Phân tích tình hình cho vaydoanh nghiệp chế biến lương thực theo thờ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay các doanh nghiệp chế biến lương thực tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 44)

phân theo thời hạn

4.2.3.1 Doanh số cho vay

Để phân tích doanh số cho vay DNCBLT, ta cần xem xét kỳ hạn nguồn vốn vay để có thể biết và dự đoán được nguồn vốn huy động cho chi nhánh.

Từ năm 2011 trở về trước, chi nhánh cho vay phần lớn là các doanh nghiệp chế biến thủy sản bởi nhu cầu vốn cao. Tuy nhiên, sự kiện công ty TNHH An Khang chuyên kinh doanh, chế biến thủy hải sản chiếm đoạt 128 tỷ đồng gây tổn thất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, chi nhánh đã thắt chặt và giảm dần hoạt động cho vay thủy sản kể từ năm 2012. Trong khi đó, tình hình kinh doanh và xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt nhiều kết quả khả quan, là điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã chuyển trọng tâm sang cho vay các doanh nghiệp chế biến lương thực làm cho doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, trong ba năm này, Chính phủ đã ban hàng nhiều nghị quyết chỉ đạo NHTM hỗ trợ, đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh

36

Bảng 4.7: Cho vay DNCBLT theo thời hạn của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2012 – 2011 2013 – 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 380.421 100,00 481.039 100,00 602.971 100,00 100.618 26,45 121.932 25,35 NH 348.662 91,65 438.293 91,11 561.109 93,06 89.631 25,71 122.816 28,02 TDH 31.759 8,35 42.746 8,89 41.862 6,94 10.987 34,59 (884) (2,07) DSTN 357.697 100,00 464.256 100,00 570.042 100,00 106.559 29,7 105.786 22,79 NH 326.684 91,33 423.189 91,15 529.867 92,95 96.505 29,54 106.678 25,21 TDH 31.013 8,67 41.067 8,85 40.175 7,05 10.054 32,42 (892) (2,17) DƯ NỢ 95.780 100,00 112.563 100,00 145.492 100,00 16.783 17,52 32.929 29,25 NH 87.549 91,41 102.653 91,20 133.895 92,03 15.104 17,25 31.242 30,43 TDH 8.231 8,59 9.910 8,80 11.597 7,97 1.679 20,40 1.687 17,02 NỢ XẤU 793 100,00 746 100,00 1.024 100,00 (47) (5,93) 278 37,27 NH 718 90,54 677 90,75 926 90,43 (41) (5,71) 249 36,78 TDH 75 9,46 69 9,25 98 9,57 (6) (8,00) 29 42,03

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 2011 – 2013 Ghi chú: NH: ngắn hạn, TDH: Trung dài hạn

37

Bảng 4.8: Cho vay DNCBLT theo thời hạn của Vietinbank Tây Đô giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6T/2013 Tỷ trọng 6T/2014 Tỷ trọng 6T/2014 – 6T/2013 Số tiền Tỷ lệ (%)

DOANH SỐ CHO VAY 287.454 100,00 258.096 100,00 (29.358) (10,21)

Ngắn hạn 265.516 92,37 238.959 92,59 (26.557) (10,00) Trung dài hạn 21.938 7,63 19.137 7,41 (2.801) (12,77) DOANH SỐ THU NỢ 275.619 100,00 267.725 100,00 (7.894) (2,86) Ngắn hạn 255.416 92,67 246.744 92,16 (8.672) (3,40) Trung dài hạn 20.203 7,33 20.981 7,84 778 3,85 DƯ NỢ 124.398 100,00 135.863 100,00 11.465 9,22 Ngắn hạn 112.753 90,64 126.110 92,82 13.357 11,85 Trung dài hạn 11.645 9,36 9.753 7,18 (1.892) (16,25) NỢ XẤU 853 100,00 1.057 100,00 204 23,92 Ngắn hạn 773 90,62 972 91,96 199 25,74 Trung dài hạn 80 9,38 85 8,04 5 6,25

