TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn NGÂN SÁCH đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG VIỄN THÔNG tại VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25)

1.2.1. Các mô hình nghiên cứu trên thế giới.

Lý thuyết và nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của một dự án đầu tƣ.

Theo cách định nghĩa truyền thống, hiệu quả đầu tƣ của một dự dự án là sự thỏa mãn các điều kiện về chi phí, thời gian và chất lƣợng.

Tác giả Eric Verzuh (1999) [11]định nghĩa một dự án đầu tƣ hiệu quả là thỏa mãn các điều kiện về chi phí, tiến độ, chất lƣợng cao. Trong đó chất lƣợng thƣờng khó định nghĩa, theo Philip Crosby [28]: chất lƣợng là sự thỏa mãn các yêu cầu.

Trong một báo cáo nghiên cứu thực nghiệm của Tukel và Rom (2001) [22] ở Mỹ đã xác định các nhà quản lý dự án thƣờng dùng các thƣớc đo thành quả để đánh giá hiệu quả đầu tƣ của dự án . Các tác giả cũng nghiên cứu về thứ tự ƣu tiên đo lƣờng trong các giai đoạn khác nhau của dự án (khái niệm, phát triển, triển khai và kết thúc) thông qua việc xác định các mục tiêu cơ bản của mỗi giai đoạn. Tổng quát, trong nghiên cứu của mình các tác giả đã chỉ ra rằng thƣớc đo cơ bản của các nhà quản lý dự án là chất lƣợng và mục tiêu quan trọng nhất của họ là thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 16 Việc xác định dự án đầu tƣ hiệu quả cũng rất khác nhau tùy theo đối tƣợng liên quan đến dự án, nó ảnh hƣởng bởi sự quan tâm và quan điểm của đối tƣợng.

Theo học giả Gary R Heerkens (2002) [13], việc đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tƣ đƣợc chia thành 4 cấp độ nhƣ sau :

Cấp độ 1: đạt đƣợc mục tiêu của dự án:

 Trong chi phí cho phép

 Đạt tiến độ

 Đạt chất lƣợng (các yêu cầu về chất lƣợng đầu ra của dự án)

 Mức độ hoàn thành các chức năng của dự án

Cấp độ 2: Hiệu quả của dự án: dự án đã đƣợc kiểm soát nhƣ thế nào?

 Hiệu quả sử dụng nguồn lực

 Sự tiến bộ của đội ngũ nhân viên dự án

 Hiệu quả của việc kiểm soát mâu thuẫn

 Chi phí cho các chức năng của quản lý dự án Cấp độ 3: Tiện ích đối với khách hàng và ngƣời sử dụng

 Vấn đề ban đầu đã đƣợc giải quyết

 Có sự gia tăng về doanh thu và lợi nhuận

 Có tiết kiệm đƣợc chi phí nhƣ kỳ vọng

 Khách hàng có sử dụng sản phẩm nhƣ dự định Cấp độ 4: Sự cải tiến về mặt tổ chức

 Tổ chức đã học hỏi đƣợc gì từ dự án?

 Tất cả những bài học từ thất bại, các công cụ cải tiến… có đƣợc áp dụng cho những dự án sau này?

Tổng hợp các nghiên cứu đã liệt kê trên, từ đặc thù của dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng viễn thông từ vốn Ngân sách Nhà nƣớc và từ góc nhìn của chủ đầu tƣ là một doanh nghiệp Nhà nƣớc, ta thấy hiệu quả của một dự án đầu tƣ đƣợc đánh giá là sự hoàn thành các hoạt động trong giới hạn về thời gian và chi phí, chất lƣợng công trình, an toàn lao động và công trình, và ảnh hƣởng của dự án tới cộng đồng.

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 17

Ảnh hƣởng lên tình hình tài chính của việc chậm trễ dự án

Việc chậm trễ làm thời gian hoàn thành dự án kéo dài hơn so với dự kiến là một trong những vấn đề chung của nhà quản lý. Tại Malaysia khoảng 17.3% các dự án của chính phủ đều bị chậm trễ hoặc bị hủy vào năm 2005 do lý do thời gian kéo dài (Abdul- Rahman, Berawi, Mohamed, Othman & Yahya, 2006) [16].

Vidalis và Najafi (2002) [25] cho rằng việc chậm trễ của dự án là do những sự cố phát sinh ảnh hƣởng đến quá trình thi công và các hoạt động khác của dự án bao gồm: chậm trễ do thời tiết, thiếu nguyên vật liệu, sai sót trong thiết kế,v.v.

