Phân tích tình hình cho vaydoanh nghiệp chế biến lương thực theo quy

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay các doanh nghiệp chế biến lương thực tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 51)

phân theo quy mô doanh nghiệp

Sau khi phân tích tình hình cho vay DNCBLT theo thời hạn, ta sẽ tiếp tục xem xét doanh số, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu của các doanh nghiệp này theo loại hình doanh nghiệp. Đi sâu vào phân tích, ta sẽ thấy được khách hàng DNCBLT gồm hai đối tượng chính là khách hàng doanh nghiệp lớn và vừa và nhỏ. Những biến động cụ thể của các đối tượng trên sẽ được thể hiện qua bảng 4.9 và 4.10.

4.2.4.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay từ doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của phòng khách hàng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn vay vốn tại ngân hàng đã hoạt động rất lâu trên thương trường, có nguồn lực tài chính mạnh và thu hút được các nhà lãnh đạo giỏi. Những doanh nghiệp này đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng rất lâu năm nên ngân hàng am hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh. Hơn thế nữa, tình hình kinh doanh lúa gạo trong năm 2012 có nhiều chuyển biến tích cực nên các doanh nghiệp lớn cần nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì thế, ngân hàng đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp lớn trong việc tiếp cận với nguồn vốn, tăng doanh số cho vay lên 27,75%. Ngân hàng gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh lớn như Vietcombank, BIDV,… nhưng chi nhánh đã đưa ra lãi suất hấp dẫn cùng nhiều chính sách ưu đãi để giữ chân các khách hàng cũ. Cán bộ tín dụng của chi nhánh cũng tích cực tìm kiếm thêm các khách hàng mới thông qua đối tác của doanh nghiệp lớn đã có mối quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Những nguyên nhân trên đã làm cho doanh số cho vay của doanh nghiệp lớn trong năm 2013 tiếp tục tăng thêm 26,67% so với năm 2012. Đầu năm 2014, mặc dù tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp, các doanh nghiệp lớn vẫn có khả năng trụ vững tốt hơn do có tiềm lực tài chính mạnh và khả năng cạnh tranh tốt hơn. Chính vì thế, doanh số cho vay các doanh nghiệp lớn giảm đôi chút nhưng tốc độ chậm hơn nhiều so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2012, doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khoảng 25% so với năm 2011. Nhằm tuân theo nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vietinbank cũng đã đưa ra chương trình “Chung tay vượt khó cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh được hưởng lãi suất ưu đãi được giảm tới

43

Bảng 4.9: Cho vay DNCBLT theo quy mô doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2012 – 2011 2013 – 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 380.421 100,00 481.039 100,00 602.971 100,00 100.618 26,45 121.932 25,35 DN lớn 214.597 56,41 274.152 56,99 347.278 57,59 59.555 27,75 73.126 26,67 DNVVN 165.824 43,59 206.887 43,01 255.693 42,41 41.063 24,76 48.806 23,59 DSTN 357.697 100,00 464.256 100,00 570.042 100,00 106.559 29,79 105.786 22,79 DN lớn 201.208 56,25 262.803 56,61 329.964 57,88 61.595 30,61 67.161 25,56 DNVVN 156.489 43,75 201.453 43,39 240.078 42,12 44.964 28,73 38.625 19,17 DƯ NỢ 95.780 100,00 112.563 100,00 145.492 100,00 16.783 17,52 32.929 29,25 DN lớn 52.196 54,50 63.545 56,45 80.859 55,58 11.349 21,74 17.314 27,25 DNVVN 43.584 45,50 49.018 43,55 64.633 44,42 5.434 12,47 15.615 31,86

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2011 – 2013 Ghi chú: DN: doanh nghiệp, DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

44

Bảng 4.10: Cho vay DNCBLT theo quy mô doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2013 Tỷ trọng 6T/2014 Tỷ trọng 6T/2014 – 6T/2014

Số tiền Tỷ lệ (%)

DOANH SỐ CHO VAY 287.454 100,00 258.096 100,00 (29.358) (10,21)