38

nghiệp sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như nghị quyết số 13/NQ-CP ban hành ngày 10/5/2012, nghị quyết số 02/NQ-CP ban hành ngày 7/1/2013. Cụ thể hơn, chi nhánh đã trọng tâm triển khai 2 chính sách ưu tiên cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo và cho vay thu mua tạm trữ thóc gạo. Thứ nhất, ngân hàng áp dụng quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo của NHNN theo nghị định 109/2010/NĐ-CP. Từ đó, các doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn được sự hỗ trợ tích cực của chi nhánh trong việc bố trí nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất hợp lí phục vụ cho việc xuất khẩu gạo. Thứ hai, Vietinbank chi nhánh Tây Đô nghiêm túc thực hiện chương trình cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ với sự hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời hạn tạm trữ từ nguồn ngân sách nhà nước. Tất cả những điều trên góp phần cho các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn làm cho doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012, 2013 tăng lần lượt là 25,71% và 28,02%. Samg 6 tháng đầu năm 2014, tình hình hoạt động của ngành lúa gạo có xu hướng xấu đi với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lần lượt giảm 37,81% và 40,53% so với 6 tháng năm 2013. Lãi suất cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm nhưng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh lại không tăng. Các doanh nghiệp chế biến lương thực không thực hiện tốt thu mua tạm trữ lúa gạo khiến giá nguồn nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi đó sức mua suy yếu nên các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra, lượng tồn kho tăng cao. Vì thế, việc tìm kiếm các khách hàng có kết quả kinh doanh tốt, khả năng tài chính minh bạch đối với chi nhánh là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng xem xét lại những trường hợp vay vốn ngắn hạn sử dụng không đúng mục đích dẫn đến nguồn vốn vay không mang lại hiệu quả làm cho doanh số cho vay ngắn hạn giảm 10% so với 6T/2013.

Doanh số cho vay dài hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay là do cho vay trung dài hạn tiềm ẩn rủi ro cao, thu hồi vốn chậm nên Vietinbank Tây Đô rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay. Ngân hàng sẽ xem xét và ưu tiên cho những doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, báo cáo tài chính minh bạch và phương án kinh doanh khả thi. Năm 2012, doanh số cho vay dài hạn tăng hơn 34% so với năm 2011 là do các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để cải tạo hệ thống kho cũ; đầu tư hệ thống kho mới; mua các thiết bị vận chuyển, sấy, xay xát lúa, đánh bóng gạo nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng lúa gạo. Hơn thế nữa, lãi suất cho vay trung dài hạn giảm mạnh từ 19%/năm xuống còn 15%/năm làm doanh số cho vay tăng. Sang năm 2013, chi nhánh huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn

39

nên để chấp hành theo thông tư số 15/2009/TT-NHNN trong việc đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 30% thì cho vay trung dài hạn giảm là tất yếu. Hơn thế nữa, quy trình thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp; thời gian giải ngân chậm làm cho một số doanh nghiệp e dè vay vốn trung dài hạn tại chi nhánh. Đến 6T/2014, nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp có xu hướng chững lại, đồng thời phương án kinh doanh cũng không khả thi làm cho doanh số cho vay trung dài hạn giảm 12,77% so với 6T/2013.

4.2.3.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua từng năm cùng với sự biến động của doanh số cho vay ngắn hạn. Các món cho vay phục vụ thu mua tạm trữ lúa gạo được giải ngân đa phần trong thời gian thu hoạch của nông dân sau đó được thu về nhanh làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên. Năm 2012, các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất, chú trọng vào sản phẩm gạo cấp cao giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lương thực đạt hiệu quả chi nhánh dễ dàng thu hồi nợ gốc và lãi. Doanh số thu nợ tăng 29,54% so với năm 2011. Sang năm 2013, các doanh nghiệp chế biến lương thực gặp nhiều trở ngại do phải cạnh tranh với cạnh tranh về giá với các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh nhưng đến cuối năm, các doanh nghiệp tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường mới tạo điều kiện cho chi nhánh có thể thu hồi nợ. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh số thu nợ năm 2013 vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ năm 2012 bởi vì các lý do được nêu trên. Đến 6 tháng đầu năm 2014, cùng xu hướng với doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhẹ 10%, DSTN cũng giảm 3,4% là điều tất yếu. Trong tình hình kinh doanh lúa gạo có nhiều trở ngại, một số doanh nghiệp chế biến lương thực chấp nhận “mua cao, bán thấp” để duy trì hoạt động sản xuất nên các doanh nghiệp này bị thua lỗ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Trong năm 2012, tình hình hoạt động ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo của thành phố Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2011. Doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng lên là do có nhiều khoản nợ đến hạn thu hồi và các doanh nghiệp kinh doanh có lời nên có khả năng trả được nợ. Đồng thời, chi nhánh tập trung vào những doanh nghiệp lớn, kinh doanh có hiệu quả nên việc thu nợ được đảm bảo. Từ đó, ta có thể thấy được khả năng chọn lựa và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có hiệu quả. Đến năm 2013, công tác thu hồi trung dài hạn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh, nhiều doanh

40

nghiệp ưu tiên trả nợ các khoản ngắn hạn hơn các khoản trung dài hạn để có thể vay lại các khoản nợ mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cũng đã chủ động điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ cho các khoản trung dài hạn để các doanh nghiệp vay vốn hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Đầu năm 2014, một số khoản nợ trung dài hạn được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia nợ đến hạn thu hồi. Đồng thời, những khoản vay này rủi ro nhiều hơn nên cán bộ tín dụng cũng đẩy mạnh đôn đốc thu hồi do lo sợ các doanh nghiệp khó trả được nợ khi điều kiện kinh doanh không được khởi sắc. Những nguyên nhân trên làm cho DSTN trung dài hạn 6T/2014 tăng 3,85% so với 6T/2013.

