ, đơn vị tƣ vấn thiết kế và các ban ngành có liên quan để cùng nhau xác nhận và cùng nhau xử lý nhanh để chủ đầu tƣ trình ngƣời quyết định đầu tƣ phê duyệt, không để dự án bị trễ hạn.

Đối với công tác thi công tại công trƣờng, kiểm tra thƣờng xuyên và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng cam kết về mặt thời gian (nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng), có hình thức khen thƣởng khích lệ, xử phạt cứng rắn.Nhắc nhở nhà thầu phải luôn có đủ máy móc thiết bị thi công, chọn ngƣời quản lý có trình độ, biết tổ chức linh hoạt biện pháp thi công.Ví dụ, khi mƣa thì làm công tác chuẩn bị, tranh thủ những hạng mục có thể, tập kết vật liệu, còn khi nắng thì thực hiện các công việc chính.

4.1.3. Các nhóm giải pháp ngăn chặn yếu tố tác động làm tăng chi phí dự án

Kết quả nghiên cứu từ chƣơng 5 đã cho thấy mối quan hệ phụ thuộc khách quan giữa việc tăng chi phí và giảm hiệu quả đầu tƣ công. Để chi phí tăng so với dự toán là một biểu hiện gây lãng phí ngân sách Nhà nƣớc, do vậy nhất thiết phải kiểm soát đƣợc hạn mức chi phí theo kế hoạch. Ở đây không xét đến chi phí tăng hợp lý do điều kiện bất khả kháng nhƣ thiên tai, lạm phát tăng cao, hoặc những biến động khách quan nhƣ thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc, mà chỉ đề cập đến chi phí thuộc nhóm không hợp lý là chi phí gây nên những lãng phí trong quá trình thi công và khi đƣa công trình vào sử dụng. Các chi phí này thƣờng phát sinh do thi công không đảm bảo chất lƣợng phải phá đi làm lại, kéo dài thời gian thi công, hoặc chi phí phát sinh do các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tƣ xây dựng cố ý tạo ra nhƣ lợi dụng sơ hở của quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng. Các giải pháp cụ thể bao gồm:

4.1.3.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, hệ thống định mức, đơn giá xây dựng theo định hƣớng thị trƣờng

Suất vốn đầu tƣ phục vụ cho việc quyết định đầu tƣ dự án đƣợc xác định ở mức bình quân tiên tiến nhằm đảm bảo đầy đủ chi phí cho dự án, có tác dụng khống chế chi phí và khắc phục tình trạng phải thƣờng xuyên điều chỉnh, thay đổi tổng mức đầu tƣ. Chỉ tiêu đất xây dựng, định mức thời gian xây dựng cần đƣợc tỉnh Bộ Thông tin truyền

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 63 thông ban hành rõ ràng, căn cứ trên các quy định hiện hành tránh tình trạng lãng phí đất xây dựng, kéo dài thời gian xây dựng công trình, khiến chi phí tăng và gây thiệt hại cho xã hội.

VTTP cần thay thế các định mức quá chi tiết hiện hành, thiết lập một hệ thống định mức tổng hợp hơn, xây dựng các định mức tổng hợp phù hợp với cơ chế thị trƣờng, thành quả khoa học, kinh nghiệm sản xuất. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học về định mức để bảo đảm tính tiên tiến và hợp lý của định mức xây dựng.

Chuyển dần việc quy định “cứng” giá vật tƣ, vật liệu trong các thông báo giá của cơ quan Nhà nƣớc sang hình thức “mềm” có định hƣớng, tham khảo. Chi phí nhân công đƣợc tính theo mặt bằng thị trƣờng lao động, phổ biến theo từng khu vực, từng tỉnh theo từng loại thợ. Mức lƣơng đƣợc tính đầy đủ các yếu tố nhƣ lƣơng, phụ cấp, bảo hiểm, đào tạo, sự gián đoạn công việc do tính nghề nghiệp,...Từng bƣớc thực hiện và tiến tới sử dụng giá thuê máy thi công trên thị trƣờng.

