Sắc ký cột phân đoạn BL.C06

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành phần hóa học của lá bằng lăng nước lagerstroemia speciosa (Trang 49)

b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):

5.4 Sắc ký cột phân đoạn BL.C06

Phân đoạn BL.C06 thu được từ lọ T11 – T35 khi sắc ký cột cao chloroform. Phân đoạn có dạng tinh thể màu trắng xanh có khối luợng 4 g. Sắc ký lớp mỏng phân đoạn BL.C06 với hệ giải ly PE : EA (3:2) thấy có 3 vết chính: 1 vết màu tím Rf

=0,58, 1 vết màu xanh Rf= 0,41 và một vết màu xám Rf = 0,2. Phân đoạn được xử lý trên cột nhỏ dài 51 cm, đường kính 3 cm, khối luợng silica gel dùng là 40 g. Dung môi giải ly cột đầu tiên là PE : EA (9:1). Chất chạy ra khỏi cột được hứng vào các lọ bi riêng biệt, kiểm tra vết bằng sắc ký lớp mỏng. Các lọ bi cho vết giống nhau được gom chung lại để tiếp tục xử lý. Tổng cộng khối luợng của các phân đoạn là: 3,356 g. Kết quả được trình bày ở bảng 5.2:

Chương 5: Thực nghiệm

SVTH: Lê Thành Việt Tân 34

Bảng 5.2: Kết quả sắc ký cột phân đoạn BL.C06

STT lọ SKC SKLM Kết quả SKLM Dạng chất KL (g) I1C6 I1 PE : EA 9:1 C 100% Nhiều vết Xanh lá 0,003 I2C6 I2 – I4 " " Nhiều vết Vàng nâu 0,18 I3C6 I5 – I6 " " Nhiều vết Vàng nâu 0,226 I4C6 I7 – I17 " " Nhiều vết Vàng nhạt 1,098 I5C6 I18 I28 " C 100% Nhiều vết, 3 vết chính: tím nhạt, nâu, tím Trắng xanh 1,073 I6C6 I29 – I44 PE:EA 7:3 " Nhiều vết Vàng nhạt 0,425 I7C6 I45 – I57 " " Nhiều vết Vàng nhạt 0,026 I8C6 I58 – I59 EA 100% " Nhiều vết Vàng nhạt 0,011 I9C6 I60 – I79 " " Nhiều vết Vàng nâu 0,241 I10C6 I80 – I95 " " Nhiều vết Nâu 0,063

Chương 5: Thực nghiệm

SVTH: Lê Thành Việt Tân 35

Từ kết quả sắc ký lớp mỏng chúng tôi quyết định khảo sát tiếp phân đoạn I5C6. Sử dụng cột sắc ký có kích thước: Đường kính 1,5 cm, dài 33,5 cm.

Lượng silica gel dùng: 10 g.

 Qua quá trình làm sạch nhiều lần bằng sắc ký cột song song với sắc ký lớp mỏng để kiểm tra độ tinh sạch của các phân đoạn thu được bằng các dung môi PE : EA (9:1), PE : EA (8:2), PE : EA (7:3), thu được kết quả của phân đoạn thu được chất sạch phía sau phân đoạn I5C6 được trình bày ở bảng 5.3.

Bảng 5.3: Kết quả sắc ký cột phân đoạn thu được chất sạch phía sau I5C6

STT lọ SKC Kết quả

SKLM Dạng chất (mg) KL

LBL.C0 M0 – M5 PE : EA

(9:1) Vết tạp Vàng nhạt 6

LBL.C1 M6 – M15 PE : EA

(8:2) Vết tròn tím kim, màu trắng Tinh thể hình 15

LBL.C2 M16 – M20

PE : EA

(7:3) Tím kéo vệt Tinh thể vàng nhạt 8 Từ phân đoạn LBL.C1 ta thu được một hợp chất tinh khiết có tinh thể hình kim, màu trắng, tạm gọi tên hợp chất là LBL.C1

5.5 Xác định cấu trúc hợp chất thu được

Chương 5: Thực nghiệm

SVTH: Lê Thành Việt Tân 36

5.5.1 Đặc điểm của hợp chất

Vết tròn màu tím nhạt, dung môi giải ly bản mỏng PE : EA (8:2), Rf= 0,27 Tinh thể dạng hình kim, màu trắng.

Tan tốt trong chloroform.