Việc chậm trễ của dự án sẽ kéo theo hàng loạt các hệ lụy khác nhau cho chủ đầu tƣ. Aibinu và Jagboro (2002) [9] đã đúc kết thành 6 hậu quả chính từ việc dự án bị chậm tiến độ :

- Thời gian thi công kéo dài: Murali và cộng sự (2007) [21] cho rằng sự thiếu kinh nghiệm của nhà thi công là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Thời gian thi công kéo dài làm chậm trễ quá trình hoạt động của dự án kéo theo đó sẽ kéo theo các chi phí tiềm ẩn khác cho công ty do kế hoạch kinh doanh không đƣợc thực hiện đúng kế hoạch.

- Chi phí thực hiện dự án tăng lên: Vì sao trong thực tế chi phí thực hiện dự án lại tăng lên, Koushki.P.A, Al-Rashid.K (2005) [19] và Wiguna và Scott (2005) [26] đã chỉ ra các nguyên nhân chính nhƣ sau: lạm phát tăng cao làm tăng giá nguyên vật liệu, thiết kế dự án thay đổi, thiết kế dự tính không khả thi trong thực tế, các điều kiện thời tiết bất lợi, chậm trễ trong thanh toán công trình.

- Mâu thuẫn trong lực lượng thực thi dự án: Quá trình dự án bị kéo dài sẽ gây ra những áp lực căng thẳng trong lực lƣợng quản lý dự án từ đó tạo ra mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Vì thế điều này đòi hỏi ngƣời quản lý dự án phải có kỹ năng mềm trong giao tiếp và xử lý vấn đề dự án. Những mâu thuẫn này còn có thể phát sinh giữa công ty và các bên tham gia vào dự án nhƣ nhà cung cấp nguyên vật liệu và các khách hàng, nếu điều đó xảy ra sẽ làm phát sinh chi phí tiềm ẩn trong tƣơng lai.

- Chi phí kiện tụng: Khi những vấn đề phát sinh có liên quan đến khách hàng, điều khoản hợp đồng, ngƣời lao động, chậm chi trả các khoản tiền dự án có thể đƣa đến giải pháp cuối cùng là phải thông qua tòa án để giải quyết tranh chấp. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hình ảnh và uy tín của công ty trong tƣơng lai.

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 18 - Dự án bị hủy bỏ hoàn toàn: Hậu quả năng nề nhất của việc chậm trễ thời gian là dự án sẽ bị hủy bỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều này thƣờng xảy ra trong các dự án xây dựng viễn thông công nghệ cao, việc chậm trễ có thể khiến công nghệ bị lạc hậu dẫn tới việc tiếp tục tiến hành sẽ gây ra chi phí lớn và lâu dài cho công ty.

Ảnh hƣởng của việc chi phí dự án bị gia tăng

Khi thiết lập kế hoạch tài chính cho dự án có một thực tế thƣờng xuyên xảy ra là chi phí thực tế thƣờng lớn hơn chi phí dự toán cho dự án. Angelo và Reina (2002) [10] cho rằng vấn đề vƣợt dự toán của dự án xảy ra ở hầu hết các quốc gia kể cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân gây ra việc dự án bị tăng chi phí dự kiến có thể là từ lạm phát làm gia tăng chi phí nguyên vật liệu và tiền lƣơng công nhân, việc nguồn cung vật liệu công trình đột ngột bị khan hiếm, việc lập dự toán không hiệu quả các cơ quan quản lý, do sự thay đổi thiết kế dự án, sự phức tạp trong kỹ thuật thi công, các điều kiện công trƣờng thay đổi. (Stewart, 1982 [24]; Mansfield, Ugwu và Doran; 1994 [20]; Kaming và cộng sự, 1997 [17])

Tại các nƣớc đang phát triển, vấn đề này càng trở nên khó tránh hơn vì môi trƣờng kinh tế tăng trƣởng nóng. Khi nhu cầu nền kinh tế tăng cao, các nguyên vật liệu xây dựng và viễn thông vƣợt khỏi khả năng cung cấp của nền kinh tế làm chi phí tăng lên trong một thời gian không thể dự báo trƣớc, và hiển nhiên điều này sẽ làm chi phí dự án vƣợt xa so với dự toán. Trình độ thi công hạn chế ở các nƣớc này cũng làm chi phí thực tế không thể đƣợc dự báo một cách chính xác.(Mansfield, Ugwu và Doran, 1994) [20].

Hậu quả của việc gia tăng chi phí dự kiến đã đƣợc nghiên cứu tại nhiều nƣớc trên thế giới. Dự án có chi phí không đúng nhƣ công bố sẽ làm mất lòng tin của khách hàng vào công ty, tăng rủi ro khi đầu tƣ, và thậm chí nếu nhƣ hiện tƣợng này có tần suất cao sẽ làm giảm động lực đầu tƣ của toàn nền kinh tế dẫn đến những hệ lụy không nhỏ khác (Mbachu và Nkado, 2004) [18].

