Ứng dụng của SKLM

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành phần hóa học của lá bằng lăng nước lagerstroemia speciosa (Trang 38)

b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ):

3.3.2.4 Ứng dụng của SKLM

Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiện nay vẫn là công cụ rất đắc lực trong ngành hóa hữu cơ, đặc biệt trong hóa học hợp chất thiên nhiên như:

Cho biết đặc điểm của hợp chất vừa trích ly, cô lập được (một chất tinh khiết sẽ có giá trị R

f không đổi trong hệ dung môi xác định).

Có thể tiên đoán sơ bộ là trong hỗn hợp chiết xuất ban đầu có bao nhiêu hợp chất và tính phân cực của hỗn hợp mẫu chiết.

Để định hướng loại dung môi phù hợp cho sắc ký cột. Trước khi dùng sắc ký cột để tách một lượng lớn mẫu chất, các nhà nghiên cứu thường hay sử dụng sắc ký lớp mỏng để thăm dò tìm hệ dung môi thích hợp cho quá trình sắc ký cột.

Sắc ký lớp mỏng là công cụ rất đắc lực để theo dõi quá trình sắc ký cột, để nhận định các phân đoạn thu được từ săc ký cột. Việc quan sát các vết trên bản mỏng rất quan trọng để có thể nhận định rằng phân đoạn đó là hỗn hợp hay tinh khiết hoặc để gộp các phân đoạn có cùng R

CHƢƠNG 4: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN,

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Địa điểm

Đề tài luận văn “Tìm hiểu thành phần hóa học của lá Bằng lăng nước

Lagerstroemia speciosa” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ – Khoa

Khoa học Tự nhiên truờng Đại học Cần Thơ.

4.2 Thời gian

Thời gian thực hiện từ ngày 02/01/2012 đến ngày 02/04/2012.

4.3 Phƣơng tiện 4.3.1 Dụng cụ

a. Tủ sấy b. Máy cô quay

Hình 4.1: Một số dụng cụ dùng trong luận văn

Tủ sấy: dùng để sấy dụng cụ như cốc, lọ bi, cột sắc ký, silica gel, lớp mỏng... Máy cô quay: dùng để cô cạn dịch chiết và thu hồi dung môi duới áp suất thấp nhằm thu các cao và chất sau khi sắc ký cột.

Một số dụng cụ khác như: bình chiết, lọ bi, becher các loại 100 ml, 200 ml, 250 ml, ống mao quản, ống đong 10 ml, 100 ml, đũa thủy tinh, bếp điện, cân điện tử, thước kẻ, kéo,... được sử dụng cho quá trình chiết các cao, chấm lớp mỏng, pha hệ dung môi giải ly cột và sắc ký lớp mỏng,...

Cột sắc ký: sử dụng các cột sắc ký: đường kính 5 cm, dài 85 cm; đường kính 3 cm, dài 51 cm; đường kính 2,5 cm, dài 51 cm; đường kính 1,5 cm, dài 33,5 cm; đường kính 1 cm, dài 35 cm.

Chương 4:Địa điểm,thời gian, phương tiện và phương pháp nghiên cứu

SVTH: Lê Thành Việt Tân 24

4.3.2 Hóa chất

Methanol để ngâm bột lá. Các dung môi khác được sử dụng để chiết thu các cao, giải ly cột và giải ly lớp mỏng như: petroleum ether 60 – 90, chloroform, ethyl acetate, methanol. Ngoài ra còn dùng aceton để tráng dụng cụ.

H2SO4 đậm đặc được dùng để pha thuốc thử hiện màu.

Silica gel G (Merck) dùng để nhồi cột và bản mỏng tráng sẵn loại thường (không đảo pha).

Hình 4.2: Một số hóa chất sử dụng trong luận văn

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành phần hóa học của lá bằng lăng nước lagerstroemia speciosa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)