4.1.3.2. Đổi mới việc khống chế và kiểm soát chi phí xây dựng công trình.

Tỉnh giao đơn vị chức năng xây dựng cơ chế kiểm soát chi phí xây dựng thông qua công tác thẩm tra dự toán, đấu thầu và bảo đảm việc quản lý chi phí phải đạt đƣợc mục tiêu là đƣa ra đƣợc một giới hạn chi phí hợp lý của dự án và giám sát, quản lý chi tiêu trong giới hạn đƣợc chấp thuận.

Thực hiện khống chế giá và kiểm soát chi phí theo thị trƣờng thông qua hoạt động của các cá nhân, tổ chức tƣ vấn thẩm định giá, kỹ sƣ đánh giá. Thực hiện việc sử dụng các kỹ sƣ định giá chuyên nghiệp, các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp trong quản lý và khống chế chi phí xây dựng công trình. Nhà nƣớc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn đánh giá năng lực hành nghề của các kỹ sƣ định giá và năng lực hoạt động của tổ chức tƣ vấn về khống chế và quản lý chi phí xây dựng.

4.1.3.3. Hoàn thiện cơ chế thanh, quyết toán công trình

Xây dựng cơ chế tạm ứng chi phí xây dựng, phƣơng thức thanh toán khối lƣợng các công tác xây dựng trên cơ sở thoả thuận giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu phù hợp với đặc điểm công trình và theo đúng các điều kiện của hợp đồng. Xây dựng quy trình thanh toán trên cơ sở tự chịu trách nhiệm thanh toán, giải ngân vốn đầu tƣ xây dựng hiện nay.

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 64 Đối với việc quyết toán các công trình xây dựng, chủ đầu tƣ sẽ chịu trách nhiệm về các chi phí và tính đúng đắn của vốn đầu tƣ quyết toán. Nhà nƣớc đã ban hành cơ chế giám sát, kiểm toán và chế tài để bảo đảm thời hạn quyết toán công trình ngay khi hoàn thành đƣa vào sử dụng. Tăng cƣờng tính chủ động và chịu trách nhiệm của chủ đầu tƣ và các kỹ sƣ định giá trong việc giải quyết, thanh toán các chi phí phát sinh, tránh sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý tài chính trong quá trình tạm ứng, thanh quyết toán chi phí xây dựng công trình đồng thời giám sát quá trình hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án, tránh tình trạng kéo dài thời gian quyết toán dự án làm ảnh hƣởng đến tiến độ quyết toán nguồn vốn của VTTP.

4.1.4. Nhóm các giải pháp kiểm soát nhóm các yếu tố an toàn công trình

Để kiểm soát tốt các nhóm yếu tố an toàn công trình, cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định của cơ quan quản lý. Cụ thể để đảm bảo an toàn và hạn chế tai nạn lao động trong xây dựng, ngày 3/12/2010 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tƣ số 22/2010/TT- BXD [2] qui định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Trong xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tổng mặt bằng công trƣờng xây dựng phải đƣợc thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trƣờng, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho ngƣời, máy và thiết bị trên công trƣờng và khu vực xung quanh chịu ảnh hƣởng của thi công xây dựng.

- Vật tƣ, vật liệu phải đƣợc sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng đƣợc phê duyệt. Không đƣợc để các vật tƣ, vật liệu và các chƣớng ngại vật cản trở đƣờng giao thông, đƣờng thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy.Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không đƣợc bố trí gần nơi thi công và lán trại.Vật liệu thải phải đƣợc dọn sạch, đổ đúng nơi quy định.Hệ thống thoát nƣớc phải thƣờng xuyên đƣợc thông thoát bảo đảm mặt bằng công trƣờng luôn khô ráo.

- Trên công trƣờng phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trƣờng, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải đƣợc phổ biến và công khai trên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn NGÂN SÁCH đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG VIỄN THÔNG tại VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 68)