Chi phí dự án trong các công trình nhà nƣớc thƣờng tăng lên cao hơn so với tƣ nhân, điều này nếu bị phát hiện thƣờng tạo ra các thông tin bất lợi trong truyền thông. Thông thƣờng điều mà ngƣời dân phỏng đoán nhiều nhất khi phát hiện công trình bị tăng chi phí là do hối lộ, tham nhũng và lãng phí từ cơ quan quản lý. (Oberndorfer, 1994) [29].

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 19 Đối với công ty, nếu chi phí dự án tăng lên sẽ giảm tỷ suất sinh lợi dự kiến có đƣợc từ việc đầu tƣ vào dự án. Những chi phí này sau đó sẽ bị chuyển tải đến cho ngƣời dùng cuối và vì thế làm tăng giá thành sản phẩm của công ty khiến công ty khó cạnh tranh trên thị trƣờng hoặc cung cấp dịch vụ có chất lƣợng kỳ vọng kém đi. Nếu công ty thực hiện các dự án cho Nhà nƣớc, việc chi phí dự án tăng lên thƣờng xuyên sẽ làm mất niềm tin của ngƣời dân vào ngành nghề và vì thế có thể làm giảm vốn đầu tƣ vào ngành khiến sự phát triển của ngành bị giảm đi đáng kể. (Mbachu và Nkado, 2004) [18].

Ảnh hƣởng của việc chất lƣợng và an toàn thi công không đảm bảo

Ngày nay, thị trƣờng viễn thông càng ngày càng cạnh tranh hơn do có sự mở cửa thị trƣờng. Ngƣời dùng cuối đặt ra những yêu cầu về khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lƣợng cao trên thị trƣờng viễn thông. Tuy nhiên một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc vẫn chƣa tập trung vào việc gia tăng chất lƣợng dịch vụ cung cấp. Điều này bị ảnh hƣởng do chất lƣợng công trình dự án mà các doanh nghiệp đã đầu tƣ không đảm bảo đúng chất lƣợng nhƣ thiết kế ban đầu. Hậu quả của việc giám sát chất lƣợng công trình kém là hàng loạt các chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu. Tiến sĩ Rodchua (2006) [23] đã tổng kết các chi phí phát sinh khi doanh nghiệp không giám sát chất lƣợng công trình hiệu quả.

Đầu tiên là chi phí “bên trong” bao gồm: chi phí tái thi công dự án, chi phí cắt bỏ công đoạn hƣ hỏng, chi phí tái thanh kiểm dự án, chi phí kiểm tra lại, chi phí sửa chữa đang hoạt động, thiết kế lại công trình, xem xét các chi phí hao tổn nguyên vật liệu, công nghệ bị lỗi thời phải thay thế.v.v

Chi phí “bên ngoài” là những chi phí sẽ không phát sinh nếu nhƣ chất lƣợng công trình đƣợc đảm bảo, bao gồm những chi phí trong các vấn đề: xử lý khiếu nại của khách hàng, mất đi khách hàng tiềm năng, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí sửa chữa cho thiệt hại khách hàng, ấn tƣợng xấu về chất lƣợng sản phẩm và suy giảm thƣơng hiệu. Ngoài ra, việc quản trị chất lƣợng dự án kém sẽ còn làm phát sinh các chi phí kiểm duyệt dự án và các đảm bảo tránh phát sinh tổn thất. Sự thất bại trong quản trị chất lƣợng dự án sẽ làm cho công ty phải thuê đơn vị tƣ vấn và giám sát độc lập có trình độ cao với phí giám sát cao hơn. Để đảm bảo dự án hoàn thành chất lƣợng, công ty sẽ phải tiến hành các hoạt động tiền dự án nhƣ huấn luyện đội ngũ thực hiện công trình,

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 20 khảo sát uy tín nhà cung cấp, điều tra về nhu cầu sản phẩm mới, những hoạt động này sẽ làm phát sinh các chi phí đáng kể cho công ty nếu chất lƣợng dự án đã qua bị đánh giá là thấp hơn so với kỳ vọng.

An toàn lao động trong việc thi công các dự án là vấn đề quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ vốn của công ty. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đƣợc lợi ích từ việc tập trung cải thiện mức độ an toàn lao động cho các công nhân và sự gia tăng năng suất hoạt động của công ty. (Brandt-Rauf, 2001; Occupational and Environmental Health Foundation (OEHF), 2004; Boles et al, 2004; De Greef and Van den Broek, 2004)

Theo Brandt-Rauf (2001), ông cho rằng “năng suất lao động cao của ngƣời lao động là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của mọi tổ chức, dù là tổ chức kinh doanh, tổ chức chính phủ hoặc phi lợi nhuận”. Vì thế đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.

