Phân tích tình hình cho vaydoanh nghiệp chế biến lương thực theo loạ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay các doanh nghiệp chế biến lương thực tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 55)

phân theo loại tiền tệ

Để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, ngân hàng cung cấp các gói cho vay bằng cả VNĐ và ngoại tệ với mức lãi suất theo đúng qui định của NHNN. Từ năm 2011 đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tình hình cho vay VNĐ và ngoại tệ của Vietinbank chi nhánh Tây Đô có nhiều biến động lớn nhưng VNĐ vẫn là loại tiền tệ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

4.2.5.1 Cho vay bằng VNĐ

Dựa vào bảng 4.11, ta thấy VNĐ là đồng tiền cho vay chủ yếu của ngân hàng đối với các doanh nghiệp chế biến lương thực. Các doanh nghiệp này thường được ngân hàng cho vay từ 50% đến 70% giá trị hợp đồng để bổ sung vốn lưu động, trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc,… Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bằng VNĐ trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ là do các doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh chuyển sang vay ngoại tệ. Lãi suất vay USD bình quân thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VNĐ. Hơn thế nữa, NHNN đã linh hoạt kết hợp các biện pháp điều hành chính sách tỷ giá nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ. Tỷ giá VNĐ/USD được điều chỉnh biên độ dao động không quá 2-3% trong cả năm 2012, có nghĩa là vay bằng USD sẽ ít bị rủi ro về tỷ giá. Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo còn muốn

47

Bảng 4.11: Cho vay DNCBLT theo loại tiền tệ tại Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2012 – 2011 2013 – 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 380.421 100,00 481.039 100,00 602.971 100,00 100.618 26,45 121.932 25,35 VNĐ 264.698 69,58 283.675 58,97 422.377 70,05 18.977 7,17 138.702 48,89 USD 115.723 30,42 197.364 41,03 180.594 29,95 81.641 70,55 (16.770) (8,50) DSTN 357.697 100,00 464.256 100,00 570.042 100,00 106.559 29,79 105.786 22,79 VNĐ 248.279 69,41 281.062 60,54 387.608 68,00 32.783 13,20 106.546 37,91 USD 109.418 30,59 183.194 39,46 182.434 32,00 73.776 67,43 (760) (0,41) DƯ NỢ 95.780 100,00 112.563 100,00 145.492 100,00 16.783 17,52 32.929 29,25 VNĐ 64.241 67,07 66.854 59,39 101.623 69,85 2.613 4,07 34.769 52,01 USD 31.539 32,93 45.709 40,61 43.869 30,15 14.170 44,93 (1.840) (4,03)

48

Bảng 4.12: Cho vay DNCBLT theo loại tiền tệ của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2013 Tỷ trọng 6T/2014 Tỷ trọng 6T/2014 – 6T/2014 Số tiền Tỷ lệ (%)

DOANH SỐ CHO VAY 287.454 100,00 258.096 100,00 (29.358) (10,21)

VNĐ 199.524 69,41 161.731 62,66 (37.793) (18,94) USD 87.930 30,59 96.365 37,34 8.435 9,59 DOANH SỐ THU NỢ 275.619 100,00 267.725 100,00 (7.894) (2,86) VNĐ 186.541 67,68 177.230 66,20 (9.311) (4,99) USD 89.078 32,32 90.495 33,80 1.417 1,59 DƯ NỢ 124.398 100,00 135.863 100,00 11.465 9,22 VNĐ 79.837 64,18 86.124 63,39 6.287 7,87 USD 44.561 35,82 49.739 36,61 5.178 11,62

49

vay USD nhằm mục đích sinh lời. Cụ thể, doanh nghiệp vay bằng USD sau đó bán USD cho ngân hàng rồi lấy VNĐ để kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm. Khi các đối tác xuất khẩu thanh toán thì doanh nghiệp lấy nguồn USD này để trả nợ cho ngân hàng.

Sang năm 2013, dù ngân hàng ưu đãi lãi suất cho vay ngoại tệ nhưng do trong năm qua kinh tế khó khăn, cộng với lãi suất vay vốn VNĐ đã giảm mạnh nên nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực chuyển qua vay VNĐ thay vì USD để tránh rủi ro tỷ giá. Trong năm này, lãi suất vay vốn bằng VNĐ chỉ còn 6%/năm đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo và các doanh nghiệp có phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Sang 6 tháng đầu năm 2014, chênh lệch giữa lãi suất vay bằng VNĐ và lãi suất bằng USD khá hấp dẫn cùng với tỷ giá được NHNN điều hành theo hướng ổn định đã làm cho doanh số cho vay VNĐ giảm xuống 19,33%.

4.2.5.2 Cho vay bằng ngoại tệ

Hoạt động cho vay bằng ngoại tệ có biến động ngược chiều với cho vay bằng nội tệ. Năm 2012, chi nhánh đẩy mạnh cho vay USD là do trần lãi suất huy động USD chỉ 2%/năm làm cho lợi nhuận từ việc cho vay ngoại tệ rất hấp dẫn. Sang năm 2013, nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp chế biến lương thực khá lớn nhưng thông tư 37/2012/TT-NHNN ban hành ngày 28/12/2012 đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay. Cụ thể hơn, đối với trường hợp vay để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp phải có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ. Cùng lúc đó, NHNN cũng kiểm soát chặt chẽ hơn nên chi nhánh phải thận trọng thẩm định đối với các doanh nghiệp nằm trong diện được vay vốn theo yêu cầu của NHNN.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo đang gặp khó khăn, chi nhánh cùng chung tay với các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã cung cấp các gói cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi. Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lúa gạo có thể vay bằng USD với lãi suất chỉ 3,2%/năm. Chính vì những chính sách ưu đãi trên mà DSCV, DSTN, dư nợ bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng trở lại. Khi vay vốn bằng đồng ngoại tệ, các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn do doanh nghiệp sẽ dùng tiền được thanh toán là đồng ngoại tệ để trả lại tiền vay cho ngân hàng mà không cần tốn thời gian để chuyển đổi như trước.

50

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay các doanh nghiệp chế biến lương thực tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)