Nhiệt độ nóng chảy: 169 – 170C

5.5.2 Xác định cấu trúc của hợp chất LBL.C1

Một số thông tin nhận được từ phổ 1

H–NMR (bảng 5.4): phổ 1H–NMR cho thấy ở: 5,35 ppm (1H ,m, có chứa H – olefin, –CH=, H–6), 5,15 ppm (1H, dd, J1’= 15 Hz, J2’ = 8,5 Hz, có chứa H – olefin, –CH= , H–22), 5,02 ppm (1H, dd, J1” = 15 Hz, J2” = 9 Hz, có chứa H – olefin, –CH=, H–23), 3,52 ppm (1H, m, có thể là liên kết >CH–OH, H–3). Phần lớn tín hiệu xuất hiện ở vùng từ trường cao 0,6 – 2,31 ppm là những liên kết của hydro bão hòa (>CH–, >CH

2, –CH

3). Một số thông tin từ phổ 13

C–NMR và phổ DEPT–NMR (bảng 5.4 ): Có 29 C trong đó có: 3C tứ cấp, 11C methin, 9C methylene, 6C methyl. Có tín hiệu ở 140,8 ppm ( >C=, C–5), 138,3 ppm (–CH=, C–22), 129,3 ppm (–CH=, C–23) và 121,7 ppm (–CH=, C–6), Có tín hiệu ở 71,8 ppm là của C gắn với nhóm rút điện tử mạnh, có thể là >CH–OH.

Từ những thông tin trên, chúng tôi dự đoán LBL.C1 là một sterol có hai nối đôi nên chúng tôi tiến hành so sánh với phổ chuẩn của stigmasterol (bảng 5.4).

Hình 5.9: SKLM chất LBL.C1 Hình 5.10: SKLM so sánh trong ba hệ dung môi giải ly PE : EA chất LBL.C1 với cao C (8:2), C 100%, PE : EA (6:4)

Chương 5: Thực nghiệm

SVTH: Lê Thành Việt Tân 37

Bảng 5.4: So sánh số liệu phổ của hợp chất LBL.C1 với tài liệu [8]

Vị trí C Loại cacbon LBL.C1 13 C-NMR [8] Stigmasterol 1 H-NMR DEPT 90 DEPT 135 13C-NMR

1 –CH2– Biến mất Mũi âm 37,28 37,28

2 –CH2– Biến mất Mũi âm 28,92 28,93

3 –CH< 3,52 m Mũi dương Mũi dương 71,82 71,83

4 –CH2– Biến mất Mũi âm 39,70 39,71

5 >C= Biến mất Biến mất 140,8 140,78

6 –CH= 5,35 m Mũi dương Mũi dương 121,7 121,73

7 –CH2– Biến mất Mũi âm 31,68 31,69

8 –CH< Mũi dương Mũi dương 31,89 31,90

9 –CH< Mũi dương Mũi dương 50,18 50,19

10 >C< Biến mất Biến mất 36,53 36,53

11 –CH2– Biến mất Mũi âm 21,09 21,12

12 –CH2– Biến mất Mũi âm 42,32 42,35

13 >C< Biến mất Biến mất 42,23 42,33

14 –CH< Mũi dương Mũi dương 56,89 56,89

15 –CH2– Biến mất Mũi âm 24,38 24,38

16 –CH2– Biến mất Peak âm 28,92 28,96

17 –CH< Mũi dương Mũi dương 55,98 55,99

Chương 5: Thực nghiệm

SVTH: Lê Thành Việt Tân 38

19 –CH3 Biến mất Mũi dương 12,06 12,07

20 –CH< Mũi dương Mũi dương 40,50 40,49

21 –CH3 Biến mất Mũi dương 21,23 21,20

22 –CH= 5,15 dd

J = 15; 8,5 Hz

Mũi dương Mũi dương 138,3 138,33

23 –CH= 5,02 dd

J = 15; 9 Hz

Mũi dương Mũi dương 129,3 129,32

24 –CH< Mũi dương Mũi dương 51,25 51,26

25 –CH< Mũi dương Mũi dương 31,92 31,90

26 –CH3 Biến mất Mũi dương 18,99 21,23

27 –CH3 Biến mất Mũi dương 18,99 18,80

28 –CH2– Biến mất Mũi âm 25,41 25,42

29 –CH3 Biến mất Mũi dương 12,26 12,25

 Các số liệu so sánh đều trùng khớp với độ dịch chuyển của phổ 1H-NMR và phổ 13

C-NMR của hợp chất stigmasterol, theo tài liệu [8] công bố, nên chúng tôi dự đoán hợp chất LBL.C1 là Stigmasterol, có công thức C29H48O.

Trên đây là cấu trúc của Stigmasterol (LBL.C1). Stigmasterol là một trong những thành phần chính của phytosterol, có tác dụng giảm luợng cholesterol trong máu, kháng viêm, dùng trong tổng hợp progesterone, và là tiền chất của vitamin D3.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 HO 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 H H

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận

Từ lượng bột lá Bằng lăng nước (1,7 kg bột lá) chúng tôi điều chế được cao tổng methanol có khối lượng là 98 g.