Để giải thích cho những ích lợi có đƣợc từ môi trƣờng lao động an toàn, tác giả tóm lƣợc vào trong bảng sau:

Lợi ích trực tiếp Lợi ích gián tiếp

 Giảm thiểu đƣợc chi phí bảo hiểm và tiền bồi thƣờng cho ngƣời lao động khi xảy ra tai nạn lao động

 Giảm thiểu đƣợc chi phí kiện tụng xảy ra khi có tai nạn lao động

 Giảm thiểu chi phí nằm viện trợ cấp cho nhân viên

 Giảm thiểu đƣợc chi phí liên quan đến bệnh tật và thƣơng tổn cho nhân viên.

 Giảm đƣợc chi phí phát sinh do dự án bị đình trệ do có tai nạn xảy ra

 Giảm đƣợc chi phí tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm thất thoát.

 Tăng cƣờng năng suất lao động của nhân viên.

 Giảm đƣợc hiện tƣợng thƣờng xuyên vắng mặt tại dự án thi công.

 Giảm đƣợc tần suất thay đổi nhân viên do tai nạn.

 Tăng cƣờng hình ảnh tốt đẹp của công ty.

 Tăng cƣờng đƣợc mối liên kết giữa công ty và nhân viên

 Tăng cƣờng mức độ hài lòng về công ty cho nhân viên.

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 21

Ảnh hƣởng của dự án đến cộng đồng

Trong thời đại công nghiệp ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì mọi thông tin liên quan đến dự án đều có khả năng đƣợc lan tỏa trên các phƣơng tiện truyền thông. Những ảnh hƣởng từ dự án đến cộng đồng sẽ đƣợc mọi ngƣời đặc biệt quan tâm và tranh luận dễ dẫn đến những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnh của công ty. Các công ty hoạt động trên thị trƣờng đều quan tâm chú ý sự hình ảnh đƣợc tôn trọng của mình khi giao tiếp với cơ quan nhà nƣớc hoặc với khách hàng tiềm năng của mình. Hiển nhiên việc để xảy ra các vấn đề tiêu cực lên môi trƣờng sống hoặc lợi ích không thể chối cãi của ngƣời dân có thể khiến dự án đầu tƣ của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng bất lợi hoặc thậm chí là bị hủy bỏ gây tổn thất cho doanh nghiệp. Theo Franks (2011) [12] doanh nghiệp có những hoạt động kiểm soát ảnh hƣởng đến cộng đồng sau thƣờng có thành quả hoạt động tốt hơn:

- Đảm bảo việc phát triển dự án có đóng góp tích cực lên phát triển kinh tế và xã hội trong dài hạn

- Thu hút các công ty tốt cùng tham gia vào dự án

- Đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho dự án gây ra cho nhà đầu tƣ, chính phủ và xã hội

- Đề ra các giải pháp tốt nhất cho phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật cho xã hội. - Có những kênh tuyên truyền cho các đối tƣợng bị ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hoàn thành dự án.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đƣa ra các giải pháp thi công cải tiến với tiêu chuẩn cao hơn nhằm tăng cƣờng lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng

- Tuân thủ nguyên tắc luật pháp và quy định trong quá trình hoàn thành dự án đầu tƣ. Nhƣ vậy, muốn đạt đƣợc hiệu quả đầu tƣ vốn cho các dự án hạ tầng một cách toàn diện cần phải có các đánh giá về tác động đến cộng đồng nhằm tránh bỏ sót các tác động tiêu cực tiềm ẩn đến xã hội một cách trực tiếp, thông qua đó có thể tăng cƣờng hình ảnh về trách nhiệm xã hội của công ty giúp thúc đẩy tăng trƣởng trong dài hạn của công ty tham gia đầu tƣ.

SVTH: MAI XUÂN DUNG Trang 22

1.2.2. Các mô hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về hiệu quả đầu tƣ, đặc biệt là nghiên cứu hiệu quả đầu tƣ bằng vốn Ngân sách Nhà nƣớc vào dự án xây dựng hạ tầng viễn thông chƣa nhiều.

Theo Hồ Minh Kiệt (2008) [6] sự thành công của một dự án đầu tƣ phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1) các yếu tố liên quan tới dự án đầu tƣ, (2) các yếu tố liên quan đến lãnh đạo/nhà quản lý dự án, (3) các yếu tố liên quan đến các thành viên nhóm dự án, (4) các yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện dự án, (5) các yếu tố liên quan đến môi trƣờng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn NGÂN SÁCH đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG VIỄN THÔNG tại VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)