4.2.3.3 Dư nợ

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn là do cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp chế biến lương thực ít rủi ro hơn, độ thanh khoản cao hơn và tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn. Đồng thời, người dân vẫn ưa chuộng gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn do lãi suất kỳ hạn không cao hơn và nếu thị trường tài chính có biến động sẽ dễ dàng hơn khi rút tiền ra để đầu tư vào lĩnh vực khác. Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung dài hạn nên số vốn cho doanh nghiệp chế biến lương thực vay với kì hạn dài cũng khá ít. Cụ thể hơn, doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn DSTN ngắn hạn làm cho dư nợ ngắn hạn tăng nhanh qua 3 năm cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn được mở rộng nhanh chóng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn đều giảm, chỉ có dư nợ tăng. Tình hình xuất khẩu vẫn bị áp lực về giá xuất khẩu gạo của Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar. Các hợp đồng ủy thác xuất khẩu sang thị trường Phillipines có giá tương đối thấp, các doanh nghiệp không có lãi. Đồng thời, chi nhánh cũng đẩy mạnh gói tín dụng ngắn hạn dành cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phân bón do nhu cầu vốn lớn và các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan. Vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn của các doanh nghiệp chế biến lương thực của ngân hàng sụt giảm kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn giảm.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, dư nợ của doanh nghiệp chế biến lương thực trong trung dài hạn đều có sự biến động giống với dư nợ ngắn hạn. Đặc biệt hơn, trong năm 2013, dư nợ trung dài hạn vẫn tăng nhưng tình hình cho vay trung dài hạn lại gặp nhiều vấn đề thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều lần lượt giảm 9,09% và 14,59%. Một phần là do thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp và chi nhánh nới lỏng thời gian thu hồi vốn cho các các doanh nghiệp. Doanh số cho vay trung dài hạn 6T/2014 cũng sụt giảm theo

41

tình hình chung, đồng thời chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu hồi các khoản nợ trung dài hạn đã làm cho dư nợ 6T/2014 giảm 16,25% so với 6T/2013.

4.2.3.4 Nợ xấu

Trong năm 2012, sau ảnh hưởng của vụ chiếm đoạt tài sản của công ty An Khang, chi nhánh đã đẩy mạnh giám sát chặt chẽ hầu hết các khoản nợ trong nhóm nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ trong ngắn hạn. Các khoản nợ của doanh nghiệp chế biến lương thực cũng không thuộc ngoại lệ, ngân hàng đã tăng cường công tác thu hồi nợ đối với các doanh nghiệp này. Điều này góp phần làm cho nợ xấu ngắn hạn giảm 5,71% so với năm 2011. Sang năm 2013, nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng trở lại chủ yếu là do ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay bằng cách tăng doanh số cho vay ngắn hạn và số lượng doanh nghiệp nên công tác quản lí các món nợ không được tốt như năm 2012. Cán bộ tín dụng phải làm việc trong tình trạng quá tải tác động nhiều đến chất lượng hoạt động cho vay như thẩm định các khách hàng còn lỏng leo, giám sát các doanh nghiệp chưa chặt chẽ dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích,…Trong 6T/2014, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lương thực vay vốn tại chi nhánh không được tốt do các đơn hàng xuất khẩu ở các thị trường quen thuộc suy giảm, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Việc này đã ảnh hưởng lớn đến năng lực trả nợ của khách hàng. Đồng thời, các điều kiện chặt chẽ hơn trong thông tư 09/2014/TT- NHNN ban hành ngày 18/3/2014 về việc cơ cấu lại nợ đã không cho phép chi nhánh tạo nhiều vòng đời của nợ qua cơ cấu lại mà không chịu chuyển nhóm vì cơ chế chỉ cho phép cơ cấu 1 lần mà thôi. Điều này thể hiện qua nợ xấu ngắn hạn trong 6T/2014 tăng 25,74% so với 6T/2013.

Vì tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố năm 2012 đạt kết quả khả quan do các doanh nghiệp đề ra các phương án kinh doanh có hiệu quả cao nên khả năng trả nợ của các doanh nghiệp có khoản nợ xấu tăng lên. Nợ xấu trung dài hạn cũng giảm mạnh 8% so với năm 2011. Sang năm 2013, công tác đôn đốc khách hàng trả nợ có chiều hướng xấu đi do một vài doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Tốc độ tăng của nợ xấu trung dài hạn 6T/2014 thấp hơn nhiều so với ngắn hạn do ngân hàng chủ động phòng ngừa rủi ro nên tăng cường thu nợ.

42

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay các doanh nghiệp chế biến lương thực tại nhtmcp công thương việt nam chi nhánh tây đô (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)