Giải pháp nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 95)

Như bất cứ một ngân hàng nào khác, NHCSXH phải có giải pháp thích hợp để huy động vốn bình thường, không làm như vậy sẽ không tạo được nguồn vốn dồi dào để cho vay. Hiện tại, việc huy động tiết kiệm của PGD còn rất hạn chế, nguồn vốn cho vay chủ yếu là từ chi nhánh NHCS tỉnh Hậu Giang chuyển về. Mặc dù tổ viên của tổ TK&VV chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhưng với số lượng gần 20.000 tổ viên, nếu huy động được tất cả số hộ này thì lượng tiền huy động tiết kiệm sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, với việc tiết kiệm như vậy sẽ giúp PGD tăng tỷ lệ thu lãi hằng năm, vì khi không có tiền đóng lãi thì hộ vay sẽ sử dụng nguồn tiền này. Để làm được như vậy, tổ trưởng tổ TK&VV cần tăng cường nhắc nhở tổ viên, giải thích cho tổ viên nhận thấy được những lợi ích khi gửi tiết kiệm tại PGD như có lãi khi gửi tiền, tuy không cao, giảm bớt áp lực cho hộ vay khi đến hạn trả nợ cho ngân hàng.

Hiện tại huyện Long Mỹ, không ít những hộ đã làm giàu lên nhờ vào trồng cam, quýt, bưởi và các loại cây trồng vật nuôi khác nên họ có nguồn tiền nhàn rỗi, nên đối với nguồn huy động từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài

84

địa bàn huyện cần có các bộ chuyên trách trong việc huy động nguồn tiền này. Bên cạnh đó, PGD cần có các công tác phổ biến trong địa bàn dân cư về việc hệ thống NHCSXH có nhận tiền gửi từ dân cư vì hiện tại hầu hết người dân đều nghĩ đến ngân hàng thương mại khi có nhu cầu gửi tiền và NHCSXH được Ngân hàng Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán để nâng cao lòng tin vào PGD từ người dân. Mặc khác, PGD cần có những chương trình tri ân khách hàng, tặng quà và các dịp như lễ, tết để khuyến khích và thu người dân gửi tiền vì đặc điểm của người dân Việt Nam nói chung và người dân Long Mỹ nói riêng có thói quen dự trữ tiền hoặc vàng ở nhà.

Đối với nguồn vốn điều chuyển, PGD cần kết hợp với chính quyền địa phương rà soát các đối tượng thuộc diện vay vốn và cần phải quan tâm đến cả các đối tượng đang gặp khó khăn có thể thiếu vốn sản xuất khi gặp rủi ro, lập hồ sơ gửi về NHCSXH tỉnh để đề nghị tăng vốn điều chuyển.

5.3.2 Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng

- Chủ động tìm đến những hộ dân có nhu cầu để cung cấp vốn cho hộ nghèo kịp thời, để hạn chế tình trạng đi vay nặng lãi ở vùng nông thôn đáp ứng nhu cầu vay vốn một cách nhanh nhất, thủ tục lại nhanh gọn. Cung cấp vốn đúng lúc, đúng thời điểm cho các hộ nghèo là một việc không đơn giản, cán bộ NHCSXH và các đơn vị làm dịch vụ ủy thác cho NHCSXH cần phải tìm hiểu và nắm bắt được mùa vụ nào, khi nào những hộ nghèo và các đối tượng chính sách cần vốn, khi nào họ sẽ thu hoạch để cung cấp vốn đúng lúc và thu nợ đúng thời điểm.

- Tăng cường hơn nữa về năng lực và tinh thần trách nhiệm của ban quản lý Tổ TK&VV:

+ Bên cạnh tập huấn thường xuyên và tập huấn bổ sung về nghiệp vụ ủy thác, BQL tổ cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp tổ, giao tiếp với PGD,...

+ Ban quản lý tổ cũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt tổ thường xuyên như đã quy định tại biên bản họp thành lập tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp cho BQL tổ thu lãi dễ dàng hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên, với BQL Tổ TK&VV.

+ Nâng cao chất lượng của việc bình xét cho vay, thực hiện bình xét chính xác hộ vay vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu chính sách tín dụng ưu

85

đãi của chính phủ đồng thời bảo toàn được nguồn vốn, tránh được hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích.

+ Kiên trì giải thích, hướng dẫn hộ vay, không làm thay làm hộ hộ vay: có một số trường hợp tổ trưởng điền hộ vào đơn xin vay vốn và phương án sử dụng vốn vay (Mẫu 01/TD) dẫn đến các hộ vay không nhớ rõ số tiền vay và thời điểm trả nợ nên bị động, lúng túng khi đến hạn trả. Vì vậy, BQL Tổ TK&VV tuyệt đối không được làm hộ, làm thay hộ vay mà phải kiên trì giải thích hướng dẫn hộ vay hoàn tất thủ tục xin vay vốn.