Điều chế được cao chloroform có khối lượng 21,65 g, cao ethyl acetate 13 g. Từ cao C chúng tôi thu được 10 phân đoạn nhỏ. Sau đó xử lý tiếp phân đoạn BL.C06 thu được từ lọ T11 – T35 trong quá trình sắc ký cột cao chloroform. Phân đoạn có dạng tinh thể màu trắng xanh có khối luợng 4 g. Sắc ký lớp mỏng phân đoạn BL.C06 với hệ giải ly PE : EA (3:2) thấy có 3 vết chính: 1 vết màu tím Rf

=0,58, 1 vết màu xanh Rf = 0,41 và một vết màu xám Rf = 0,2. Tiếp tục xử lý phân đoạn I5C6 thu được từ việc sắc ký ccột phân đoạn BL.C06 và các phân đoạn nhỏ hơn của I5C6 chúng tôi thu được một hợp chất tinh khiết có tinh thể hình kim, màu trắng, tạm gọi tên hợp chất là LBL.C1

Ghi phổ 1

H-NMR, 13C-NMR, DEPT-NMR hợp chất thu được, tại phòng máy NMR, viện Hóa học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội với tần số 500 MHz cho phổ 1

H và 125 MHz cho phổ 13C. Dựa vào các thông tin có được từ phổ 1

H-NMR, 13C-NMR, DEPT-NMR, đem so sánh các số liệu với phổ chuẩn của stigmasterol trong tài liệu [8], chúng tôi đã định danh được hợp chất tạm gọi là LBL.C1 chính là stigmasterol.

Phân lập được hợp chất stigmasterol từ cao chloroform của lá Bằng lăng nước

Lagerstroemia speciosa. Stigmasterol là một trong những thành phần chính của phytosterol, có tác dụng giảm luợng cholesterol trong máu, kháng viêm, dùng trong tổng hợp progesterone và là tiền chất của vitamin D3.

6.2 Kiến nghị

Hợp chất trong lá Bằng lăng nước rất phong phú và đa dạng. Do hạn chế về thời gian nên chỉ khảo sát được một phân đoạn trên cao chloroform. Do vậy, cần tiếp tục khảo sát các phân đoạn khác của cao C và các cao còn lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  

1. Tôn Nữ Liên Hương, Bài giảng Hóa học hợp chất thiên nhiên, 2008, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam tập II, 2000, NXB trẻ.

3. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ , 2007, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, 2005, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

5. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 2004, NXB Y Học. 6. Nguyễn Ngọc Khang, Cô lập sterol trong cây rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis L. và Hydrocotyle vulgaris L., họ ngò, Luận văn đại học, 2010, Đại học Cần thơ.

7. Nguyễn Duy Tuấn, Phân lập hợp chất phân cực trung bình từ cây rau má lá sen Hyrocotyle bonariensis bằng silica gel tái chế, Luận văn đại học, 2009, Đại học Cần thơ.

8. Trần Thanh Lương, Lê Thị Út, Phạm Nguyên Đông Yên, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thanh Thủy, Study on biological activities and chemical composition of Houttuynia cordata Thumb. Cultivating in HOCHIMINH city Hội nghị Khoa học & Công nghệ Hóa học hữu cơ toàn quốc lần thứ IV, trang 430 – 434. 9. Trần Hữu Dung, Đặng Thị Ngọc Hoa Xây dựng quy trình chiết xuất và phương pháp định lượng stigmasterol trong cây ráy (alocasia odora (roxb.) c.

koch) bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao Tạp chí khoa học, Ðại học Huế, Số 63, 2010,

trang 43-50.

10. Nguyễn Quyết Tiến, Phạm Thị Hồng Minh, Nguyễn Quảng An,Trương Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Tuấn, Ðoàn Văn Tuấn, Phạm Hữu Ðiển Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học của cây Bằng lăng nuớc (lagerstroemia speciosa) Tạp chí khoa học & công nghệ, 83, trang 15 – 18.

11. Woratouch Thitikornpong, Thatree Phadungcharoen and Suchada Sukrong, Pharmacognostic evaluations of Lagerstroemia speciosa leaves, Journal of Medicinal Plants Research Vol. 5(8), pp. 1330-1337, 18 April, 2011.

12. Wenli Hou, Yanfang Li, Qiang Zhang, Xin Wei, Aihua Peng, Lịuan Chen và Yuquan Wei, Triterpene Acids Isolated from Lagerstroemia speciosa Leaves as α-Glucosidase Inhibitors, Phytother, 23, pp. 614 – 618, 2009.