DN lớn 156.025 54,28 154.167 59,73 (1.858) (1,19) DN vừa và nhỏ 131.429 45,72 103.929 40,27 (27.500) (20,92) DOANH SỐ THU NỢ 275.619 100,00 267.725 100,00 (7.894) (2,86) DN lớn 149.378 54,20 153.128 57,20 3.750 2,51 DN vừa và nhỏ 126.241 45,80 114.597 42,80 (11.644) (9,22) DƯ NỢ 124.398 100,00 135.863 100,00 11.465 9,22 DN lớn 70.192 56,43 81.898 60,28 11.706 16,68 DN vừa và nhỏ 54.206 43,57 53.965 39,72 (241) (0,44)

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014 Ghi chú: DN: doanh nghiệp

45

3%/năm so với lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường. Sang năm 2013, mặc dù chi nhánh vẫn áp dụng các chương trình hỗ trợ DNVVN, các DNVVN bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những chuyển biến xấu trong tình hình xuất khẩu gạo, lượng tồn kho tăng cao. Hơn nữa, các kế hoạch kinh doanh chưa rõ ràng thiếu sức thuyết phục, thông tin tài chính cũng không được minh bạch đã gây ra nhiều khó khăn cho chi nhánh trong quá trình thẩm định, giải ngân vốn cho khách hàng và làm doanh số cho vay tăng trưởng khá chậm. Sang năm 2014, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng nguồn vốn đúng với cam kết trong hợp đồng tín dụng nên ngân hàng cũng xem xét lại, giám sát chặt chẽ các khoản vay cũ và cũng hạn chế các khoản vay mới để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh kinh doanh còn nhiều khó khăn.

4.2.4.2 Doanh số thu nợ

Doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lâu năm, có uy tín, đề ra kế hoạch kinh doanh cụ thể và rõ ràng hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, công tác thu nợ đối với các doanh nghiệp này luôn được tiến hành thuận lợi được thể hiện qua doanh số thu nợ liên tục tăng. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2012 tăng mạnh nhất với gần 31% so với năm 2011 là do các doanh nghiệp kinh doanh có lời nên khả năng trả được nợ rất tốt. Đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ cũng tăng nhưng không nhanh như giai đoạn trước. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp bị tác động khá nhiều bởi tình hình xuất khẩu có nhiều trở ngại làm cho doanh số thu nợ tăng chậm.

Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong năm 2012, tương tự như các doanh nghiệp lớn, cán bộ tín dụng cũng dễ dàng thu nợ gốc và lãi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, công tác đôn đốc và giám sát thu hồi nợ được thực hiện trong toàn bộ chi nhánh chứ không riêng gì các doanh nghiệp chế biến lương thực. Sang năm 2013, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với nhiều thách thức nên tốc độ tăng của doanh số cho vay cũng giảm, tốc độ tăng của doanh số thu nợ cũng có xu hướng giảm theo. Hơn thế nữa, năng lực trả nợ của DNVVN giảm sút nên thời gian trả nợ cũng được điều chỉnh kéo giãn ra. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ tiếp tục nợ giảm 9,22% so với 6T/2013 nhưng vẫn cao hơn doanh số cho vay. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp này khá tốt do một số khoản nợ đến hạn thu hồi và CBTD tích cực đôn đốc để tránh gặp phải những tổn thất lớn có thể xảy ra đối với ngân hàng.

46

4.2.4.3 Dư nợ

Tình hình dư nợ của các doanh nghiệp lớn không có sự biến động nhiều, có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều trong suốt giai đoạn 2011 – 6T/2014. Điều đó cho thấy vai trò của các doanh nghiệp lớn trong hoạt động cho vay được nâng cao lên hơn. Các doanh nghiệp này có khả năng trụ vững hơn trong nền kinh tế khó khăn do uy tín đã gây dựng nhiều năm; nguồn lực tài chính hùng hậu; thường xuyên đổi mới dây chuyền sản xuất, cải thiện chất lượng.

Dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 và 2013 lần lượt tăng 12,47% và 31,86% so với năm 2011 và 2012. Đặc biệt trong năm 2013, tốc độ tăng của DSCV cao hơn 4,42% so với tốc độ tăng của doanh số thu nợ. Khả năng thu nợ của các doanh nghiệp này có phần khó khăn hơn cũng góp phần làm tăng dư nợ. Sang đầu năm 2014, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều có sự biến động cùng chiều giảm lần lượt là 20,92% và 9,22% làm cho dư nợ cũng giảm theo. Điều này cho thấy được các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay của chi nhánh khi tình hình kinh doanh có nhiều chuyển biến xấu.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay các doanh nghiệp chế biến lương thực tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)