+ Làm rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi kết nạp vào tổ, thực tế cho thấy ở nhiều hộ vay vốn (đặc biệt là các hộ nghèo) có suy nghĩ rằng đây là nguồn vốn của Nhà nước giúp người nghèo nên chưa nhận thức rõ trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay. Vì vây, BQL tổ và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cần tuyên truyền, phổ biến rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc tiền vay đối với hộ vay ngay từ ban đầu khi kết nạp vào tổ và khi bình xét cho vay món vay đầu tiên.

+ Các cuộc họp tổ bình xét cho vay phải công khai, dân chủ. Nhu cầu vay vốn, phê duyệt vay vốn phải phù hợp với khả năng quản lý vốn vay của hộ dân, tránh trường hợp vay vốn với hạn mức cao để cho vay lại các hộ khác để thu chênh lệch lãi suất hoặc vay ké.

+ Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của tổ viên một cách minh bạch, không e dè, nể nang, vì các Tổ trưởng tổ TK&VV với tổ viên là người cùng ấp nên sẽ có sự quen biết và e dè trong kiểm tra vốn vay. Nếu phát hiện tổ viên sử dụng vốn sai mục đích thì tiến hành lập biên bản và đề nghị thu hồi vốn vay.

+ Đối với các Hội đoàn thể hoạt động kém: có thể chuyển dư nợ cho Hội đoàn thể khác quản lý, các tổ Trưởng tổ TK&VV hoạt động không nhiệt tình thì có thể thay đổi Tổ trưởng để công việc được hoàn thành tốt hơn.

+ Tổ chức các phong trào thi đua ngắn hạn vào các dịp lễ lớn trong năm, tạo không khí thi đua, nhằm phát huy sự năng động, sáng tạo của Tổ trưởng. Khen thưởng các Tổ TK&VV hoạt động tốt, có thể trích từ nguồn quỹ khen thưởng của PGD.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của hộ vay và tạo điều kiện cho hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả:

+ Phát tờ rơi về “Một số điều cần lưu ý khi vay vốn NHCSXH” đến từng hộ vay. Để hộ vay nhận thức rõ trách nhiệm hoàn trả vốn vay; như đã nói trên, hộ vay phải nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc ngay từ khi viết Giấy đề

86

nghị vay vốn. Cần hiểu rõ đây là chính sách tín dụng ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, không phải Chính phủ cho không.

+ Việc hỗ trợ vốn cho hộ nghèo để phát triển sản xuất chỉ là giải pháp mang tính trước mắt, cần giúp đỡ các hộ vay sử dụng vốn hiệu quả; thực tế ở nhiều địa phương cho thấy nhiều hộ vay (đặc biệt là các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) là thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, vì vậy, sau khi nhận được tiền vay, hộ vay thường sẽ chi tiêu cho nhiều mục đích khác nhau, chỉ một phần phục vụ cho sản xuất, chính vì vậy mà đến hạn, hộ nghèo thường phải vay đáo hạn lại hoặc không có khả năng trả nợ đúng hạn. Vì vậy PGD cần kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác với các Trung tâm/trạm khuyến nông khuyến lâm, khuyến ngư để tập huấn thường xuyên cho hộ vay, giới thiệu mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao cho hộ nghèo lựa chọn mô hình phù hợp với hộ nghèo, đồng thời cần hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo để đạt được kết quả như mong muốn, đây cũng là nơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chia sẻ những khó khăn của hộ vay để cùng nhau thoát nghèo bền vững. Mặc khác cần có những buổi tập huấn cho hộ nghèo biết cách sử dụng vốn, quản lý tài chính hộ gia đình. Có như vậy, hộ nghèo mới trả nợ đúng hạn cho PGD, từ đó sẽ giảm được nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng của PGD.

87

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển từng ngày của NHCSXH chi nhánh Hậu Giang, PGD huyện Long Mỹ cũng ngày càng phát triển và từng bước tự khẳng định tầm quan trọng đối với nền kinh tế địa phương. Phòng giao dịch ngày càng tạo được lòng tin và uy tín của mình đến với từng hộ gia đình, góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn như: thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nguồn vốn Trung ương chuyển về tuy có tăng nhưng còn thấp so với nhu cầu vốn của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách và còn nhiều khó khăn trong hoạt động nhưng PGD đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan.

Về tình hình hoạt động của PGD: Chi phí hoạt động của PGD có tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng được kiềm chế ở mức thấp và ổn định, trong khi đó thu nhập của PGD luôn tăng nhanh nên chênh lệch thu chi là dương và ngày càng lớn. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm đều đạt trên 13%. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng giảm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Chất lượng dư nợ ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn qua ba năm 2011 - 2013 luôn giảm nhanh. Trong năm 6 tháng đầu năm 2014, tỷ nợ quá hạn trên dư nợ được kiềm chế dưới mức 2%. Có được kết quả như vậy, là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ PGD, BĐD HĐQT, các hội đoàn thể và các tổ Trưởng tổ TK&VV đã kịp thời bám sát hộ vay, thực hiện các chỉ đạo từ cấp trên nên tình hình hoạt động của PGD ngày càng tốt và nhận được lòng tin từ người dân huyện Long Mỹ. Bên cạnh còn nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế của huyện luôn ở mức cao, các dự án của hộ vay sinh lời tốt nên đã trả nợ tốt cho PGD.