SVTH: Lê Thành Việt Tân 43

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc

BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

******** Cần Thơ, ngày 08 tháng 01 năm 2012

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Năm học: 2011 - 2012

Tên đề tài thực hiện: “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ BẰNG

LĂNG NƢỚC LAGERSTROEMIA SPECIOSA

Họ và tên sinh viên thực hiện:

 `Họ và tên: Lê Thành Việt Tân MSSV: 2082193

1. Họ và tên cán bộ hƣớng dẫn:

 Họ và tên: Tôn Nữ Liên Hƣơng

 Học vị : Thạc Sĩ

2. Đặt vần đề (giới thiệu chung):

Bằng lăng nƣớc là một loại thực vật có nhiều ở Việt Nam. Ngày nay, bằng lăng đƣợc trồng ngày một nhiều hơn, hầu nhƣ ở các công trình công cộng lúc nào cũng có mặt cây bằng lăng nhƣ một loài cây cảnh và để che bóng mát. Đã từ lâu, con ngƣời biết đến công dụng của lá bằng lăng nhƣ một loại thuốc trị đau bao tử và trị bệnh tiểu đƣờng. Các chất trích ly đƣợc thƣơng mại hóa đôi khi cũng đƣợc dùng làm bớt mập phì. Chất trích lá bằng lăng nƣớc thƣờng tìm thấy trong các thuốc bổ sung đa thành phần để làm giảm cân. Đến nay, thế giới đã công bố rất nhiều công trình nghiên cứu về cây bằng lăng, đặc biệt là ở một số nƣớc phát triển nhƣ: Mỹ, Nhật …Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về loài thực vật này còn chƣa nhiều. Do đó, đề tài “ Tìm hiểu thành phần hóa học của lá Bằng lăng nƣớc

Lagerstroemia speciosađƣợc chúng em chọn để thực hiện, với mong muốn sẽ vận

dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tế và góp một phần vào việc nghiên cứu loài thực vật này.

3. Mục đích yêu cầu:

 Tìm hiểu thành phần hóa học của lá bằng lăng nƣớc Lagerstroemia speciosa

trong cao chloroform và cao ethyl acetate.

4. Địa điểm, thời gian thực hiện:

 Địa điểm: Phòng thí nghiệm hóa hữu cơ khoa Khoa học

 Thời gian thực hiện: 02/01/2012 – 13/04/2012

5. Giới thiệu về thực trạng có liên quan tới vấn đề trong đề tài:

 Trên thế giới, cây bằng lăng đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều.

 Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trên cây Bằng Lăng đang đƣợc thực hiện.

6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài: Chƣơng 1: Tổng quan

1.1 Mô tả thực vật

1.2 Phƣơng pháp sắc ký cột hở 1.3 Phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng

Chƣơng 2: Thực nghiệm và kết quả

2.1 Dụng cụ, hóa chất và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1 Dụng cụ, hóa chất:

2.1.1.1 Dụng Cụ: Bình thủy tinh, bình cầu, cốc thủy tinh, bình lóng, hủ bi, hệ thống sắc ký cột, bảng mỏng silicagel …

2.1.1.2 Hóa chất: Các dung môi: methanol, ethyl acetate, chloroform, petroleum ether 60 – 90…

2.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: Sắc ký cột và sắc ký bảng mỏng. 2.2 Thực nghiệm

2.2.1 Sắc ký bản mỏng cao chloroform

2.2.2 Sắc ký cột cao chlorform và các phân đoạn 2.2.3 Sắc ký bản mỏng cao ethyl acetate

2.2.4 Sắc ký cột cao ethyl acetate và các phân đoạn 2.3 Kết quả

Chƣơng 3: Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận 3.2 Kiến nghị

7. Phƣơng pháp thực hiện đề tài:

 Cô lập các chất từ các cao bằng phƣơng pháp sắc ký cột hở

 Tinh chế chất

 Xác định cấu trúc (ghi phổ va giải phổ)

8. Kế hoạch thực hiện (ghi rõ tiến độ thực hiện):

 Từ ngày 02/01/2012 đến 02/04/2012 tiến hành sắc ký cột để phân lập, sau đó tinh chế hợp chất. Gửi đo phổ NMR của chất tinh khiết thu đƣợc.

 Từ ngày 02/03/2012 viết và sửa bài để hoàn thành luận văn.

SINH VIÊN THỰC HIỆN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Lê Thành Việt Tân Ths. Tôn Nữ Liên Hƣơng

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành phần hóa học của lá bằng lăng nước lagerstroemia speciosa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)