Về tác động đối với nền kinh tế huyện: Thông qua những chương trình tín dụng ưu đãi của PGD, hộ nghèo và đối tượng chính sách đã dần làm quen với tín dụng ngân hàng, có ý thức vươn lên thoát nghèo và hạn chế người nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh phải vay tín dụng nặng lãi. Với sự giúp đỡ của NHCSXH chi nhánh tỉnh Hậu Giang PGD huyện Long Mỹ, năm 2012 đã giúp 2.986 hộ vay thoát nghèo, 2013 là 2.223 hộ, 6 tháng đầu năm 2014 là 929 hộ. Từ đó cho thấy sự đi vào hoạt động của PGD là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình kinh tế của huyện Long

88

Mỹ, góp phần cùng chính quyền địa phương xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với NHCSXH chi nhánh tỉnh Hậu Giang

Đề nghị Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang tham mưu kịp thời cấp trên để có kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho vay ngay từ đầu năm, sớm giao các chỉ tiêu thu lãi, thu tiết kiệm để PGD chủ động thực hiện sớm để hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao.

Đối với chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường, hạn mức cho vay mỗi công trình chỉ 6 triệu đồng/ công trình, hạn mức này hiện tại là thấp, chưa đủ để hoàn thiện một công trình nước sạch hoặc vệ sinh môi trường nên cần nâng hạn mức cho chương trình này.

Theo quy chế mới, Ban quản lý tổ hoạt động 2 người, Tổ trưởng và Tổ phó, tuy nhiên, tỷ lệ hoa hồng cho Ban quản lý tổ còn thấp, chưa đủ kinh phí để 2 người hoạt động, vì vậy hoạt động của các tổ trưởng còn hạn chế, nhiều người chưa mặn mà với công việc này. Đề nghị NHCSXH tỉnh kiến nghị Trung ương tăng tỷ lệ hoa hồng cho tổ.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng

Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình kiểm tra, đảm bảo chất lượng của đợt kiểm tra.

Chỉ đạo Chính quyền địa phương quan tâm đến việc khảo sát nhu cầu vốn vay hàng năm, tạo điều kiện cho phòng giao dịch lập kế hoạch tín dụng chính xác, kịp thời.

Chỉ đạo Chính quyền địa phương, hội đoàn thể điều tra, khảo sát số hộ nghèo thực tế hiện đang vay vốn của NHCSXH, số hộ nghèo chưa được vay vốn và phân tích rõ nguyên nhân chưa được vay để từ đó, ngân hàng có hướng hỗ trợ cho những hộ nghèo đủ điều kiện theo quy định.

Chỉ đạo UBND cấp xã thường xuyên rà soát, chủ động điều chỉnh, bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thông báo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5889/VPCP-KTTH ngày 27/08/2011 của văn phòng Chính phủ về việc kết quả công tác thanh tra cho vay hỗ trợ lãi suất tại NHCSXH.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh, 2013. Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.

2. Hà Thị Ngọc Phượng, 2011. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Chính Sách Xã Hội chi nhánh thành phố Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

3. Huỳnh Hùng Khuyên, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Chi nhánh tỉnh Cà Mau Phòng giao dịch huyện Tân Phú. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

4. Lương Trần Diễm Phúc, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng Chính Sách Xã Hội chi nhánh huyện Thới Lai – TP Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

5. Ngọc Nữ, 2013. Hội nghị Tổng kết năm 2013 và giao chỉ tiêu

KTXH, dự toán ngân sách năm 2014.

<http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=1778&ItemID= 21386&mid=3243&pageindex=&siteid=46>. [Ngày truy cập: ngày 2 tháng 11 năm 2014].

6. Ngọc Nữ, 2014. Tỉnh kiểm tra Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014.<http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=1778&Ite mID=24135&mid=3243&pageindex=&siteid=46>. [Ngày truy cập: ngày 2 tháng 11 năm 2014]

7. Nguyên Hà, 2011. Tỉnh kiểm tra tình hình Kinh tế - Xã hội huyện

Long Mỹ.

<http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=1778&ItemID= 7702&mid=3243&pageindex=&siteid=46>. [Ngày truy cập: ngày 2 tháng 11 năm 2014].

8. Nguyễn Kim Trân, 2010. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Bình Minh. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

9. Nguyễn Văn Bền, 2013. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Thoại Sơn Chi nhánh tỉnh An Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

90

10. Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011của Chủ tịch HĐQT NHCSXH ban hành quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội.

11. Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng chính sách xã hội.

12. Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

13. Thái Đào, 2013. Long Mỹ vững tin trong năm mới. <http://www.kinhtenongthon.com.vn/Long-My-vung-tin-trong-nam-moi-5- 34964.html>. [Ngày truy cập: ngày 2 tháng 11 năm 2014].

14. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

15. Trần Ái Kết, 2009. Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ. Cần Thơ:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hậu giang phòng giao dịch huyện long mỹ (Trang 95)